Kết thúc kế hoạch năm 2014, nông dân toàn tỉnh đã đưa vào gieo trồng 28.470ha ngô, tăng 1.757ha so với cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch, sản lượng đạt 83.620 tấn. Cây ngô đã giải quyết công ăn, việc làm cho hàng chục ngàn hộ nông dân, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn, nhất là đối với đồng bào vùng cao. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất ngô là rất lớn nhưng nhìn tổng thể thì vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh vốn có.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với tăng mức đầu tư thâm canh sẽ tạo năng suất cao cho cây ngô. Ảnh: Cán bộ khuyến nông huyện Văn Yên kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô trên đất bãi.
Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh
bởi những dãy núi cao và sông ngòi nhưng Yên Bái lại có diện tích trồng ngô
hàng năm khá lớn với gần 30.000ha mỗi năm. Với lợi thế đó, trong nhiều năm qua,
Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển cây ngô, tuy nhiên
năng suất, ngô mới đạt, bình quân 29,37 tạ/ha - chỉ bằng 70% năng suất ngô của
cả nước và 80% năng suất ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc và chưa đạt 30%
tiềm năng năng suất của giống ngô lai.
Năm 2014 là năm được đánh giá là sản xuất ngô
thành công nhất từ trước đến nay thì năng suất cũng chỉ đạt chưa bằng 30 tạ/ha,
sản lượng đạt trên 83 ngàn tấn. Có một thực tế là đầu tư lớn nhưng giá trị tăng
lại có hạn, trong vòng bốn năm 2010-2014 bình quân mỗi năm năng suất chỉ tăng
thêm 0,5 tạ/ha.
Với quyết tâm đưa cây ngô trở thành cây chủ
lực trong sản xuất lương thực, trong vụ đông, tỉnh quy hoạch và phát triển trên
5.000ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa thành vùng ngô hàng hóa với sự hỗ trợ giá
giống. Liên tiếp trong nhiều năm, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho sản xuất
ngô. Bên cạnh đó, từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố và các xã đều thành lập
ban chỉ đạo phát triển ngô hàng hóa nhưng kết quả mang lại cũng chưa đạt như
mong muốn. Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đang rất thành công
trong việc chuyển đổi diện tích lúa nương mộ sang trồng ngô. Diện tích chuyển
đổi được cả ngàn héc ta.
So với sản xuất lúa nương thì trồng
ngô đồi đang là một giải pháp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở vùng cao.
Đã có nhiều gia đình người Mông có thu nhập cả trăm triệu đồng từ trồng ngô,
hiệu quả kinh tế mang lại không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, có một thực tế
cho thấy năng suất ngô rất thấp. Năm 2014 là năm được đánh giá là thành công
nhất từ diện tích đến năng suất ở Trạm Tấu thì năng suất bình quân cũng chỉ đạt
24,66 tạ/ha. Với năng suất hiện tại đối với người dân thì tạm ổn nhưng vẫn rất
lãng phí về nguồn lao động, tài nguyên đất đai.
Nói về những hạn chế trong sản xuất ngô ở
Yên Bái trong những năm qua, nhiều người cho rằng là do diện tích nhỏ lẻ, địa
hình canh tác chủ yếu là đất dốc, cùng với đó là không có thị trường tiêu thụ.
Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là sản xuất thiếu tập trung và chưa có sự đầu tư
đồng bộ từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ; việc đầu
tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế.
Để sản xuất ngô thực sự trở thành hàng hóa
mang lại hiệu quả kinh tế cao và là một ngành kinh tế mũi nhọn, trước tiên,
ngành nông nghiệp và các huyện, thị có lợi thế về phát triển cây ngô phải xây
dựng, đầu tư vùng ngô hàng hóa tập trung. Trong quy hoạch, đầu tư không nên làm
tràn lan mà chỉ tập trung ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải
và Trạm Tấu. Bởi đây là các huyện có diện tích trồng ngô hàng năm lớn và người
dân có “thâm niên” trồng ngô.
Bên cạnh đó, cần áp dụng đồng bộ các giải
pháp về thâm canh, đưa các giống ngô lai năng suất cao vào sản xuất phù hợp với
sinh thái và vụ sản xuất. Những diện tích ngô đông nhất thiết sử dụng giống
ngắn ngày. Ngô trên đất đồi, dốc sử dụng giống chịu hạn tốt, thân khỏe và áp
dụng linh hoạt về thời vụ. Giống tốt, mùa vụ hợp lý nhưng phải chú ý đến mật độ
gieo trồng hợp lý, đầu tư thâm canh tốt, giống ngắn ngày bà con nên bố trí
trồng mật độ cao, từ 6,6 - 7 vạn cây/ha, giống dài ngày 5 vạn cây/ha. Trong đầu
tư thâm canh, cần bón từ 8 - 10 tấn phân + 520kg NPK + 150 - 180kg đạm Ure và
90 - 120 kali.
Một trong những giải pháp tăng năng suất
ngô bền vững là phải ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất như làm ngô bầu và làm đất tối thiểu đối với ngô đông trên đất hai vụ lúa;
sử dụng thảm che phủ đất bằng tàn dư thực vật và trồng xen cây họ đậu bảo vệ
đất, hạn chế xói mòn và thoái hóa trên đất dốc. Cuối cùng là làm tốt công tác thu
hoạch và bảo quản sau thu hoạch, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên chắc
chắn sản xuất ngô sẽ thành công góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội địa phương và thu nhập của người dân. Sản lượng ngô tăng cũng đồng nghĩa
với tốc độ phát triển chăn nuôi tại các hộ gia đình tăng, xóa đói giảm nghèo và
làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn.
