CTTĐT - Nhằm khai thác phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch, gắn với phát triển thương mại - dịch vụ và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch. Năm 2014, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Lợi”.
Khách du lịch được ngồi vào khung cửi dệt thổ cẩm để làm thử
Từ trung tâm thị xã Nghĩa Lộ đi theo con đường bê tông hơn 1 km chạy xuôi theo dòng suối Nậm Thia. Bản Xà Rèn - xã Nghĩa Lợi hiện ra với những ngôi nhà sàn trong khói lam chiều như ẩn như hiện bên hàng tre đã bao đời nay che chở khi mùa mưa lũ cho xóm làng bình yên. Một bản làng gần như còn giữ nguyên vẹn nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, từ kiến trúc nhà sàn đến các nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt trong đời sống gia đình đến trang phục của người dân cộng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng suối Thia huyền thoại. Điều này đã lý giải vì sao bản Xà Rèn được chọn để xây dựng điểm du lịch cộng đồng trong Đề án xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 - 2020.
Những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, gia đình chị Trần Thị Thái ở bản Xà Rèn xã Nghĩa Lợi đang đẩy nhanh tiến độ sửa chữa nâng cấp lại ngôi nhà theo đúng nguyên mẫu của ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà có 3 gian với các họa tiết trang trí tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên mái nhà có biểu tượng “Khau cút”…. Đây cũng chính là những tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái Mường Lò. Chị Trần Thị Thái cho biết: “Gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới” và gia đình đầu tư thêm 30 triệu đồng để làm nhà tắm, công trình vệ sinh, đầu tư cơ sở vật chất như gường đệm để phục vụ khách du lịch. Dự kiến ngôi nhà sẽ hoàn thiện vào Tết Nguyên đán Ất Mùi và bắt đầu phục vụ đón khách trong dịp rằm tháng Giêng này.”
Hiện nay Bản Xà Rèn đang có 9 hộ gia đình đang đầu tư để làm du lịch cộng đồng. Đến hộ gia đình nào cũng bắt gặp không khí khẩn trương, nhộn nhịp tu sửa lại cơ sở vật chất nhà cửa, xây dựng thêm các công trình phụ trợ, sửa sang vườn cây ao cá để phục vụ khách du lịch. Gia đình anh Lò Văn Quyền cũng là hộ mạnh dạn đầu tư vào làm du lịch cộng đồng với số tiền đầu tư là 150 triệu đồng, anh tâm sự: “Gia đình tôi có 4 khẩu với 2000 m2 ruộng ngoài trồng lúa anh còn làm thêm nghề xây dựng mỗi năm thu nhập thêm khoảng 30 triệu đồng nên cuộc sống gia đình không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng bản thân muốn làm sao thu nhập gia đình được cải thiện hơn nữa để chăm lo cho 2 con ăn học và tạo việc làm thêm cho vợ những khi vụ mùa nhàn rỗi. Hơn nữa là gia đình mong muốn được góp phần giữ gìn, bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình cũng như giới thiệu, quảng bá đến bạn bè và du khách.”
Trao đổi với chúng tôi bà Hoàng Thị Loan - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: Năm 2014 xã Nghĩa lợi có 13 hộ ở bản Xà Rèn và Chao Hạ 1 được hỗ trợ theo Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới” với tổng kinh phí 260 triệu đồng. Các hộ nằm trong diện dự án là những hộ cơ bản còn giữ nguyên vẹn các bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt và kiến trúc của dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, có kiến thức làm du lịch và mong muốn được làm du lịch. Ngoài ra nhà sàn của các hộ phải có diện tích sử dụng từ 70 -150 m2, có khuôn viên thoáng, rộng, có vườn cây ao cá, không gian trong lành để hỗ trợ đầu tư các hạng mục phụ trợ phục vụ cho du lịch. Hiện nay trong số 13 hộ có 3 hộ đã làm du lịch và 10 hộ đang làm và nâng cấp sửa chữa nhà cửa, các công trình phụ trợ dự kiến sẽ hoàn thành và đón khách trong dịp tết và rằm tháng riêng. Với cơ chế đầu tư khuyến khích của Nhà nước về cơ sở vật chất, các hộ tham gia dự án cũng như các hộ dân trong thôn bản làm du lịch cộng đồng đã chủ động phát huy nội lực, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm; nghề mây tre đan; chế tác nhạc cụ dân tộc; truyền dạy chế biến các món ăn ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Bà Hoàng Thị Vân - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Nghĩa Lộ trao đổi: Để mô hình du lịch cộng đồng phát triển bền vững và hiệu quả, Phòng đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo UBND xã tăng cường quản lý các hộ làm du lịch, đinh hướng các hộ thực hiện tốt theo quy hoạch chung của thị xã cũng như quy hoạch về du lịch; Tuyên truyền vận động dân cư bảo tồn, giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc để khai thác các giá trị văn hóa đó làm du lịch; Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường...
