Năm 2014, Yên Bái đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc biệt là trên mặt trận xóa đói giảm nghèo. Góp sức vào thành công ấy có những đóng góp của ngành ngân hàng chủ động nguồn vốn, tích cực cho vay mà nền kinh tế đã có động lực để phát triển.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân
hàng Trung ương về thực hiện các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trong những năm qua, các chi nhánh
Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai và thực hiện có hiệu quả 10 chương
trình tín dụng chính sách giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trong từng thời
kỳ. Đến ngày 31/10/2014, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại
các chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 1.691 tỷ đồng, tăng gấp 1,76 lần
so với thực hiện năm 2009.
Trong đó, tín dụng đối với hộ nghèo đã có
42.341 lượt hộ nghèo vay với tổng doanh số cho vay 821 tỷ đồng; dư nợ cho vay
đối với hộ nghèo đến 31/10/2014 đạt 797 tỷ 504 triệu đồng, tăng gấp 1,75 lần so
với năm 2009, tăng 11,1% so với 31/12/2013. Số hộ nghèo còn dư nợ vay Ngân hàng
Chính sách Xã hội là 43.580 hộ (bình quân mỗi hộ dư nợ 18,3 triệu đồng. Tín
dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (theo Quyết định số
31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ): có 15.042 lượt hộ vay
với tổng doanh số cho vay 401 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/10/2014
là 335 tỷ 450 triệu đồng, tăng gấp 1,44 lần so với thực hiện năm 2009; số hiện
còn dư nợ vay là 13.682 hộ, bình quân mỗi hộ còn dư nợ 25 triệu đồng. Qua đánh
giá cho thấy, đồng vốn tín dụng được đồng bào sử dụng đúng mục đích và phát huy
hiệu quả. Nhiều tấm gương điển hình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo xuất
phát từ một vài chục triệu đồng tiền vốn chính sách đã xuất hiện.
Ông Trần Văn Mộc – Bí thư Huyện ủy Văn Chấn
nhận xét: “Vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã góp sức đào tạo nghề cho lao
động, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nhờ đồng vốn chính sách mà nhiều
con em nhân dân trong huyện không thất học, có em vay vốn đi học đại học giờ đã
trở thành cán bộ huyện, cán bộ xã. Đó thực sự là những minh chứng rõ nét nhất
về vai trò của tín dụng chính sách”.
Cũng giống như nhiều huyện thị khác, Văn
Chấn là huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn khá
lớn nên cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đã rất quan tâm
đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội và tín dụng đối với học sinh,
sinh viên nói riêng. Nhờ vậy, lĩnh vực tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã
thu được nhiều kết quả. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã có 15.551 lượt học
sinh, sinh viên vay vốn với tổng doanh số cho vay 167 tỷ đồng, dư nợ cho vay
đối với học sinh, sinh viên đến thời điểm 31/10/2014 là 154 tỷ 384 triệu đồng.
Lĩnh vực tín dụng đối với giải quyết việc
làm (theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
đã có 3.531 lượt khách hàng vay vốn/5.749 lượt lao động được giải quyết việc
làm, tổng doanh số cho vay 105 tỷ đồng. Hiện 2.955 khách hàng còn dư nợ vay vốn
giải quyết việc làm, số dư nợ là 69 tỷ 059 triệu đồng, tăng 43,75% so với thời
điểm 31/12/2009. Hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm
nhà ở thể hiện tính nhân văn cao đẹp của chế độ xã hội.
Nhờ đồng vốn của Chính phủ, sự đùm bọc giúp
đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư đã có 4.984 hộ dân tại các thôn quê có ngôi
nhà mới “trên cứng, dưới bền”, ổn định cuộc sống. Không những vậy, thông qua
Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đã có 18.467 lượt hộ vay với
tổng doanh số cho vay 155 tỷ đồng để xây dựng 15.575 công trình nước sạch và
14.901 công trình vệ sinh nông thôn. Đến thời điểm 31/10/2014 còn 17.669 hộ còn
dư nợ vay, số dư nợ là 144 tỷ 202 triệu đồng (bình quân mỗi hộ 8,7 triệu đồng...
Ông Bùi Trung Thu – Giám đốc Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Yên Bái cho biết: “Đồng vốn chính sách đã phát huy vai trò quan
trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng
nông thôn mới. Tuy nhiên, để đồng vốn phát huy hiệu quả hơn nữa thì việc kết
hợp các chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm cần
được triển khai đồng bộ; công tác rà soát danh sách hộ nghèo ở một số địa
phương (cấp xã) phải được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, cần tuyên truyền để đồng
bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đổi mới
nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo...”.
