Triển khai trồng thử nghiệm từ năm 2006, đến nay cây tre măng Bát độ đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Cán bộ xã Hồng Ca hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng tre măng Bát độ.
Gia đình anh Sổng A Kê, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca những ngày này tất bật thu hoạch măng tre Bát độ. Trên 3 tấn măng, giá bán măng ngọn đã luộc 4.700 đồng/1kg, măng ống 4.200 đồng, măng tươi 3.500 - 4.000 đồng/kg, anh đã có thu nhập trên chục triệu đồng.
Anh Kê chia sẻ: "Được Nhà nước đầu tư củ giống, gia đình đã trồng tre măng Bát độ từ năm 2008 thay cho diện tích keo và bạch đàn đã khai thác, đến nay tổng diện tích tre măng của gia đình là 3 ha. Trồng loại cây này không tốn công chăm sóc, nhanh được thu hoạch, hiệu quả cao gấp 2 lần so với trồng rừng. Thu nhập từ trồng tre măng đã giúp gia đình mình thoát nghèo, có điều kiện cho con cái học hành”.
Hồng Ca - một xã đặc biệt khó khăn đã trở thành một trong các vùng chuyên canh tre măng Bát độ lớn của huyện, của tỉnh. Gần 70% số hộ trong xã đã trồng tre măng Bát độ với diện tích trên 720 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Tiến, Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình…
Loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu và Khe Ron. Nhờ tre măng Bát độ, mỗi năm Hồng Ca có trên 90 hộ thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng. Năm 2016, thu nhập bình quân của người dân là 20 triệu đồng/năm. Hiện tại, xã còn trên 642 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/người/năm. Trên 720 ha tre măng, mỗi năm người dân đã thu về gần 10 tỷ đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
Theo ông Hà Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca: "Để giúp người dân mở rộng diện tích cây tre măng Bát độ, tăng nguồn thu nhập, xã tập trung triển khai chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiếp tục hỗ trợ củ giống, mở đường giao thông, phối hợp với cán bộ khuyến nông mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre măng Bát độ, UBND xã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Vạn Đạt thu mua măng để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm”.
Năm 2016, toàn xã thu hoạch 5.600 tấn măng tươi, giá trị đạt trên 11 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, sản lượng măng của xã đạt trên 440 tấn, dự kiến năm 2017 sản lượng măng đạt cao hơn năm 2016 do diện tích thu hoạch tăng. Hiệu quả cây tre măng Bát độ trên đất Hồng Ca đã khẳng định việc phát triển loại cây trồng này là đúng, mang lại thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
1423 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Triển khai trồng thử nghiệm từ năm 2006, đến nay cây tre măng Bát độ đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên.
Gia đình anh Sổng A Kê, thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca những ngày này tất bật thu hoạch măng tre Bát độ. Trên 3 tấn măng, giá bán măng ngọn đã luộc 4.700 đồng/1kg, măng ống 4.200 đồng, măng tươi 3.500 - 4.000 đồng/kg, anh đã có thu nhập trên chục triệu đồng.
Anh Kê chia sẻ: "Được Nhà nước đầu tư củ giống, gia đình đã trồng tre măng Bát độ từ năm 2008 thay cho diện tích keo và bạch đàn đã khai thác, đến nay tổng diện tích tre măng của gia đình là 3 ha. Trồng loại cây này không tốn công chăm sóc, nhanh được thu hoạch, hiệu quả cao gấp 2 lần so với trồng rừng. Thu nhập từ trồng tre măng đã giúp gia đình mình thoát nghèo, có điều kiện cho con cái học hành”.
Hồng Ca - một xã đặc biệt khó khăn đã trở thành một trong các vùng chuyên canh tre măng Bát độ lớn của huyện, của tỉnh. Gần 70% số hộ trong xã đã trồng tre măng Bát độ với diện tích trên 720 ha, tập trung chủ yếu ở các thôn: Khuôn Bổ, Hồng Lâu, Khe Tiến, Nam Hồng, Liên Hiệp, Chi Vụ, Đồng Đình…
Loại cây trồng này đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho đồng bào Mông ở các thôn Khuôn Bổ, Hồng Lâu và Khe Ron. Nhờ tre măng Bát độ, mỗi năm Hồng Ca có trên 90 hộ thoát nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu chính đáng. Năm 2016, thu nhập bình quân của người dân là 20 triệu đồng/năm. Hiện tại, xã còn trên 642 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/người/năm. Trên 720 ha tre măng, mỗi năm người dân đã thu về gần 10 tỷ đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
Theo ông Hà Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Ca: "Để giúp người dân mở rộng diện tích cây tre măng Bát độ, tăng nguồn thu nhập, xã tập trung triển khai chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiếp tục hỗ trợ củ giống, mở đường giao thông, phối hợp với cán bộ khuyến nông mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre măng Bát độ, UBND xã ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Vạn Đạt thu mua măng để giúp người dân tiêu thụ sản phẩm”.
Năm 2016, toàn xã thu hoạch 5.600 tấn măng tươi, giá trị đạt trên 11 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, sản lượng măng của xã đạt trên 440 tấn, dự kiến năm 2017 sản lượng măng đạt cao hơn năm 2016 do diện tích thu hoạch tăng. Hiệu quả cây tre măng Bát độ trên đất Hồng Ca đã khẳng định việc phát triển loại cây trồng này là đúng, mang lại thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.