Chiều ngày 22/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ giải pháp năm 2015, định hướng về kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Dự Hội nghị còn có đồng chí Vũ Văn Ninh -
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn
mới; đại diện Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014 trên cả nước có
chuyển biến mạnh mẽ so với những năm trước. Đến hết năm có 785 xã đạt 19
tiêu chí nông thôn mới, chiếm 8,8% tổng số xã trên cả nước; 1.285 xã đạt từ
15-18 tiêu chí; 2.836 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 2.964 xã đạt từ 5-9 tiêu chí;
945 xã đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt
10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, một số tiêu chí hoàn
thành cao như: quy hoạch, điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ
chức sản xuất… Trong năm 2015, cả nước phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20% số xã
đạt chuẩn; đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 xã đạt chuẩn
trở lên; có 5 huyện đạt chuẩn…
Tại tỉnh Yên Bái, sau 4 năm triển khai thực
hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã đạt được một
số kết quả nội bật đó là: Công tác tuyên truyền được triển khai mạnh mẽ và bằng
nhiều hình thức phong phú; hoàn thành công tác quy hoạch chung và lập Đề án xây
dựng nông thôn mới cho tất cả 152 xã; rà soát lựa chọn 29 xã đăng ký, phấn đấu
hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015. Trong công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng, đến hết năm 2014 hoàn thành việc kiên cố hóa đường bê tông xi măng
với tổng chiều dài 430 km, mở mới 830 km nền đường, cứng hóa 62 km kênh mương
nội đồng, xây dựng 63 công trình nhà văn hóa…. Về phát triển sản xuất, tăng thu
nhập cho người dân, hàng năm tỉnh bố trí nguồn ngân sách 35-45 tỷ hỗ trợ sản
xuất nông lâm nghiệp, qua đó đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao…
Trong 4 năm tỉnh Yên Bái đã huy động, lồng
ghép và sử dụng các nguồn lực phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên 4.600 tỷ
đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 106 xã, chiếm 69,7% đạt 5 tiêu chí (trong đó có 37
xã đạt 10 tiêu chí trở lên), có 1 xã đạt 19 tiêu chí đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới.
Trong năm 2015, tỉnh Yên Bái phấn đấu có 3
xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; có trên 50 xã đạt trên 10 tiêu chí; riêng
29 xã được xác định trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
phấn đấu bình quân mỗi xã đạt thêm từ 3-5 tiêu chí; tạo chuyển biến trong sản
xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục
ưu tiên đẩy mạnh, mang tính đột phá về phát triển giao thông nông thôn; tập
trung huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng phát triển các công trình ở thôn, bản
trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân…
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã hoan nghênh và biểu dương những kết quả đã đạt trong thời
gian qua. Thủ tướng yêu cầu, để đạt được mục tiêu trong năm 2015 có 20% số xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó mỗi tỉnh đạt 3 xã trở lên thì các cấp chính
quyền địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; phải thường
xuyên có kiểm tra, sơ kết, tổng kết để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc; phải
nhận thức sâu sắc nghị quyết của Trung ương về chương trình nông dân, nông
thôn; chuẩn bị tốt cho kế hoạch tổng kết 5 năm và xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp
theo gắn với xây dựng Đảng các cấp.
Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới phải chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ rà soát lại các
chính sách cho phù hợp như: chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;
chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp
dịch vụ trên địa bàn nông thôn; chính sách dạy nghề; chính sách tín dụng; chính
sách phát triển vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số… Xem xét tăng nguồn
lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần huy động tổng hợp các
nguồn lực không trông chờ ỷ lại vào Trung ương; rà soát lại các tiêu chí nhưng
không chạy theo thành tích. Đối với những địa phương đã đạt 19 tiêu chí phải
tiếp tục thực hiện và phát triển lên như: tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, môi
trường…; cần có chính sách khen thưởng kịp thời cho những địa phương làm tốt…
3254 lượt xem
(Theo Hồng Duyên/Báo Yên Bái)
Chiều ngày 22/1, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị trực tuyến nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ giải pháp năm 2015, định hướng về kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Dự Hội nghị còn có đồng chí Vũ Văn Ninh -
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó
Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn
mới; đại diện Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố.