4535 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2014, Yên Bái đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc biệt là trên mặt trận xóa đói giảm nghèo. Góp sức vào thành công ấy có những đóng góp của ngành ngân hàng chủ động nguồn vốn, tích cực cho vay mà nền kinh tế đã có động lực để phát triển.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân
hàng Trung ương về thực hiện các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trong những năm qua, các chi nhánh
Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai và thực hiện có hiệu quả 10 chương
trình tín dụng chính sách giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trong từng thời
kỳ. Đến ngày 31/10/2014, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại
các chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 1.691 tỷ đồng, tăng gấp 1,76 lần
so với thực hiện năm 2009.
Trong đó, tín dụng đối với hộ nghèo đã có
42.341 lượt hộ nghèo vay với tổng doanh số cho vay 821 tỷ đồng; dư nợ cho vay
đối với hộ nghèo đến 31/10/2014 đạt 797 tỷ 504 triệu đồng, tăng gấp 1,75 lần so
với năm 2009, tăng 11,1% so với 31/12/2013. Số hộ nghèo còn dư nợ vay Ngân hàng
Chính sách Xã hội là 43.580 hộ (bình quân mỗi hộ dư nợ 18,3 triệu đồng. Tín
dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (theo Quyết định số
31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ): có 15.042 lượt hộ vay
với tổng doanh số cho vay 401 tỷ đồng, dư nợ cho vay đến thời điểm 31/10/2014
là 335 tỷ 450 triệu đồng, tăng gấp 1,44 lần so với thực hiện năm 2009; số hiện
còn dư nợ vay là 13.682 hộ, bình quân mỗi hộ còn dư nợ 25 triệu đồng. Qua đánh
giá cho thấy, đồng vốn tín dụng được đồng bào sử dụng đúng mục đích và phát huy
hiệu quả. Nhiều tấm gương điển hình trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo xuất
phát từ một vài chục triệu đồng tiền vốn chính sách đã xuất hiện.
Ông Trần Văn Mộc – Bí thư Huyện ủy Văn Chấn
nhận xét: “Vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã góp sức đào tạo nghề cho lao
động, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nhờ đồng vốn chính sách mà nhiều
con em nhân dân trong huyện không thất học, có em vay vốn đi học đại học giờ đã
trở thành cán bộ huyện, cán bộ xã. Đó thực sự là những minh chứng rõ nét nhất
về vai trò của tín dụng chính sách”.
Cũng giống như nhiều huyện thị khác, Văn
Chấn là huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn khá
lớn nên cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đã rất quan tâm
đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội và tín dụng đối với học sinh,
sinh viên nói riêng. Nhờ vậy, lĩnh vực tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã
thu được nhiều kết quả. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã có 15.551 lượt học
sinh, sinh viên vay vốn với tổng doanh số cho vay 167 tỷ đồng, dư nợ cho vay
đối với học sinh, sinh viên đến thời điểm 31/10/2014 là 154 tỷ 384 triệu đồng.
Lĩnh vực tín dụng đối với giải quyết việc
làm (theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
đã có 3.531 lượt khách hàng vay vốn/5.749 lượt lao động được giải quyết việc
làm, tổng doanh số cho vay 105 tỷ đồng. Hiện 2.955 khách hàng còn dư nợ vay vốn
giải quyết việc làm, số dư nợ là 69 tỷ 059 triệu đồng, tăng 43,75% so với thời
điểm 31/12/2009. Hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm
nhà ở thể hiện tính nhân văn cao đẹp của chế độ xã hội.
Nhờ đồng vốn của Chính phủ, sự đùm bọc giúp
đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư đã có 4.984 hộ dân tại các thôn quê có ngôi
nhà mới “trên cứng, dưới bền”, ổn định cuộc sống. Không những vậy, thông qua
Chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đã có 18.467 lượt hộ vay với
tổng doanh số cho vay 155 tỷ đồng để xây dựng 15.575 công trình nước sạch và
14.901 công trình vệ sinh nông thôn. Đến thời điểm 31/10/2014 còn 17.669 hộ còn
dư nợ vay, số dư nợ là 144 tỷ 202 triệu đồng (bình quân mỗi hộ 8,7 triệu đồng...
Ông Bùi Trung Thu – Giám đốc Ngân hàng Nhà
nước Chi nhánh Yên Bái cho biết: “Đồng vốn chính sách đã phát huy vai trò quan
trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng
nông thôn mới. Tuy nhiên, để đồng vốn phát huy hiệu quả hơn nữa thì việc kết
hợp các chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm cần
được triển khai đồng bộ; công tác rà soát danh sách hộ nghèo ở một số địa
phương (cấp xã) phải được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, cần tuyên truyền để đồng
bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đổi mới
nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo...”.