CTTĐT - Sau một năm làm việc, có những ngày nghỉ dài ai cũng mong muốn được trở về nhà, đoàn tụ với người thân. Nhưng những người như anh Sukhalsahu, anh Danaram, quốc tịch Ấn Độ và nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc, công tác trên địa bàn huyện Lục Yên thì quê hương thứ hai của họ giờ đây là Việt Nam, bạn bè, người thân của họ chính là người dân bản địa, họ không còn lạc lõng, xa lạ đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến xuân về với đầy ắp tình người.
Người nước ngoài ăn Tết cùng người dân ở huyện Lục Yên
Anh Sukhalsahu là người Ấn Độ nhưng đã làm việc và sinh sống tại Việt Nam được hơn 6 năm, huyện Lục Yên là mảnh đất được anh lựa chọn khi lần đầu tiên đặt chân lên “dải đất hình chữ S” và cũng ngần ấy thời gian anh Sukhalsahu gắn bó với “miền đất Ngọc”, coi đây như là quê hương thứ 2 của mình. Hiện nay anh đang công tác tại Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Khoa chi nhánh Yên Bái ở huyện Lục Yên. Điều đầu tiên khiến chúng tôi ấn tượng về anh là anh có thể nói rất tốt tiếng Việt, anh tự lấy cho mình cái tên rất thân thương khi mới đến đây và mọi người vẫn quen gọi anh bằng cái tên ấy là “Anh Sáu”. Không những nói tốt tiếng Việt mà anh Sáu còn có thể viết và đọc tiếng Việt không kém gì người dân bản địa. Anh Sáu tâm sự với chúng tôi: “Ở Ấn Độ có nhiều ngày Tết nhưng Tết to nhất phải nói đến là tết DIVALI được tổ chức vào tháng 10 hằng năm nhưng từ khi sang Việt Nam sinh sống anh cũng không được thường xuyên về quê vào những dịp tết này". Điều đó cũng không làm “Anh Sáu” buồn nhiều vì ở đây anh đã có những người bạn Việt Nam an ủi, động viên và mỗi khi tết đến xuân về, dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Anh Sáu cũng tham dự như là một người con đất Việt, cũng chuẩn bị bánh kẹo, bầy mâm ngũ quả, đi thăm hỏi, chúc tết bạn bè trong những ngày nghỉ tết. 6 năm sống ở Lục Yên nhưng anh Sáu đã có 5 “cái” Tết ở đây.”
Cũng giống như anh Sáu, anh Danaram quốc tịch Ấn Độ đã có 5 năm làm việc, công tác về chuyên ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Lục Yên. Anh Danaram cũng chẳng còn lạ lẫm với dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam nữa vì anh đã có 3 năm ở lại ăn Tết với người Việt. Với anh điều ấn tượng nhất đó là sự thân thiện, cởi mở, vui vẻ của con người nơi đây, năm nay anh Danaram cũng ở lại Việt Nam để tham dự vui xuân đón Tết cùng những người bạn Ấn Độ và người bạn Việt. Anh Danaram nói: “Tất cả mọi người Việt Nam đều rất tốt, rất thân thiện, dân tộc Việt Nam rất tốt, mọi người đều yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tôi rất thích ở Việt Nam, từ khi đến Việt Nam tôi chưa bao giờ có cảm giác xa nhà, những người bạn Việt Nam của tôi ở đây tôi đều có cảm giác như là người thân của mình vậy. Đặc biệt đến ngày tết Việt Nam mọi người thăm hỏi, chúc sức khỏe, chúc cho nhau một năm hạnh phúc, an lành, tết Việt Nam rất vui, rất tốt.”
