Một mùa xuân mới lại về với mọi miền quê. Mùa xuân năm nay dường như trọn vẹn và phấn khởi hơn khi vượt qua bao khó khăn của thời tiết, biến động của giá cả thị trường, người nông dân Yên Bái vẫn vững vàng trong gian khó, dám nghĩ, dám làm, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Nhờ trồng cam, nông dân Văn Chấn thu hàng trăm tỷ đồng.
Ngày đầu xuân, khắp các vùng quê từ Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên đến các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải… đâu đâu cũng thấy rõ sự đổi thay. Sự no ấm hiện trên màu xanh của gỗ rừng trồng, của quế, của ngô, lúa, cây ăn quả... trải dài bất tận. Kết quả đó là hòa quyện của chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và trí tuệ, sự vươn lên của những người nông dân. Với trên 109.319ha đất sản xuất và sức lực, trí tuệ của 70% cư dân sống gắn bó với nông - lâm nghiệp, cùng những chính sách đầu tư của Nhà nước, những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, trong đó, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Đây chính là những liều thuốc "kích thích" sự vươn lên của người nông dân, giúp họ thay đổi tư duy cũ, chuyển sang cách làm mới quy mô, hình thức ngày càng lớn hơn, hiệu quả hơn.
Từ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, bức tranh nông - lâm nghiệp do người nông dân Yên Bái sáng tạo ra cũng đa sắc, đa diện. Theo quốc lộ 32, vào miền Tây, sẽ thấy cánh đồng Mường Lò quanh năm xanh màu của ngô, lúa, chè, điểm nhấn đậm nét đó là những vùng cây ăn quả có múi tập trung ở những xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn và vùng chè bát ngát. Hàng ngàn héc-ta cam ở thị trấn Nông trường Trần Phú, Thượng Bằng La, Nghĩa Tâm mỗi năm mang về cho người dân nơi đây hàng trăm tỷ đồng.
Khác Văn Chấn, khí hậu thổ nhưỡng của Văn Yên lại thích hợp với cây quế. Với trên 15.000ha quế, Văn Yên đã trở thành vùng sản xuất chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước. Quế đã giúp hàng ngàn hộ nông dân nơi đây vượt qua đói nghèo và làm giàu. Cùng quế, Văn Yên giờ có thêm sắn, loại cây công nghiệp phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng vùng đất bên bờ sông Hồng, mỗi năm cho thu vài trăm tỷ đồng. Gần Văn Yên, tre măng Bát Độ, dâu, gỗ rừng trồng, chè... là những loại cây trồng chủ lực đem lại cuộc sống no ấm cho bà con Trấn Yên. Sẽ là thiếu sót nếu không nói đến chăn nuôi. Ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay, toàn tỉnh có trên 860 trang trại, cơ sở chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho thị trường.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Ngô Thị Nhung, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái cho hiệu quả kinh tế cao.
Những kết quả phát triển của mô hình kinh tế hộ thật đáng mừng, thể hiện qua những con số biết nói. Theo thống kê, trong giai đoạn 2009 - 2014, toàn tỉnh có trên 157.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (tăng trên 39% so với năm 2009), trong đó, có trên 33.000 lượt hộ là hội viên nông dân người dân tộc thiểu số. Đó là những bông hoa trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp với tổng mức thu nhập từ 50 đến trên 300 triệu đồng mỗi năm. Chính họ là những nhân tố để lan tỏa nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông dân toàn tỉnh xuống còn 21,08% (theo tiêu chí mới).
Đặc biệt, 5 năm qua, trên 3.400 lượt hội viên nông dân đã đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh như hộ ông Nguyễn Đức Huệ ở xã Giới Phiên (thành phố Yên Bái) với mô hình trồng hoa cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm; bà Vũ Thị Thanh Lâm, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái với mô hình liên kết với doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi lợn thương phẩm với quy mô từ 1.200 con đến 1.400 con/lứa, hàng năm trừ chi phí cho thu nhập từ 500 đến 700 triệu đồng; ông Đoàn Minh Tuấn ở xã Y Can, huyện Trấn Yên chăn nuôi gà, cá, sản xuất gỗ bóc cho thu nhập 500 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Văn Thống ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn trồng cam cho thu nhập 800 triệu đồng/năm...
