Trong những năm qua, Yên Bái cũng như các địa phương khác trong cả nước đã làm khá tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Những cánh rừng xơ xác thủa nào nay đã hồi sinh trở lại. Người dân đã biết trồng và tu bổ rừng, nâng độ tàn che rừng lên 61,5%. Tuy nhiên, do diện tích rừng rộng lớn, phân bố không đồng đều dẫn đến diễn biến và chất lượng rừng không được cập nhật đầy đủ, chính xác.
Lực lượng kiểm lâm thị xã Nghĩa Lộ tuần tra bảo vệ rừng
Để có cơ sở quy hoạch và phát triển rừng
hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 594/QĐ-TTg về phê duyệt Dự án
Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016.
Mục tiêu của Dự án là xác định và nắm bắt
toàn diện được diện tích rừng, trữ lượng rừng và diện tích đất chưa có rừng
được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gắn với chủ quản lý cụ thể. Thông qua
công tác điều tra, kiểm kê, thiết lập được hồ sơ quản lý rừng, xây dựng cơ sở
dữ liệu rừng và đất chưa có rừng. Thành quả của Dự án là cơ sở để thực hiện, theo
dõi diễn biến rừng, đất rừng hàng năm và việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng tốt hơn.
Đồng thời, đó cũng là căn cứ để thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của
Chính phủ. Phạm vi điều tra, kiểm kê rừng, đất chưa có rừng được tiến hành trên
phạm vi toàn quốc, gồm toàn bộ diện tích rừng, chủ rừng. Thực hiện Dự án Tổng điều
tra, kiểm kê rừng, Yên Bái đã tiến hành các bước theo quy trình. Tỉnh đã thành
lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm các ngành liên quan và đồng chí Phó chủ tịch UBND
tỉnh Hoàng Xuân Nguyên làm Trưởng ban Chỉ đạo.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Dự án Điều tra, kiểm kê rừng tỉnh giai đoạn 2014 - 2015.
Yên Bái sẽ điều tra, kiểm kê toàn bộ 481.770ha rừng và đất lâm nghiệp nằm trong
quy hoạch 3 loại rừng hiện có, tổng kinh phí thực hiện trên 21 tỷ đồng.
Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch
UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Yên Bái cho biết:
“Thông qua việc điều tra, kiểm kê rừng để nắm rõ hơn nguồn tài nguyên rừng và
cũng là cơ sở khoa học để tỉnh có quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn hiệu quả, bền vững. Từ ý nghĩa đó, để công tác điều tra, kiểm kê rừng
chính xác, hiệu quả cao, đúng tiến độ, từ tỉnh đến cơ sở phải thành lập ban chỉ
đạo, tổ công tác kiểm kê rừng đồng thời tuyên truyền, vận động tới tất cả các
chủ rừng, người dân và các tổ chức chính trị cùng vào cuộc, tạo điều kiện đóng
góp công sức để thực hiện Dự án mới đạt tiến độ”.
Rõ ràng, công tác điều tra, kiểm kê rừng
đợt này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Do đó, các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ
với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để có những đề cương tuyên truyền, vận
động phù hợp với thực tiễn. Tỉnh cũng cần thành lập các tổ công tác kiểm kê
rừng gồm những người có kinh nghiệm, am hiểu về lâm nghiệp để cùng các địa phương
tuyên truyền, tập huấn cho các chủ rừng, hộ gia đình về công tác và phương án
kiểm kê rừng. Các huyện tiến hành rà soát, thành lập ban chỉ đạo; các xã cung
cấp số liệu, bản đồ liên quan, thực hiện rà soát, thống kê, phân loại và xác
định diện tích rừng đã giao, cho thuê và các đối tượng nhận rừng qua các thời
kỳ. Ngành kiểm lâm cũng cần có những báo cáo, đánh giá trung thực, khách quan
và nắm bắt tốt diễn biến, biến động về rừng trên địa bàn.
Thời gian thực hiện điều tra tại các địa
phương trong toàn tỉnh được bắt đầu từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015 và phấn
đấu đến tháng 10/2015 tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả và tập huấn sử dụng
cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng cho kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã.
Dự án hoàn thành sẽ là một bước tiến mới
của ngành lâm nghiệp trong quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về rừng
và đất rừng trên toàn quốc, góp phần vào việc thực hiện “Chiến lược Phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, do đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực và
vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các chủ rừng và người dân.