Hiện nay trên địa bàn huyện Lục có khoảng 100 người nước ngoài, chủ yếu là quốc tịch Ấn Độ đang công tác và làm việc về chuyên ngành khai thác đá hoa trắng ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh. Cùng với người lao động địa phương, những người quản lí, người lao động là người nước ngoài đã luôn sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước Việt Nam, được hưởng chế độ, chính sách như lao động Việt. Chính quyền địa phương cũng như các công ty, doanh nghiệp đã có những ưu đãi, bảo vệ những người lao động nước ngoài. Đặc biệt trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc, các đơn vị sử dụng lao động đều có những thăm hỏi, động viên, chăm lo tết cho người lao động kể cả lao động địa phương và lao động nước ngoài. Anh Trần Trọng Hiếu - Giám Đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Khoa - chi nhánh Yên Bái cho biết: “Năm nay công ty thưởng tết cho công nhân lao động từ 2 tháng lương đến 3 tháng lương, mức thu nhập trung bình của công nhân lao động là 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra công ty còn tổ chức ăn tết và tặng quà bằng hiện vật, công ty có 1 người lao động nước ngoài, lương tháng cao hơn lao động trong nước do đặc thù công việc và Tết Nguyên đán này cũng được hưởng các ưu đãi, chính sách chăm lo Tết như mọi người.”
Sau một năm làm việc, có những ngày nghỉ dài ai cũng mong muốn được trở về nhà, đoàn tụ với người thân nhưng những người như anh Sukhalsahu (Sáu), anh Danaram và nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc, công tác trên địa bàn huyện Lục Yên thì quê hương thứ hai của họ giờ đây là Việt Nam, bạn bè, người thân của họ chính là người dân bản địa. Họ không còn lạc lõng, xa lạ đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến xuân về với đầy ắp tình người.
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam đã không chỉ là dịp để những người con đất việt hỏi thăm sức khỏe, động viên, chúc cho nhau mọi điều tốt lành mà nó còn là dịp để những người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thêm những phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt qua đó mang tình người đến gần với nhau hơn, không còn khoảng cách biên giới, màu da hay sắc tộc./
3144 lượt xem
Duy Khánh - Hoàng Hữu - Đài TT-TH Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sau một năm làm việc, có những ngày nghỉ dài ai cũng mong muốn được trở về nhà, đoàn tụ với người thân. Nhưng những người như anh Sukhalsahu, anh Danaram, quốc tịch Ấn Độ và nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc, công tác trên địa bàn huyện Lục Yên thì quê hương thứ hai của họ giờ đây là Việt Nam, bạn bè, người thân của họ chính là người dân bản địa, họ không còn lạc lõng, xa lạ đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến xuân về với đầy ắp tình người.
Anh Sukhalsahu là người Ấn Độ nhưng đã làm việc và sinh sống tại Việt Nam được hơn 6 năm, huyện Lục Yên là mảnh đất được anh lựa chọn khi lần đầu tiên đặt chân lên “dải đất hình chữ S” và cũng ngần ấy thời gian anh Sukhalsahu gắn bó với “miền đất Ngọc”, coi đây như là quê hương thứ 2 của mình. Hiện nay anh đang công tác tại Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Khoa chi nhánh Yên Bái ở huyện Lục Yên. Điều đầu tiên khiến chúng tôi ấn tượng về anh là anh có thể nói rất tốt tiếng Việt, anh tự lấy cho mình cái tên rất thân thương khi mới đến đây và mọi người vẫn quen gọi anh bằng cái tên ấy là “Anh Sáu”. Không những nói tốt tiếng Việt mà anh Sáu còn có thể viết và đọc tiếng Việt không kém gì người dân bản địa. Anh Sáu tâm sự với chúng tôi: “Ở Ấn Độ có nhiều ngày Tết nhưng Tết to nhất phải nói đến là tết DIVALI được tổ chức vào tháng 10 hằng năm nhưng từ khi sang Việt Nam sinh sống anh cũng không được thường xuyên về quê vào những dịp tết này". Điều đó cũng không làm “Anh Sáu” buồn nhiều vì ở đây anh đã có những người bạn Việt Nam an ủi, động viên và mỗi khi tết đến xuân về, dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam Anh Sáu cũng tham dự như là một người con đất Việt, cũng chuẩn bị bánh kẹo, bầy mâm ngũ quả, đi thăm hỏi, chúc tết bạn bè trong những ngày nghỉ tết. 6 năm sống ở Lục Yên nhưng anh Sáu đã có 5 “cái” Tết ở đây.”
