Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/NĐ-CP về chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) áp dụng chung trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác chi trả vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Cán bộ kiểm lâm Lục Yên kiểm tra công tác trồng rừng tại xã Tân Phượng.
Sau 3 năm triển khai, tỉnh đã giải ngân hơn 54 tỷ đồng trên tổng số 189,743 tỷ đồng kinh phí phải chi trả cho các chủ rừng. Người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng (BVR). Chính quyền cơ sở đã vào cuộc, từ vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý BVR, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; ý thức của người dân trong công tác BVR ngày càng được nâng cao. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm đáng kể về số vụ và mức độ thiệt hại, tiền chi trả DVMTR, cùng với các thu nhập khác từ rừng đã góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc chi trả vẫn còn những khó khăn, tồn tại. Nhận thức của một số đơn vị sử dụng DVMTR, trong đó, có một số công ty thủy điện chưa cao, chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền DVMTR từ năm 2011, 2012 và 2013 về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. Với diện tích rừng lớn, địa hình rộng, hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông cách trở và gần 20 nghìn chủ rừng, công tác chi trả phí DVMTR đến các chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Ngoài nguồn thu từ DVMTR, hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái chưa huy động được thêm từ các nguồn thu khác, đặc biệt, chưa nhận được khoản hỗ trợ ban đầu từ ngân sách Nhà nước. Một số quy định, hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp bắt buộc của các đối tượng bắt buộc phải nộp theo quy định còn chưa được ban hành, gây khó khăn cho việc triển khai và huy động các nguồn thu.
Thực tế hiện nay, các chủ rừng thuộc lưu vực sông Đà trên địa bàn tỉnh được chi trả DVMTR cao hơn nhiều so với các lưu vực sông Hồng và sông Chảy. Mặt khác, nguồn thu 20 đồng/KWh giờ điện, hay 40 đồng/m3 nước thương phẩm được tính vào giá thành bán điện và nước sinh hoạt do hộ gia đình cá nhân sử dụng chi trả hàng tháng, những công ty thủy điện, nhà máy nước sạch chỉ thu và nộp hộ. Vì vậy, việc chi trả theo lưu vực chưa bảo đảm sự công bằng cho những người cùng tham gia BVR.
Chi trả DVMTR là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Chính sách bước đầu đã đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người BVR. Tuy nhiên, đề nghị các cấp, các ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và chế tài xử lý đối với những đơn vị sử dụng dịch vụ không thực hiện chi trả tiền DVMTR để bảo đảm quyền lợi cho người dân làm nghề rừng.
3760 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/NĐ-CP về chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) áp dụng chung trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác chi trả vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Sau 3 năm triển khai, tỉnh đã giải ngân hơn 54 tỷ đồng trên tổng số 189,743 tỷ đồng kinh phí phải chi trả cho các chủ rừng. Người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng (BVR). Chính quyền cơ sở đã vào cuộc, từ vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý BVR, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; ý thức của người dân trong công tác BVR ngày càng được nâng cao. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm đáng kể về số vụ và mức độ thiệt hại, tiền chi trả DVMTR, cùng với các thu nhập khác từ rừng đã góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc chi trả vẫn còn những khó khăn, tồn tại. Nhận thức của một số đơn vị sử dụng DVMTR, trong đó, có một số công ty thủy điện chưa cao, chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tiền DVMTR từ năm 2011, 2012 và 2013 về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh. Với diện tích rừng lớn, địa hình rộng, hiểm trở, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, giao thông cách trở và gần 20 nghìn chủ rừng, công tác chi trả phí DVMTR đến các chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
Ngoài nguồn thu từ DVMTR, hiện nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái chưa huy động được thêm từ các nguồn thu khác, đặc biệt, chưa nhận được khoản hỗ trợ ban đầu từ ngân sách Nhà nước. Một số quy định, hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp bắt buộc của các đối tượng bắt buộc phải nộp theo quy định còn chưa được ban hành, gây khó khăn cho việc triển khai và huy động các nguồn thu.
Thực tế hiện nay, các chủ rừng thuộc lưu vực sông Đà trên địa bàn tỉnh được chi trả DVMTR cao hơn nhiều so với các lưu vực sông Hồng và sông Chảy. Mặt khác, nguồn thu 20 đồng/KWh giờ điện, hay 40 đồng/m3 nước thương phẩm được tính vào giá thành bán điện và nước sinh hoạt do hộ gia đình cá nhân sử dụng chi trả hàng tháng, những công ty thủy điện, nhà máy nước sạch chỉ thu và nộp hộ. Vì vậy, việc chi trả theo lưu vực chưa bảo đảm sự công bằng cho những người cùng tham gia BVR.
Chi trả DVMTR là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Chính sách bước đầu đã đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người BVR. Tuy nhiên, đề nghị các cấp, các ngành sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và chế tài xử lý đối với những đơn vị sử dụng dịch vụ không thực hiện chi trả tiền DVMTR để bảo đảm quyền lợi cho người dân làm nghề rừng.