Năm 2014, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương để triển khai các nhiệm vụ của ngành. Kiểm sát cấp tỉnh và huyện đã có nhiều nỗ lực, cố gắng ở tất cả các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại phiên tòa.
Đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, VKSND tỉnh đã chỉ đạo hai cấp thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 63 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và Chỉ thị số 06 của VKSND Tối cao chỉ đạo các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm; tăng cường kiểm soát, đôn đốc, yêu cầu cơ quan điều tra xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm.
Năm qua, VKSND các cấp đã thụ lý, kiểm sát điều tra 611 vụ/ 883 bị can. Cơ quan điều tra đã giải quyết 517 vụ/ 704 bị can (đạt 84,6% số vụ). VKSND đã truy tố, chuyển tòa 473 vụ/ 717 bị can (đạt 99,9% số vụ đã giải quyết); thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 412 vụ/ 674 bị cáo án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Trong hoạt động kiểm sát điều tra, Viện đã kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố của cơ quan điều tra, chú trọng công tác khám nghiệm hiện trường, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, bảo đảm việc khởi tố của cơ quan điều tra có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. VKSND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, chú trọng nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra, bảo đảm việc bắt tạm gữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật; phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý vụ án khách quan, toàn diện; bảo đảm cho việc điều tra các vụ án trong luật hạn định, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, cơ bản đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, VKSND các cấp đã chú trọng phối hợp với ngành tòa án tổ chức các phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp, tập trung việc đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa, góp phần phát huy dân chủ trong hoạt động tố tụng; đặc biệt, tổ chức 115 phiên tòa lưu động ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn xã hội.
Các bản án đã tuyên đều được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và ngăn ngừa tội phạm. Ngành cũng đã tổ chức 43 phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tranh tụng tại tòa cho kiểm sát viên, qua đó, chất lượng giải quyết án hình sự từng bước nâng cao, tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giữ ở mức thấp 1,6%.
VKSND hai cấp cũng đã phối hợp với mặt trận Tổ quốc trong việc kiểm sát, giám sát trực tiếp quá trình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án; chủ động phối hợp với tòa án, cơ quan thi hành án dân sự (THADS), giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, tháo gỡ vướng mắc trong công tác THADS; đồng thời, thực hiện việc xét miễn, giảm theo quy định của Luật THADS. Quá trình kiểm sát hồ sơ xét miễn, giảm, đơn vị đã kịp thời phát hiện các sai sót trong việc lập hồ sơ của cơ quan THADS, yêu cầu khắc phục…
Hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động hành chính đều được nâng cao chất lượng, bảo đảm việc thụ lý giải quyết, ra các quyết định, bản án của tòa án có căn cứ, đúng pháp luật. Việc giải quyết đơn của các cơ quan tư pháp thực hiện kịp thời, đúng quy định, không để tồn đọng.
Những kết quả đạt được đã đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp và góp phần thiết thực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3820 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2014, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương để triển khai các nhiệm vụ của ngành. Kiểm sát cấp tỉnh và huyện đã có nhiều nỗ lực, cố gắng ở tất cả các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, VKSND tỉnh đã chỉ đạo hai cấp thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 63 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và Chỉ thị số 06 của VKSND Tối cao chỉ đạo các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm; tăng cường kiểm soát, đôn đốc, yêu cầu cơ quan điều tra xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm.
Năm qua, VKSND các cấp đã thụ lý, kiểm sát điều tra 611 vụ/ 883 bị can. Cơ quan điều tra đã giải quyết 517 vụ/ 704 bị can (đạt 84,6% số vụ). VKSND đã truy tố, chuyển tòa 473 vụ/ 717 bị can (đạt 99,9% số vụ đã giải quyết); thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 412 vụ/ 674 bị cáo án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Trong hoạt động kiểm sát điều tra, Viện đã kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố của cơ quan điều tra, chú trọng công tác khám nghiệm hiện trường, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ, bảo đảm việc khởi tố của cơ quan điều tra có căn cứ và đúng quy định của pháp luật. VKSND các cấp đã tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, chú trọng nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra, bảo đảm việc bắt tạm gữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật; phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý vụ án khách quan, toàn diện; bảo đảm cho việc điều tra các vụ án trong luật hạn định, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, cơ bản đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, VKSND các cấp đã chú trọng phối hợp với ngành tòa án tổ chức các phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp, tập trung việc đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa, góp phần phát huy dân chủ trong hoạt động tố tụng; đặc biệt, tổ chức 115 phiên tòa lưu động ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn xã hội.
Các bản án đã tuyên đều được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và ngăn ngừa tội phạm. Ngành cũng đã tổ chức 43 phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tranh tụng tại tòa cho kiểm sát viên, qua đó, chất lượng giải quyết án hình sự từng bước nâng cao, tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng giữ ở mức thấp 1,6%.
VKSND hai cấp cũng đã phối hợp với mặt trận Tổ quốc trong việc kiểm sát, giám sát trực tiếp quá trình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án; chủ động phối hợp với tòa án, cơ quan thi hành án dân sự (THADS), giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, tháo gỡ vướng mắc trong công tác THADS; đồng thời, thực hiện việc xét miễn, giảm theo quy định của Luật THADS. Quá trình kiểm sát hồ sơ xét miễn, giảm, đơn vị đã kịp thời phát hiện các sai sót trong việc lập hồ sơ của cơ quan THADS, yêu cầu khắc phục…
Hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động hành chính đều được nâng cao chất lượng, bảo đảm việc thụ lý giải quyết, ra các quyết định, bản án của tòa án có căn cứ, đúng pháp luật. Việc giải quyết đơn của các cơ quan tư pháp thực hiện kịp thời, đúng quy định, không để tồn đọng.Những kết quả đạt được đã đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp và góp phần thiết thực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.