Những ngày này, ở Phình Hồ (Trạm Tấu), trời có nắng. Tranh thủ thời tiết ấm áp, đồng bào ra đồng làm đất, ủ mạ chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2015. Tất cả tạo nên một bầu không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi mà không phải địa phương nào cũng làm được.
Ăn chung một tết, đồng bào Mông vẫn giữ nguyên các nét đẹp văn hóa truyền thống.
Ông Sùng Nủ Ninh - Trưởng dòng họ Sùng ở
thôn Chí Lư phấn khởi cho biết: "Thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện
về vận động đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán, lúc đầu các
hộ trong dòng họ không thích lắm đâu. Nhưng khi được cán bộ đến từng nhà vận
động, chỉ ra được cái hay, cái tốt nên bây giờ, 100% số hộ trong dòng họ Sùng
đã ăn chung một tết rồi".
Tôi hỏi ông, việc ăn chung một tết có làm
mất đi phong tục, tập quán của người Mông không, ông Ninh nói: "Không đâu,
chỉ lùi lại thời gian thôi, mọi tập quán vẫn được giữ nguyên". "Vậy
ăn chung một tết có tốn kém không?", tôi hỏi. "Ồ không! So với trước
đây, đồng bào ăn tết kéo dài cả tháng thì bây giờ ít ngày hơn, học sinh không
phải nghỉ học lâu ngày nữa, đồng bào mình có thời gian làm đồng, không để ruộng
bỏ hoang nữa", ông chia sẻ.
Chỉ cách đây mấy năm về trước, vào dịp này,
không chỉ người dân ở Phình Hồ mà đồng bào trong toàn huyện Trạm Tấu xúng xính
váy áo mới chơi xuân. Còn hiện tại, họ tạm gác chiếc khèn, sáo Mông truyền
thống. Người cầm cuốc ra đồng, lấy nước vào ruộng. Người lên rừng phát cỏ, chăm
sóc chè Shan. Nói là vậy chứ để có được tư tưởng thống nhất như vậy đâu phải dễ.
Đồng chí Sùng A Đơ - Bí thư Đảng ủy xã
Phình Hồ cho biết: "Hiện toàn xã có 253 hộ với 1.265 khẩu, trong đó đồng
bào Mông chiếm tới 98%. Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, khi mới
thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Yên Bái về vận động đồng bào Mông ăn chung một
tết vào dịp tết Nguyên đán, người dân cũng bàn tán xôn xao lắm. Có người bảo,
ăn chung một tết sẽ mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc. Nhưng cán bộ đến
vận động, phân tích, bà con thấy hợp với cái bụng nên đã nghe và làm theo ngay.
Năm nay, cán bộ không phải đến từng thôn, bản để vận động nữa, tất cả đồng bào
đều đã tự giác ăn chung một tết rồi".
Còn Bí thư Chi bộ thôn Phình Hồ, ông Giàng
A Tu tự hào khoe: "Bây giờ, cán bộ không phải đến vận động, kiểm tra nữa
đâu, đồng bào mình có ý thức rồi. Không những tự giác ăn chung một tết mà người
dân đã biết làm theo Bác dạy, không ỷ lại, không trông chờ vào Nhà nước, từng
bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững".
Nói xong, ông Tu lấy ngay hộ ông Giàng Dua Ký làm ví dụ.
Trước đây, hộ ông Ký cũng khó khăn, nghèo
đói, cuộc sống trông chờ vào mấy sào lúa nương. Khi được cán bộ hướng dẫn
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với các nguồn vốn vay
ưu đãi của Nhà nước, ông Ký đã chuyển đổi lúa nương sang trồng ngô theo đúng
thời vụ, kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê... Đến nay, gia đình ông trở thành
hộ giàu của xã. Nói về việc ăn chung một tết, ông Ký khẳng định: "Đây là chủ
trương đúng đắn của tỉnh, không những tiết kiệm về thời gian mà còn tiết kiệm
về tiền của. Nhờ ăn chung một tết mà nhiều hộ từng bước thoát nghèo".
Tuy vẫn là một xã nghèo của huyện Trạm Tấu,
tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng thời gian qua, được sự đầu tư khá đồng bộ của Nhà nước
về hệ thống điện, đường, trường trạm, bộ mặt nông thôn ở Phình Hồ từng bước đã
đổi thay. Vui hơn, đến nay, nhân dân trong xã đã cày được trên 85% diện tích đất
chuẩn bị cho vụ đông xuân 2015. Thật phấn khởi là cán bộ không phải đi "gõ
từng nhà, đến từng bản" mà tết này, đồng bào Mông ở Phình Hồ tiếp tục ăn
chung một tết Nguyên đán.
