Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Lễ hội truyền thống >> Văn hóa - Xã hội

Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

26/04/2019 14:08:25 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT - Nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Yên Bái, từ lâu, Đền Tuần Quán đã nổi tiếng là một ngôi Đền tôn nghiêm, cổ kính với nhiều chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị. Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến

2. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:

Đền Tuần Quán thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước. Trước thế kỷ 19, dân gian thường gọi "Miếu Quán Tuần". Từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, đền chính thức có tên là "Đền Tuần Quán".

 

Đền Tuần Quán thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm.

 

Toạ lạc bên bờ sông Hồng hiền hoà, Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân. Theo tích xưa, Đền thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái. Đền còn có tên gọi khác là Đền thần Diệp phu nhân Bách Lẫm. Lịch sử ghi lại: Đền có từ thời Lê Trung Hưng, đầu thế kỷ 15. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, tương truyền bà chính là Quỳnh Hoa công chúa giáng trần, vì đã có công hộ quốc tý dân nên được vua Lê Hiển Tông ban sắc phong là Đức chúa quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung. Ngoài ra Đền còn thờ đức thánh Trần là Trần Quốc Tuấn, người đã có công giúp vua đánh giặc cứu nước.

Cùng với thời gian, với những biến cố thăng trầm của lịch sử, qua các cuộc chiến tranh đã khiến Đền bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tôn nghiêm của dân tộc, năm 1992, Đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang. Năm 2005, Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Từ đây, Đền đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân trong và ngoài tỉnh, là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nét trang nghiêm, tôn kính hoà quyện với thiên nhiên, trời đất càng làm tôn thêm vẻ đẹp thuần khiết, thanh tịnh của ngôi Đền.

Đền Tuần Quán lâu nay không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ, cầu an lành của tín đồ phật tử thập phương, mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách xa gần trong những dịp đầu xuân.

3. Thời gian tổ chức lễ hội: Ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội (Ngày hội Mẹ) để tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh. Ngoài ra còn có các ngày Lễ hội sau:

  1. Lễ Giao thừa
  2. Lễ thượng Nguyên (Rằm tháng riêng)
  3. Lễ hội giỗ Mẫu (Từ mồng 1 đến 6 tháng ba)
  4. Ngày 1 – 4 Giỗ bà lớn Tuần, lễ vào hè
  5. Ngày 25 – 5 Giỗ Quan lớn Tuần
  6. Ngày 12-6 Tiệc cô Ba
  7. Ngày 24 – 6 Tiệc Quan tam phủ
  8. Ngày 1 – 7 Lễ ra hè đón thu
  9. Ngày 17 – 7 Giỗ ông Hoàng Bảy
  10.  Ngày 20 – 8 Tế giỗ Cha (Đức thánh Trần)
  11. Ngày 9 – 9 Tiệc Cô Chín
  12.  Ngày 10 – 10 Tiệc ông Hoàng Mười
  13.  Ngày 11 – 11 Tiệc quan Đệ Nhị
  14.  Ngày 20 – 12 Lễ Giáp ấn.

4. Phong tục lễ hội:

Hàng năm để tỏ lòng thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao nhất ở đền Tuần Quán) cứ vào ngày 3 tháng 3 âm lịch Đền tổ chức chính hội (Ngày hội Mẹ) để tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh, người đã có công giúp nhân dân khai khẩn ruộng nương, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sau phần lễ chính, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị văn hoá truyền thống trong dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Với những nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc, cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.

 

5. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh:

Ngày 04/02/2005, UBND tỉnh Yên Bái ban hành QĐ số 41/QĐ-UB;Đền được UBND tỉnh Yên Bái công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

6. Thông tin liên hệ:

- Liên hệ: Số điện thoại 0216.3858.610 – Tổ quản lý Di tích đền Tuần Quán

- Cơ sở Lưu trú gần đó:

- KS. Hồng Nhung I - Phường Đồng Tâm – TP Yên Bái; ĐT: 02163850352; 0912074008

- KS. Phương Thuý III - Tổ 30, Phường Yên Ninh – TP Yên Bái; ĐT 0293.892.447

- Nhà khách Hào Gia - Phường Đồng Tâm – TP Yên Bái; ĐT: 02163854970; 02163890843

- Dịch vụ ăn uống:

- Nhà hàng Đồng Tâm - Ngã ba Công ty Sứ – TP Yên Bái; ĐT: 094.8216.649

- Nhà hàng Hưng Anh - Ngã ba Công ty Sứ, thành phố Yên Bái; Điện thoại: 0948140841

- Nhà hàng Đại Hưng - Số 60 – Đường Lê Lợi – Phường Đồng Tâm – Thành phố Yên Bái; ĐT: 02163 856 066 – DĐ: 0948 843 868

BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN

11274 lượt xem
Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h