CTTĐT - Trong những năm gần đây, lĩnh vực dạy nghề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội, Đảng và Nhà nước tạo nhiều điều kiện phát triển đáp ứng nhu cầu nhân lực. Tỉnh Yên Bái trong năm 2014 công tác tuyển sinh đào tạo nghề được nâng cao chất lượng, hiệu quả đạt vượt mức kế hoạch đề ra.
Giờ học thực hành điện của các sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 24 cơ sở dạy nghề, trong đó có 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 07 trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên, 13 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.
Đầu năm 2014, tỉnh Yên Bái đã tiến hành sáp nhập các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện thành trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên tại 7 huyện, thành phố (thành phố Yên Bái, các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề mới cho các cơ sở dạy nghề trên.
Năm 2014, toàn tỉnh Yên Bái đã tuyển mới đào tạo nghề cho tổng số 14.483/ 13.920 người, đạt 104% so với kế hoạch tỉnh đề ra, trong đó: Cao đẳng nghề: 879 người; Trung cấp nghề: 1.477 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 12.127 người (riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 là 6.726 người; đào tạo nghề cho lao động khác là 5.401 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,66%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 27,8%.
Đến nay, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt 130 người (giáo viên cơ hữu: 67 người, giáo viên thỉnh giảng: 63 người là lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, thợ lành nghề đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề). Tuy nhiên, hiện tại tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều chưa bố trí đủ giáo viên cơ hữu. 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp xã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn là: 182 người. Đầu năm 2014, Yên Bái đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Đề án 1956 đã thực hiện mở 02 lớp bồi dưỡng, với tổng số 166 người đạt 59,3% (chỉ tiêu tỉnh giao 280 người), trong đó: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy xã: 01 lớp, 66 người. Bồi dưỡng chuyên ngành Văn hóa xã hội cho công chức cấp xã: 01 lớp, 100 người.
Đến cuối năm 2014, đào tạo, bồi dưỡng cho 280 cán bộ, công chức xã, kinh phí 725 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, trong năm qua, tỉnh Yên Bái đã đầu tư và triển khai thực hiện với kết quả đáng trân trọng, đạt trên 100% kế hoạch đề ra trong năm.
3712 lượt xem
Thu Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm gần đây, lĩnh vực dạy nghề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội, Đảng và Nhà nước tạo nhiều điều kiện phát triển đáp ứng nhu cầu nhân lực. Tỉnh Yên Bái trong năm 2014 công tác tuyển sinh đào tạo nghề được nâng cao chất lượng, hiệu quả đạt vượt mức kế hoạch đề ra.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 24 cơ sở dạy nghề, trong đó có 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 07 trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên, 13 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.
Đầu năm 2014, tỉnh Yên Bái đã tiến hành sáp nhập các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện thành trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên tại 7 huyện, thành phố (thành phố Yên Bái, các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề mới cho các cơ sở dạy nghề trên.
Năm 2014, toàn tỉnh Yên Bái đã tuyển mới đào tạo nghề cho tổng số 14.483/ 13.920 người, đạt 104% so với kế hoạch tỉnh đề ra, trong đó: Cao đẳng nghề: 879 người; Trung cấp nghề: 1.477 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 12.127 người (riêng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 là 6.726 người; đào tạo nghề cho lao động khác là 5.401 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42,66%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 27,8%.
Đến nay, tổng số giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt 130 người (giáo viên cơ hữu: 67 người, giáo viên thỉnh giảng: 63 người là lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, thợ lành nghề đủ tiêu chuẩn tham gia dạy nghề). Tuy nhiên, hiện tại tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều chưa bố trí đủ giáo viên cơ hữu. 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Số cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp xã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho lao động nông thôn là: 182 người. Đầu năm 2014, Yên Bái đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Đề án 1956 đã thực hiện mở 02 lớp bồi dưỡng, với tổng số 166 người đạt 59,3% (chỉ tiêu tỉnh giao 280 người), trong đó: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy xã: 01 lớp, 66 người. Bồi dưỡng chuyên ngành Văn hóa xã hội cho công chức cấp xã: 01 lớp, 100 người.
Đến cuối năm 2014, đào tạo, bồi dưỡng cho 280 cán bộ, công chức xã, kinh phí 725 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, trong năm qua, tỉnh Yên Bái đã đầu tư và triển khai thực hiện với kết quả đáng trân trọng, đạt trên 100% kế hoạch đề ra trong năm.