4481 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Những ngày này, ở Phình Hồ (Trạm Tấu), trời có nắng. Tranh thủ thời tiết ấm áp, đồng bào ra đồng làm đất, ủ mạ chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân 2015. Tất cả tạo nên một bầu không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi mà không phải địa phương nào cũng làm được.
Ông Sùng Nủ Ninh - Trưởng dòng họ Sùng ở
thôn Chí Lư phấn khởi cho biết: "Thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện
về vận động đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán, lúc đầu các
hộ trong dòng họ không thích lắm đâu. Nhưng khi được cán bộ đến từng nhà vận
động, chỉ ra được cái hay, cái tốt nên bây giờ, 100% số hộ trong dòng họ Sùng
đã ăn chung một tết rồi".
Tôi hỏi ông, việc ăn chung một tết có làm
mất đi phong tục, tập quán của người Mông không, ông Ninh nói: "Không đâu,
chỉ lùi lại thời gian thôi, mọi tập quán vẫn được giữ nguyên". "Vậy
ăn chung một tết có tốn kém không?", tôi hỏi. "Ồ không! So với trước
đây, đồng bào ăn tết kéo dài cả tháng thì bây giờ ít ngày hơn, học sinh không
phải nghỉ học lâu ngày nữa, đồng bào mình có thời gian làm đồng, không để ruộng
bỏ hoang nữa", ông chia sẻ.
Chỉ cách đây mấy năm về trước, vào dịp này,
không chỉ người dân ở Phình Hồ mà đồng bào trong toàn huyện Trạm Tấu xúng xính
váy áo mới chơi xuân. Còn hiện tại, họ tạm gác chiếc khèn, sáo Mông truyền
thống. Người cầm cuốc ra đồng, lấy nước vào ruộng. Người lên rừng phát cỏ, chăm
sóc chè Shan. Nói là vậy chứ để có được tư tưởng thống nhất như vậy đâu phải dễ.
Đồng chí Sùng A Đơ - Bí thư Đảng ủy xã
Phình Hồ cho biết: "Hiện toàn xã có 253 hộ với 1.265 khẩu, trong đó đồng
bào Mông chiếm tới 98%. Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, khi mới
thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Yên Bái về vận động đồng bào Mông ăn chung một
tết vào dịp tết Nguyên đán, người dân cũng bàn tán xôn xao lắm. Có người bảo,
ăn chung một tết sẽ mất đi nét đẹp truyền thống của dân tộc. Nhưng cán bộ đến
vận động, phân tích, bà con thấy hợp với cái bụng nên đã nghe và làm theo ngay.
Năm nay, cán bộ không phải đến từng thôn, bản để vận động nữa, tất cả đồng bào
đều đã tự giác ăn chung một tết rồi".
Còn Bí thư Chi bộ thôn Phình Hồ, ông Giàng
A Tu tự hào khoe: "Bây giờ, cán bộ không phải đến vận động, kiểm tra nữa
đâu, đồng bào mình có ý thức rồi. Không những tự giác ăn chung một tết mà người
dân đã biết làm theo Bác dạy, không ỷ lại, không trông chờ vào Nhà nước, từng
bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững".
Nói xong, ông Tu lấy ngay hộ ông Giàng Dua Ký làm ví dụ.
Trước đây, hộ ông Ký cũng khó khăn, nghèo
đói, cuộc sống trông chờ vào mấy sào lúa nương. Khi được cán bộ hướng dẫn
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với các nguồn vốn vay
ưu đãi của Nhà nước, ông Ký đã chuyển đổi lúa nương sang trồng ngô theo đúng
thời vụ, kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê... Đến nay, gia đình ông trở thành
hộ giàu của xã. Nói về việc ăn chung một tết, ông Ký khẳng định: "Đây là chủ
trương đúng đắn của tỉnh, không những tiết kiệm về thời gian mà còn tiết kiệm
về tiền của. Nhờ ăn chung một tết mà nhiều hộ từng bước thoát nghèo".
Tuy vẫn là một xã nghèo của huyện Trạm Tấu,
tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng thời gian qua, được sự đầu tư khá đồng bộ của Nhà nước
về hệ thống điện, đường, trường trạm, bộ mặt nông thôn ở Phình Hồ từng bước đã
đổi thay. Vui hơn, đến nay, nhân dân trong xã đã cày được trên 85% diện tích đất
chuẩn bị cho vụ đông xuân 2015. Thật phấn khởi là cán bộ không phải đi "gõ
từng nhà, đến từng bản" mà tết này, đồng bào Mông ở Phình Hồ tiếp tục ăn
chung một tết Nguyên đán.