Các hộ nông dân là người dân tộc thiểu số cũng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ như hộ ông Thào A Nủ ở xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu với mô hình nông - lâm kết hợp cho thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng/năm; ông Hảng A Mang ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải với mô hình trồng trọt cho thu nhập 208 triệu đồng/năm; ông Giàng A Chú ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải với mô hình trồng trọt cho thu nhập 480 triệu đồng/năm; ông Bàn Kim Vượng ở xã Nậm Mười, Văn Chấn trồng thảo quả cho thu nhập 160 triệu đồng/năm.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lại bắt đầu một chu kỳ mới sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các mô hình kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ bởi các cấp, các ngành đang cụ thể hóa mạnh mẽ Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
3835 lượt xem
Theo Minh Huyền/Báo Yên Bái
Một mùa xuân mới lại về với mọi miền quê. Mùa xuân năm nay dường như trọn vẹn và phấn khởi hơn khi vượt qua bao khó khăn của thời tiết, biến động của giá cả thị trường, người nông dân Yên Bái vẫn vững vàng trong gian khó, dám nghĩ, dám làm, làm giàu trên mảnh đất quê hương.Ngày đầu xuân, khắp các vùng quê từ Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên đến các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải… đâu đâu cũng thấy rõ sự đổi thay. Sự no ấm hiện trên màu xanh của gỗ rừng trồng, của quế, của ngô, lúa, cây ăn quả... trải dài bất tận. Kết quả đó là hòa quyện của chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của tỉnh và trí tuệ, sự vươn lên của những người nông dân. Với trên 109.319ha đất sản xuất và sức lực, trí tuệ của 70% cư dân sống gắn bó với nông - lâm nghiệp, cùng những chính sách đầu tư của Nhà nước, những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, trong đó, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Đây chính là những liều thuốc "kích thích" sự vươn lên của người nông dân, giúp họ thay đổi tư duy cũ, chuyển sang cách làm mới quy mô, hình thức ngày càng lớn hơn, hiệu quả hơn.
Từ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, bức tranh nông - lâm nghiệp do người nông dân Yên Bái sáng tạo ra cũng đa sắc, đa diện. Theo quốc lộ 32, vào miền Tây, sẽ thấy cánh đồng Mường Lò quanh năm xanh màu của ngô, lúa, chè, điểm nhấn đậm nét đó là những vùng cây ăn quả có múi tập trung ở những xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn và vùng chè bát ngát. Hàng ngàn héc-ta cam ở thị trấn Nông trường Trần Phú, Thượng Bằng La, Nghĩa Tâm mỗi năm mang về cho người dân nơi đây hàng trăm tỷ đồng.
Khác Văn Chấn, khí hậu thổ nhưỡng của Văn Yên lại thích hợp với cây quế. Với trên 15.000ha quế, Văn Yên đã trở thành vùng sản xuất chuyên canh quế lớn nhất, nhì cả nước. Quế đã giúp hàng ngàn hộ nông dân nơi đây vượt qua đói nghèo và làm giàu. Cùng quế, Văn Yên giờ có thêm sắn, loại cây công nghiệp phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng vùng đất bên bờ sông Hồng, mỗi năm cho thu vài trăm tỷ đồng. Gần Văn Yên, tre măng Bát Độ, dâu, gỗ rừng trồng, chè... là những loại cây trồng chủ lực đem lại cuộc sống no ấm cho bà con Trấn Yên. Sẽ là thiếu sót nếu không nói đến chăn nuôi. Ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay, toàn tỉnh có trên 860 trang trại, cơ sở chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho thị trường.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt của gia đình chị Ngô Thị Nhung, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái cho hiệu quả kinh tế cao.
Những kết quả phát triển của mô hình kinh tế hộ thật đáng mừng, thể hiện qua những con số biết nói. Theo thống kê, trong giai đoạn 2009 - 2014, toàn tỉnh có trên 157.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (tăng trên 39% so với năm 2009), trong đó, có trên 33.000 lượt hộ là hội viên nông dân người dân tộc thiểu số. Đó là những bông hoa trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp với tổng mức thu nhập từ 50 đến trên 300 triệu đồng mỗi năm. Chính họ là những nhân tố để lan tỏa nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông dân toàn tỉnh xuống còn 21,08% (theo tiêu chí mới).
Đặc biệt, 5 năm qua, trên 3.400 lượt hội viên nông dân đã đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh như hộ ông Nguyễn Đức Huệ ở xã Giới Phiên (thành phố Yên Bái) với mô hình trồng hoa cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm; bà Vũ Thị Thanh Lâm, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái với mô hình liên kết với doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi lợn thương phẩm với quy mô từ 1.200 con đến 1.400 con/lứa, hàng năm trừ chi phí cho thu nhập từ 500 đến 700 triệu đồng; ông Đoàn Minh Tuấn ở xã Y Can, huyện Trấn Yên chăn nuôi gà, cá, sản xuất gỗ bóc cho thu nhập 500 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Văn Thống ở thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn trồng cam cho thu nhập 800 triệu đồng/năm...
Các hộ nông dân là người dân tộc thiểu số cũng nỗ lực vươn lên mạnh mẽ như hộ ông Thào A Nủ ở xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu với mô hình nông - lâm kết hợp cho thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng/năm; ông Hảng A Mang ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải với mô hình trồng trọt cho thu nhập 208 triệu đồng/năm; ông Giàng A Chú ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải với mô hình trồng trọt cho thu nhập 480 triệu đồng/năm; ông Bàn Kim Vượng ở xã Nậm Mười, Văn Chấn trồng thảo quả cho thu nhập 160 triệu đồng/năm.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lại bắt đầu một chu kỳ mới sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các mô hình kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ bởi các cấp, các ngành đang cụ thể hóa mạnh mẽ Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.