Du khách đến tham quan bản làng của người Thái
Từ hiệu quả thực tế của một số hộ dân đã làm du lịch trên địa bàn xã Nghĩa Lợi như hộ chị Lường Thị Hồng Chung; hộ anh Lò Văn Bình; anh Hoàng Văn Tính ở Chao Hạ 1..đã cho thấy mô hình du lịch cộng đồng không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân trong thôn bản. Vì vậy với việc quản lý, hướng dẫn người dân làm du lịch chắc chắn mô hình du lịch cộng đồng của xã Nghĩa Lợi sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. Góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Được biết năm 2014 xã Nghĩa Lợi đã giảm được 122 hộ nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn gần 38%; xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Nghĩa Lợi phấn đấu giảm 81 hộ nghèo; phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Lợi” đã mở ra một hướng đi mới: vừa phát huy thế mạnh của địa phương trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. Đồng thời quảng bá, giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, góp phần xây dựng thành công thị xã văn hóa - du lịch./.
3200 lượt xem
Thu Hằng: Đài TT - TH thị xã Nghĩa Lộ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm khai thác phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Thái để phát triển du lịch, gắn với phát triển thương mại - dịch vụ và nghề thủ công truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của Đề án xây dựng thị xã văn hóa - du lịch. Năm 2014, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Lợi”.
Từ trung tâm thị xã Nghĩa Lộ đi theo con đường bê tông hơn 1 km chạy xuôi theo dòng suối Nậm Thia. Bản Xà Rèn - xã Nghĩa Lợi hiện ra với những ngôi nhà sàn trong khói lam chiều như ẩn như hiện bên hàng tre đã bao đời nay che chở khi mùa mưa lũ cho xóm làng bình yên. Một bản làng gần như còn giữ nguyên vẹn nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, từ kiến trúc nhà sàn đến các nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt trong đời sống gia đình đến trang phục của người dân cộng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng suối Thia huyền thoại. Điều này đã lý giải vì sao bản Xà Rèn được chọn để xây dựng điểm du lịch cộng đồng trong Đề án xây dựng thị xã văn hóa du lịch Nghĩa Lộ giai đoạn 2013 - 2020.
Những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, gia đình chị Trần Thị Thái ở bản Xà Rèn xã Nghĩa Lợi đang đẩy nhanh tiến độ sửa chữa nâng cấp lại ngôi nhà theo đúng nguyên mẫu của ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà có 3 gian với các họa tiết trang trí tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên mái nhà có biểu tượng “Khau cút”…. Đây cũng chính là những tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái Mường Lò. Chị Trần Thị Thái cho biết: “Gia đình được hỗ trợ 20 triệu đồng từ Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới” và gia đình đầu tư thêm 30 triệu đồng để làm nhà tắm, công trình vệ sinh, đầu tư cơ sở vật chất như gường đệm để phục vụ khách du lịch. Dự kiến ngôi nhà sẽ hoàn thiện vào Tết Nguyên đán Ất Mùi và bắt đầu phục vụ đón khách trong dịp rằm tháng Giêng này.”
