CTTĐT - Vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 huyện Trấn Yên có kế hoạch gieo cấy 2.632 ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 700 ha. Để bảo đảm có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, UBND huyện Trấn Yên đã chỉ đạo cho các ngành chức năng phối hợp với các xã, thị trấn tập trung đầu tư nâng cấp và sửa chữa hệ thống thủy lợi, chú trọng việc tích trữ nguồn nước và có kế hoạch cấp nước cho sản xuất.
Trấn Yên đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương thủy lợi đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất quan trọng trong năm cho năng suất và sản lượng lúa cao nhất, trong thời gian qua xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. Trong vụ đông xuân năm nay, toàn xã có kế hoạch gieo cấy gần 100ha lúa. Ngay trước vụ sản xuất, chính quyền xã đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Tân Phú tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng để nạo vét kênh mương, củng cố bờ vùng, bờ thửa, đảm bảo tưới tiêu nước hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt, trong vụ này xã Cường Thịnh được Nhà nước đầu tư kiên cố hóa tuyến kênh mương Đồng Vợt đến Đồng Xoan có chiều dài gần 500 m. Nhờ đó, đến nay, tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn đã sẵn sàng vận hành để phục vụ tốt cho công tác tưới, tiêu vụ đông xuân.
Báo Đáp là vùng sản xuất lúa chất lượng cao trọng điểm của huyện Trấn Yên, chính vì vậy, để đảm bảo cung ứng nước sản xuất trong cho gần 200 ha lúa trong vụ đông xuân, chính quyền địa phương đã chủ động duy tu, bảo dưỡng và nạo vét các đoạn kênh mương dẫn nước xuống đồng. Tuy nhiên ngay đầu vụ sản xuất, công trình thủy lợi Đát Lòng Mo đã bị sạt lở nghiêm trọng làm đứt gãy hoàn toàn 50m mương chính làm ảnh hưởng đến quá trình làm đất chuẩn bị gieo cấy của bà con nhân dân. Ngay sau khi sự cố cố xảy ra, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện; phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Tân Phú thực hiện các biện pháp khắc phục sửa chữa. Đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo cấp đủ nước gieo cấy cho nhân dân theo đúng khung lịch thời vụ.
Công ty TNHH một thành viên Tân Phú huyện Trấn Yên là đơn vị đảm nhiệm nước tưới cho trên 2.000ha đất ruộng thuộc 18 xã của huyện Trấn Yên. Hiện nay, công ty đang quản lí 280 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, trong đó có 186 đập dâng, 85 hồ chứa, gần 200km kênh mương kiên cố và gần 140 kênh mương đất. Để đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất ở các địa phương, ngay từ mùa khô năm 2014 Công ty Tân Phú đã triển khai kế hoạch giữ nước tại các hồ đập lớn, kiểm tra, đánh giá lại năng lực, hiện trạng của các công trình thủy lợi; bảo dưỡng sửa chữa trạm bơm và tổ chức nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương do đơn vị quản lý. Trong vụ sản xuất này, đơn vị đã sửa chữa làm mới được 3,5 km kênh mương bê tông tại các xã Y Can, Minh Tiến, Kiên Thành, Cường Thịnh, Việt Hồng và thị trấn Cổ Phúc), sửa chữa 1 cầu máng ống thép ở hồ Tự Do (xã Y Can). Bên cạnh đó, đã thực hiện não vét, phát dọn, đào bùn đất, đắp bờ kênh cho trên 300km kênh mương… Ngoài ra, đơn vị còn trực tiếp các địa phương kiểm tra, nắm bắt diện tích đất sản xuất có khả năng thiếu nước để xây dựng các phương án cụ thể, lên lịch điều tiết nước chi tiết cho các vùng, tránh lãng phí nước tưới tiêu trong quá trình làm đất, gieo cấy lúa của bà con nông dân.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Trấn Yên có kế hoạch gieo cấy trên 2.600 ha lúa. Để bảo đảm nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ngay khi kết thúc vụ mùa 2014, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung tích nước vào hồ chứa, sử dụng nước tiết kiệm, có kế hoạch giữ nước hiệu quả tại các công trình thủy lợi trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra lại chất lượng các công trình thủy lợi, không để tình trạng nước rò rỉ qua bờ kênh, cửa van, cánh cống; đồng thời tổ chức thực hiện nạo vét, phát dọn toàn bộ hệ thống kênh mương. Bên cạnh các giải pháp khắc phục, sửa chữa hệ thống thủy lợi huyện Trấn Yên cũng đã xây dựng phương án phòng chống hạn, thực hiện biện pháp tưới tiêu khoa học; đồng thời rà soát những diện tích có khả năng bị hạn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích không cấy được do thiếu nước./.