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Trung ương
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014 trên cả nước có
chuyển biến mạnh mẽ so với những năm trước. Đến hết năm có 785 xã đạt 19
tiêu chí nông thôn mới, chiếm 8,8% tổng số xã trên cả nước; 1.285 xã đạt từ
15-18 tiêu chí; 2.836 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 2.964 xã đạt từ 5-9 tiêu chí;
945 xã đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt
10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, một số tiêu chí hoàn
thành cao như: quy hoạch, điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ
chức sản xuất… Trong năm 2015, cả nước phấn đấu hoàn thành mục tiêu 20% số xã
đạt chuẩn; đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 xã đạt chuẩn
trở lên; có 5 huyện đạt chuẩn…
Tại tỉnh Yên Bái, sau 4 năm triển khai thực
hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng đã đạt được một
số kết quả nội bật đó là: Công tác tuyên truyền được triển khai mạnh mẽ và bằng
nhiều hình thức phong phú; hoàn thành công tác quy hoạch chung và lập Đề án xây
dựng nông thôn mới cho tất cả 152 xã; rà soát lựa chọn 29 xã đăng ký, phấn đấu
hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015. Trong công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng, đến hết năm 2014 hoàn thành việc kiên cố hóa đường bê tông xi măng
với tổng chiều dài 430 km, mở mới 830 km nền đường, cứng hóa 62 km kênh mương
nội đồng, xây dựng 63 công trình nhà văn hóa…. Về phát triển sản xuất, tăng thu
nhập cho người dân, hàng năm tỉnh bố trí nguồn ngân sách 35-45 tỷ hỗ trợ sản
xuất nông lâm nghiệp, qua đó đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao…
Trong 4 năm tỉnh Yên Bái đã huy động, lồng
ghép và sử dụng các nguồn lực phục vụ cho xây dựng nông thôn mới trên 4.600 tỷ
đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 106 xã, chiếm 69,7% đạt 5 tiêu chí (trong đó có 37
xã đạt 10 tiêu chí trở lên), có 1 xã đạt 19 tiêu chí đã được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới.
Trong năm 2015, tỉnh Yên Bái phấn đấu có 3
xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; có trên 50 xã đạt trên 10 tiêu chí; riêng
29 xã được xác định trong lộ trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
phấn đấu bình quân mỗi xã đạt thêm từ 3-5 tiêu chí; tạo chuyển biến trong sản
xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục
ưu tiên đẩy mạnh, mang tính đột phá về phát triển giao thông nông thôn; tập
trung huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng phát triển các công trình ở thôn, bản
trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân…
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã hoan nghênh và biểu dương những kết quả đã đạt trong thời
gian qua. Thủ tướng yêu cầu, để đạt được mục tiêu trong năm 2015 có 20% số xã
đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó mỗi tỉnh đạt 3 xã trở lên thì các cấp chính
quyền địa phương phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; phải thường
xuyên có kiểm tra, sơ kết, tổng kết để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc; phải
nhận thức sâu sắc nghị quyết của Trung ương về chương trình nông dân, nông
thôn; chuẩn bị tốt cho kế hoạch tổng kết 5 năm và xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp
theo gắn với xây dựng Đảng các cấp.
Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới phải chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ rà soát lại các
chính sách cho phù hợp như: chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất;
chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp
dịch vụ trên địa bàn nông thôn; chính sách dạy nghề; chính sách tín dụng; chính
sách phát triển vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số… Xem xét tăng nguồn
lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần huy động tổng hợp các
nguồn lực không trông chờ ỷ lại vào Trung ương; rà soát lại các tiêu chí nhưng
không chạy theo thành tích. Đối với những địa phương đã đạt 19 tiêu chí phải
tiếp tục thực hiện và phát triển lên như: tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, môi
trường…; cần có chính sách khen thưởng kịp thời cho những địa phương làm tốt…