4632 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Trong những năm qua, Yên Bái cũng như các địa phương khác trong cả nước đã làm khá tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Những cánh rừng xơ xác thủa nào nay đã hồi sinh trở lại. Người dân đã biết trồng và tu bổ rừng, nâng độ tàn che rừng lên 61,5%. Tuy nhiên, do diện tích rừng rộng lớn, phân bố không đồng đều dẫn đến diễn biến và chất lượng rừng không được cập nhật đầy đủ, chính xác.
Để có cơ sở quy hoạch và phát triển rừng
hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 594/QĐ-TTg về phê duyệt Dự án
Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016.
Mục tiêu của Dự án là xác định và nắm bắt
toàn diện được diện tích rừng, trữ lượng rừng và diện tích đất chưa có rừng
được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gắn với chủ quản lý cụ thể. Thông qua
công tác điều tra, kiểm kê, thiết lập được hồ sơ quản lý rừng, xây dựng cơ sở
dữ liệu rừng và đất chưa có rừng. Thành quả của Dự án là cơ sở để thực hiện, theo
dõi diễn biến rừng, đất rừng hàng năm và việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng tốt hơn.
Đồng thời, đó cũng là căn cứ để thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của
Chính phủ. Phạm vi điều tra, kiểm kê rừng, đất chưa có rừng được tiến hành trên
phạm vi toàn quốc, gồm toàn bộ diện tích rừng, chủ rừng. Thực hiện Dự án Tổng điều
tra, kiểm kê rừng, Yên Bái đã tiến hành các bước theo quy trình. Tỉnh đã thành
lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm các ngành liên quan và đồng chí Phó chủ tịch UBND
tỉnh Hoàng Xuân Nguyên làm Trưởng ban Chỉ đạo.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Dự án Điều tra, kiểm kê rừng tỉnh giai đoạn 2014 - 2015.
Yên Bái sẽ điều tra, kiểm kê toàn bộ 481.770ha rừng và đất lâm nghiệp nằm trong
quy hoạch 3 loại rừng hiện có, tổng kinh phí thực hiện trên 21 tỷ đồng.
Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch
UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo điều tra, kiểm kê rừng tỉnh Yên Bái cho biết:
“Thông qua việc điều tra, kiểm kê rừng để nắm rõ hơn nguồn tài nguyên rừng và
cũng là cơ sở khoa học để tỉnh có quy hoạch, định hướng phát triển lâm nghiệp
trên địa bàn hiệu quả, bền vững. Từ ý nghĩa đó, để công tác điều tra, kiểm kê rừng
chính xác, hiệu quả cao, đúng tiến độ, từ tỉnh đến cơ sở phải thành lập ban chỉ
đạo, tổ công tác kiểm kê rừng đồng thời tuyên truyền, vận động tới tất cả các
chủ rừng, người dân và các tổ chức chính trị cùng vào cuộc, tạo điều kiện đóng
góp công sức để thực hiện Dự án mới đạt tiến độ”.
Rõ ràng, công tác điều tra, kiểm kê rừng
đợt này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Do đó, các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ
với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam để có những đề cương tuyên truyền, vận
động phù hợp với thực tiễn. Tỉnh cũng cần thành lập các tổ công tác kiểm kê
rừng gồm những người có kinh nghiệm, am hiểu về lâm nghiệp để cùng các địa phương
tuyên truyền, tập huấn cho các chủ rừng, hộ gia đình về công tác và phương án
kiểm kê rừng. Các huyện tiến hành rà soát, thành lập ban chỉ đạo; các xã cung
cấp số liệu, bản đồ liên quan, thực hiện rà soát, thống kê, phân loại và xác
định diện tích rừng đã giao, cho thuê và các đối tượng nhận rừng qua các thời
kỳ. Ngành kiểm lâm cũng cần có những báo cáo, đánh giá trung thực, khách quan
và nắm bắt tốt diễn biến, biến động về rừng trên địa bàn.
Thời gian thực hiện điều tra tại các địa
phương trong toàn tỉnh được bắt đầu từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015 và phấn
đấu đến tháng 10/2015 tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả và tập huấn sử dụng
cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng cho kiểm lâm địa bàn phụ trách các xã.
Dự án hoàn thành sẽ là một bước tiến mới
của ngành lâm nghiệp trong quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về rừng
và đất rừng trên toàn quốc, góp phần vào việc thực hiện “Chiến lược Phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”, do đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực và
vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, các chủ rừng và người dân.