Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 821 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/1 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiến hành giám sát tại Tòa án nhân dân tỉnh về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” (ảnh).
Đoàn giám sát do ông Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn.
Trong thời gian từ ngày 1/10/2011 đến ngày 30/9/2014, hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Yên Bái đã thụ lý 1.474 vụ, 2.329 bị cáo, đã giải quyết được 1.470 vụ, 2.318 bị cáo. Về án sơ thẩm có kháng cáo kháng nghị: cấp tỉnh có 28 vụ án, 43 bị cáo (chiếm 17,07%); cấp huyện có 207 vụ, 308 bị cáo (chiếm 16,67%). Số án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại: cấp tỉnh có 2 vụ, cấp huyện 4 vụ do chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo, áp dụng hình phạt không đúng pháp luật. Có 2 bị cáo trong vụ án sơ thẩm do cấp huyện xét xử bị tòa cấp phúc thẩm sửa tội danh. Về giải quyết án hình sự phúc thẩm, trong 3 năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh đã thụ lý, giải quyết 207 vụ 308 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. Không có trường hợp nào tuyên bị cáo không phạm tội, cũng không có trường hợp nào tòa án tuyên bị cáo có tội nhưng sau đó cấp phúc thẩm xử không phạm tội. Tuy vậy, vẫn còn án bị sửa, bị huỷ do lỗi chủ quan của thẩm phán và Hội đồng xét xử. Đánh giá chung, quá trình giải quyết các vụ án của Tòa án các cấp không để xảy ra oan sai, đều được xét xử đúng người đúng tội.
Tại cuộc giám sát, trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội tỉnh về việc thực hiện Thông tư 234 ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao hiện có vướng mắc trong giải quyết án ma tuý giữa các cơ quan tố tụng, lãnh đạo Tòa án tỉnh có ý kiến: Thông tư 234 chỉ nhắc lại Thông tư 17/2007/TTLT - thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất ma túy lấy căn cứ kết tội bị cáo trong các vụ án ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc Toà án tỉnh trả lại hồ sơ những vụ án ma tuý chưa có giám định hàm lượng hêrôin là thực hiện đúng văn bản chỉ đạo liên ngành.
Phát biểu kết luận cuộc giám sát, ông Nguyễn Công Bình đề nghị Toà án nhân dân tỉnh tiếp tục khắc phục những tồn tại trong hoạt động xét xử, hạn chế thấp nhất án bị sửa, bị huỷ do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Đồng thời tiếp thu toàn bộ các kiến nghị của đơn vị để tham gia với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.
3851 lượt xem
(Theo Ngọc Tú/Báo Yên Bái)
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 821 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 23/1 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiến hành giám sát tại Tòa án nhân dân tỉnh về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” (ảnh). Đoàn giám sát do ông Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn.
Trong thời gian từ ngày 1/10/2011 đến ngày 30/9/2014, hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Yên Bái đã thụ lý 1.474 vụ, 2.329 bị cáo, đã giải quyết được 1.470 vụ, 2.318 bị cáo. Về án sơ thẩm có kháng cáo kháng nghị: cấp tỉnh có 28 vụ án, 43 bị cáo (chiếm 17,07%); cấp huyện có 207 vụ, 308 bị cáo (chiếm 16,67%). Số án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại: cấp tỉnh có 2 vụ, cấp huyện 4 vụ do chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo, áp dụng hình phạt không đúng pháp luật. Có 2 bị cáo trong vụ án sơ thẩm do cấp huyện xét xử bị tòa cấp phúc thẩm sửa tội danh. Về giải quyết án hình sự phúc thẩm, trong 3 năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh đã thụ lý, giải quyết 207 vụ 308 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. Không có trường hợp nào tuyên bị cáo không phạm tội, cũng không có trường hợp nào tòa án tuyên bị cáo có tội nhưng sau đó cấp phúc thẩm xử không phạm tội. Tuy vậy, vẫn còn án bị sửa, bị huỷ do lỗi chủ quan của thẩm phán và Hội đồng xét xử. Đánh giá chung, quá trình giải quyết các vụ án của Tòa án các cấp không để xảy ra oan sai, đều được xét xử đúng người đúng tội.
Tại cuộc giám sát, trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội tỉnh về việc thực hiện Thông tư 234 ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao hiện có vướng mắc trong giải quyết án ma tuý giữa các cơ quan tố tụng, lãnh đạo Tòa án tỉnh có ý kiến: Thông tư 234 chỉ nhắc lại Thông tư 17/2007/TTLT - thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp về việc bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất ma túy lấy căn cứ kết tội bị cáo trong các vụ án ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc Toà án tỉnh trả lại hồ sơ những vụ án ma tuý chưa có giám định hàm lượng hêrôin là thực hiện đúng văn bản chỉ đạo liên ngành.
Phát biểu kết luận cuộc giám sát, ông Nguyễn Công Bình đề nghị Toà án nhân dân tỉnh tiếp tục khắc phục những tồn tại trong hoạt động xét xử, hạn chế thấp nhất án bị sửa, bị huỷ do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Đồng thời tiếp thu toàn bộ các kiến nghị của đơn vị để tham gia với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.