3497 lượt xem
Thanh Tiến/Đài TT-TH Trấn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 huyện Trấn Yên có kế hoạch gieo cấy 2.632 ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 700 ha. Để bảo đảm có đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, UBND huyện Trấn Yên đã chỉ đạo cho các ngành chức năng phối hợp với các xã, thị trấn tập trung đầu tư nâng cấp và sửa chữa hệ thống thủy lợi, chú trọng việc tích trữ nguồn nước và có kế hoạch cấp nước cho sản xuất.
Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất quan trọng trong năm cho năng suất và sản lượng lúa cao nhất, trong thời gian qua xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng xuống đồng gieo cấy lúa đông xuân đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất. Trong vụ đông xuân năm nay, toàn xã có kế hoạch gieo cấy gần 100ha lúa. Ngay trước vụ sản xuất, chính quyền xã đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Tân Phú tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng để nạo vét kênh mương, củng cố bờ vùng, bờ thửa, đảm bảo tưới tiêu nước hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt, trong vụ này xã Cường Thịnh được Nhà nước đầu tư kiên cố hóa tuyến kênh mương Đồng Vợt đến Đồng Xoan có chiều dài gần 500 m. Nhờ đó, đến nay, tất cả các công trình thủy lợi trên địa bàn đã sẵn sàng vận hành để phục vụ tốt cho công tác tưới, tiêu vụ đông xuân.
Báo Đáp là vùng sản xuất lúa chất lượng cao trọng điểm của huyện Trấn Yên, chính vì vậy, để đảm bảo cung ứng nước sản xuất trong cho gần 200 ha lúa trong vụ đông xuân, chính quyền địa phương đã chủ động duy tu, bảo dưỡng và nạo vét các đoạn kênh mương dẫn nước xuống đồng. Tuy nhiên ngay đầu vụ sản xuất, công trình thủy lợi Đát Lòng Mo đã bị sạt lở nghiêm trọng làm đứt gãy hoàn toàn 50m mương chính làm ảnh hưởng đến quá trình làm đất chuẩn bị gieo cấy của bà con nhân dân. Ngay sau khi sự cố cố xảy ra, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện; phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Tân Phú thực hiện các biện pháp khắc phục sửa chữa. Đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo cấp đủ nước gieo cấy cho nhân dân theo đúng khung lịch thời vụ.
Công ty TNHH một thành viên Tân Phú huyện Trấn Yên là đơn vị đảm nhiệm nước tưới cho trên 2.000ha đất ruộng thuộc 18 xã của huyện Trấn Yên. Hiện nay, công ty đang quản lí 280 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, trong đó có 186 đập dâng, 85 hồ chứa, gần 200km kênh mương kiên cố và gần 140 kênh mương đất. Để đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất ở các địa phương, ngay từ mùa khô năm 2014 Công ty Tân Phú đã triển khai kế hoạch giữ nước tại các hồ đập lớn, kiểm tra, đánh giá lại năng lực, hiện trạng của các công trình thủy lợi; bảo dưỡng sửa chữa trạm bơm và tổ chức nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương do đơn vị quản lý. Trong vụ sản xuất này, đơn vị đã sửa chữa làm mới được 3,5 km kênh mương bê tông tại các xã Y Can, Minh Tiến, Kiên Thành, Cường Thịnh, Việt Hồng và thị trấn Cổ Phúc), sửa chữa 1 cầu máng ống thép ở hồ Tự Do (xã Y Can). Bên cạnh đó, đã thực hiện não vét, phát dọn, đào bùn đất, đắp bờ kênh cho trên 300km kênh mương… Ngoài ra, đơn vị còn trực tiếp các địa phương kiểm tra, nắm bắt diện tích đất sản xuất có khả năng thiếu nước để xây dựng các phương án cụ thể, lên lịch điều tiết nước chi tiết cho các vùng, tránh lãng phí nước tưới tiêu trong quá trình làm đất, gieo cấy lúa của bà con nông dân.
Vụ đông xuân 2014 - 2015, huyện Trấn Yên có kế hoạch gieo cấy trên 2.600 ha lúa. Để bảo đảm nguồn nước phục vụ cho sản xuất, ngay khi kết thúc vụ mùa 2014, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung tích nước vào hồ chứa, sử dụng nước tiết kiệm, có kế hoạch giữ nước hiệu quả tại các công trình thủy lợi trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra lại chất lượng các công trình thủy lợi, không để tình trạng nước rò rỉ qua bờ kênh, cửa van, cánh cống; đồng thời tổ chức thực hiện nạo vét, phát dọn toàn bộ hệ thống kênh mương. Bên cạnh các giải pháp khắc phục, sửa chữa hệ thống thủy lợi huyện Trấn Yên cũng đã xây dựng phương án phòng chống hạn, thực hiện biện pháp tưới tiêu khoa học; đồng thời rà soát những diện tích có khả năng bị hạn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích không cấy được do thiếu nước./.