Hiện nay Bản Xà Rèn đang có 9 hộ gia đình đang đầu tư để làm du lịch cộng đồng. Đến hộ gia đình nào cũng bắt gặp không khí khẩn trương, nhộn nhịp tu sửa lại cơ sở vật chất nhà cửa, xây dựng thêm các công trình phụ trợ, sửa sang vườn cây ao cá để phục vụ khách du lịch. Gia đình anh Lò Văn Quyền cũng là hộ mạnh dạn đầu tư vào làm du lịch cộng đồng với số tiền đầu tư là 150 triệu đồng, anh tâm sự: “Gia đình tôi có 4 khẩu với 2000 m2 ruộng ngoài trồng lúa anh còn làm thêm nghề xây dựng mỗi năm thu nhập thêm khoảng 30 triệu đồng nên cuộc sống gia đình không gặp quá nhiều khó khăn, nhưng bản thân muốn làm sao thu nhập gia đình được cải thiện hơn nữa để chăm lo cho 2 con ăn học và tạo việc làm thêm cho vợ những khi vụ mùa nhàn rỗi. Hơn nữa là gia đình mong muốn được góp phần giữ gìn, bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình cũng như giới thiệu, quảng bá đến bạn bè và du khách.”
Trao đổi với chúng tôi bà Hoàng Thị Loan - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi cho biết: Năm 2014 xã Nghĩa lợi có 13 hộ ở bản Xà Rèn và Chao Hạ 1 được hỗ trợ theo Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới” với tổng kinh phí 260 triệu đồng. Các hộ nằm trong diện dự án là những hộ cơ bản còn giữ nguyên vẹn các bản sắc văn hóa trong đời sống sinh hoạt và kiến trúc của dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, có kiến thức làm du lịch và mong muốn được làm du lịch. Ngoài ra nhà sàn của các hộ phải có diện tích sử dụng từ 70 -150 m2, có khuôn viên thoáng, rộng, có vườn cây ao cá, không gian trong lành để hỗ trợ đầu tư các hạng mục phụ trợ phục vụ cho du lịch. Hiện nay trong số 13 hộ có 3 hộ đã làm du lịch và 10 hộ đang làm và nâng cấp sửa chữa nhà cửa, các công trình phụ trợ dự kiến sẽ hoàn thành và đón khách trong dịp tết và rằm tháng riêng. Với cơ chế đầu tư khuyến khích của Nhà nước về cơ sở vật chất, các hộ tham gia dự án cũng như các hộ dân trong thôn bản làm du lịch cộng đồng đã chủ động phát huy nội lực, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm; nghề mây tre đan; chế tác nhạc cụ dân tộc; truyền dạy chế biến các món ăn ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Bà Hoàng Thị Vân - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Nghĩa Lộ trao đổi: Để mô hình du lịch cộng đồng phát triển bền vững và hiệu quả, Phòng đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo UBND xã tăng cường quản lý các hộ làm du lịch, đinh hướng các hộ thực hiện tốt theo quy hoạch chung của thị xã cũng như quy hoạch về du lịch; Tuyên truyền vận động dân cư bảo tồn, giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc để khai thác các giá trị văn hóa đó làm du lịch; Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường...
Du khách đến tham quan bản làng của người Thái
Từ hiệu quả thực tế của một số hộ dân đã làm du lịch trên địa bàn xã Nghĩa Lợi như hộ chị Lường Thị Hồng Chung; hộ anh Lò Văn Bình; anh Hoàng Văn Tính ở Chao Hạ 1..đã cho thấy mô hình du lịch cộng đồng không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm tăng thu nhập cho nhân dân trong thôn bản. Vì vậy với việc quản lý, hướng dẫn người dân làm du lịch chắc chắn mô hình du lịch cộng đồng của xã Nghĩa Lợi sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. Góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Được biết năm 2014 xã Nghĩa Lợi đã giảm được 122 hộ nghèo đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn gần 38%; xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Năm 2015 xã Nghĩa Lợi phấn đấu giảm 81 hộ nghèo; phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại xã Nghĩa Lợi” đã mở ra một hướng đi mới: vừa phát huy thế mạnh của địa phương trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn. Đồng thời quảng bá, giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò, góp phần xây dựng thành công thị xã văn hóa - du lịch./.