Cũng giống như anh Sáu, anh Danaram quốc tịch Ấn Độ đã có 5 năm làm việc, công tác về chuyên ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Lục Yên. Anh Danaram cũng chẳng còn lạ lẫm với dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam nữa vì anh đã có 3 năm ở lại ăn Tết với người Việt. Với anh điều ấn tượng nhất đó là sự thân thiện, cởi mở, vui vẻ của con người nơi đây, năm nay anh Danaram cũng ở lại Việt Nam để tham dự vui xuân đón Tết cùng những người bạn Ấn Độ và người bạn Việt. Anh Danaram nói: “Tất cả mọi người Việt Nam đều rất tốt, rất thân thiện, dân tộc Việt Nam rất tốt, mọi người đều yêu thương nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tôi rất thích ở Việt Nam, từ khi đến Việt Nam tôi chưa bao giờ có cảm giác xa nhà, những người bạn Việt Nam của tôi ở đây tôi đều có cảm giác như là người thân của mình vậy. Đặc biệt đến ngày tết Việt Nam mọi người thăm hỏi, chúc sức khỏe, chúc cho nhau một năm hạnh phúc, an lành, tết Việt Nam rất vui, rất tốt.”
Hiện nay trên địa bàn huyện Lục có khoảng 100 người nước ngoài, chủ yếu là quốc tịch Ấn Độ đang công tác và làm việc về chuyên ngành khai thác đá hoa trắng ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh. Cùng với người lao động địa phương, những người quản lí, người lao động là người nước ngoài đã luôn sống và làm việc theo pháp luật của nhà nước Việt Nam, được hưởng chế độ, chính sách như lao động Việt. Chính quyền địa phương cũng như các công ty, doanh nghiệp đã có những ưu đãi, bảo vệ những người lao động nước ngoài. Đặc biệt trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc, các đơn vị sử dụng lao động đều có những thăm hỏi, động viên, chăm lo tết cho người lao động kể cả lao động địa phương và lao động nước ngoài. Anh Trần Trọng Hiếu - Giám Đốc Công ty Cổ phần đầu tư Vạn Khoa - chi nhánh Yên Bái cho biết: “Năm nay công ty thưởng tết cho công nhân lao động từ 2 tháng lương đến 3 tháng lương, mức thu nhập trung bình của công nhân lao động là 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra công ty còn tổ chức ăn tết và tặng quà bằng hiện vật, công ty có 1 người lao động nước ngoài, lương tháng cao hơn lao động trong nước do đặc thù công việc và Tết Nguyên đán này cũng được hưởng các ưu đãi, chính sách chăm lo Tết như mọi người.”
Sau một năm làm việc, có những ngày nghỉ dài ai cũng mong muốn được trở về nhà, đoàn tụ với người thân nhưng những người như anh Sukhalsahu (Sáu), anh Danaram và nhiều người lao động nước ngoài đang làm việc, công tác trên địa bàn huyện Lục Yên thì quê hương thứ hai của họ giờ đây là Việt Nam, bạn bè, người thân của họ chính là người dân bản địa. Họ không còn lạc lõng, xa lạ đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến xuân về với đầy ắp tình người.
Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam đã không chỉ là dịp để những người con đất việt hỏi thăm sức khỏe, động viên, chúc cho nhau mọi điều tốt lành mà nó còn là dịp để những người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thêm những phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt qua đó mang tình người đến gần với nhau hơn, không còn khoảng cách biên giới, màu da hay sắc tộc./