3424 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Kết thúc kế hoạch năm 2014, nông dân toàn tỉnh đã đưa vào gieo trồng 28.470ha ngô, tăng 1.757ha so với cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch, sản lượng đạt 83.620 tấn. Cây ngô đã giải quyết công ăn, việc làm cho hàng chục ngàn hộ nông dân, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn, nhất là đối với đồng bào vùng cao. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất ngô là rất lớn nhưng nhìn tổng thể thì vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh vốn có.
Là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt mạnh
bởi những dãy núi cao và sông ngòi nhưng Yên Bái lại có diện tích trồng ngô
hàng năm khá lớn với gần 30.000ha mỗi năm. Với lợi thế đó, trong nhiều năm qua,
Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển cây ngô, tuy nhiên
năng suất, ngô mới đạt, bình quân 29,37 tạ/ha - chỉ bằng 70% năng suất ngô của
cả nước và 80% năng suất ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc và chưa đạt 30%
tiềm năng năng suất của giống ngô lai.
Năm 2014 là năm được đánh giá là sản xuất ngô
thành công nhất từ trước đến nay thì năng suất cũng chỉ đạt chưa bằng 30 tạ/ha,
sản lượng đạt trên 83 ngàn tấn. Có một thực tế là đầu tư lớn nhưng giá trị tăng
lại có hạn, trong vòng bốn năm 2010-2014 bình quân mỗi năm năng suất chỉ tăng
thêm 0,5 tạ/ha.
Với quyết tâm đưa cây ngô trở thành cây chủ
lực trong sản xuất lương thực, trong vụ đông, tỉnh quy hoạch và phát triển trên
5.000ha ngô đông trên đất 2 vụ lúa thành vùng ngô hàng hóa với sự hỗ trợ giá
giống. Liên tiếp trong nhiều năm, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho sản xuất
ngô. Bên cạnh đó, từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố và các xã đều thành lập
ban chỉ đạo phát triển ngô hàng hóa nhưng kết quả mang lại cũng chưa đạt như
mong muốn. Hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải đang rất thành công
trong việc chuyển đổi diện tích lúa nương mộ sang trồng ngô. Diện tích chuyển
đổi được cả ngàn héc ta.
So với sản xuất lúa nương thì trồng
ngô đồi đang là một giải pháp quan trọng trong xóa đói giảm nghèo ở vùng cao.
Đã có nhiều gia đình người Mông có thu nhập cả trăm triệu đồng từ trồng ngô,
hiệu quả kinh tế mang lại không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, có một thực tế
cho thấy năng suất ngô rất thấp. Năm 2014 là năm được đánh giá là thành công
nhất từ diện tích đến năng suất ở Trạm Tấu thì năng suất bình quân cũng chỉ đạt
24,66 tạ/ha. Với năng suất hiện tại đối với người dân thì tạm ổn nhưng vẫn rất
lãng phí về nguồn lao động, tài nguyên đất đai.
Nói về những hạn chế trong sản xuất ngô ở
Yên Bái trong những năm qua, nhiều người cho rằng là do diện tích nhỏ lẻ, địa
hình canh tác chủ yếu là đất dốc, cùng với đó là không có thị trường tiêu thụ.
Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là sản xuất thiếu tập trung và chưa có sự đầu tư
đồng bộ từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ; việc đầu
tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế.
Để sản xuất ngô thực sự trở thành hàng hóa
mang lại hiệu quả kinh tế cao và là một ngành kinh tế mũi nhọn, trước tiên,
ngành nông nghiệp và các huyện, thị có lợi thế về phát triển cây ngô phải xây
dựng, đầu tư vùng ngô hàng hóa tập trung. Trong quy hoạch, đầu tư không nên làm
tràn lan mà chỉ tập trung ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải
và Trạm Tấu. Bởi đây là các huyện có diện tích trồng ngô hàng năm lớn và người
dân có “thâm niên” trồng ngô.
Bên cạnh đó, cần áp dụng đồng bộ các giải
pháp về thâm canh, đưa các giống ngô lai năng suất cao vào sản xuất phù hợp với
sinh thái và vụ sản xuất. Những diện tích ngô đông nhất thiết sử dụng giống
ngắn ngày. Ngô trên đất đồi, dốc sử dụng giống chịu hạn tốt, thân khỏe và áp
dụng linh hoạt về thời vụ. Giống tốt, mùa vụ hợp lý nhưng phải chú ý đến mật độ
gieo trồng hợp lý, đầu tư thâm canh tốt, giống ngắn ngày bà con nên bố trí
trồng mật độ cao, từ 6,6 - 7 vạn cây/ha, giống dài ngày 5 vạn cây/ha. Trong đầu
tư thâm canh, cần bón từ 8 - 10 tấn phân + 520kg NPK + 150 - 180kg đạm Ure và
90 - 120 kali.
Một trong những giải pháp tăng năng suất
ngô bền vững là phải ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất như làm ngô bầu và làm đất tối thiểu đối với ngô đông trên đất hai vụ lúa;
sử dụng thảm che phủ đất bằng tàn dư thực vật và trồng xen cây họ đậu bảo vệ
đất, hạn chế xói mòn và thoái hóa trên đất dốc. Cuối cùng là làm tốt công tác thu
hoạch và bảo quản sau thu hoạch, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
cơ sở chế biến và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
Giải quyết tốt những vấn đề nêu trên chắc
chắn sản xuất ngô sẽ thành công góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội địa phương và thu nhập của người dân. Sản lượng ngô tăng cũng đồng nghĩa
với tốc độ phát triển chăn nuôi tại các hộ gia đình tăng, xóa đói giảm nghèo và
làm giàu trong nông nghiệp, nông thôn.