Bệnh cúm A/H7N9 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh biên giới giáp Việt Nam.
Gia cầm mang vi rút nhưng không có dấu hiệu mắc bệnh là một trong những khó khăn trong công tác phòng chống cúm A/H7N9.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại
Công văn số 598/BYT-DP ngày 26/1/2015 về việc tăng cường phòng chống cúm từ gia
cầm lây sang người, thực hiện Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1128/QĐ-BYT
ngày 6/4/2013 của Bộ Y tế phê duyệt hướng dẫn giám sát, phòng chống cúm A/H7N9,
ngành y tế tỉnh Yên Bái chủ trương kích hoạt tình huống 1: Chưa có trường hợp
bệnh trên người. Mục tiêu của các hoạt động ở tình huống này nhằm "Phát
hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm gia cầm A/H7N9 đầu tiên xâm nhập vào tỉnh
Yên Bái hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng
đồng".
Thực hiện chủ trương trên, Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị dự thảo kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H7N9
để tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành, rà soát lại hóa chất, trang thiết
bị dự trữ cho công tác giám sát, chống dịch; phòng thí nghiệm chuẩn bị sẵn sàng
cho lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm; duy trì các hoạt động của
đội cơ động chống dịch để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch, tổ chức thường
trực chống dịch; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác
giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng, đặc biệt là tăng cường giám
sát chủ động tại cơ sở. Trong tháng 1 và đầu tháng 2/2015, Trung tâm đã thực
hiện 3 chuyến giám sát tại 11 xã thuộc các huyện vùng cao về công tác giám sát
và phòng chống dịch, trong đó có phòng chống cúm A/H7N9; sẵn sàng các thông
điệp truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân
dân.
Chủng cúm H7N9 có độc lực khá mạnh, gây
tử vong cao, tương đương với virus cúm A/H5N1. Diễn biến trên bệnh nhân nhiễm
cúm A/H7N9 tương tự như bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 với các tổn thương phổi,
viêm phổi diễn tiến nhanh chóng, nguy cấp. Các chuyên gia cảnh báo, virus cúm
A/H7N9 nguy hiểm hơn nhiều so với virus cúm A/H1N1 (virus đã từng gây đại
dịch ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới). Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế
giới, Bộ Y tế Trung Quốc và các nước vẫn chưa xác định được chính xác nguồn
lây của cúm A/H7N9.
|
Bên cạnh thuận lợi lớn là nhận được sự chỉ
đạo tích cực của UBND tỉnh; sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể
và sự tham mưu, chủ động của ngành y tế tỉnh nhưng công tác phòng chống cúm
A/H7N9 vẫn còn có những khó khăn như: do vi rút cúm A/H7N9 có thể không gây
bệnh cho gia cầm, gia cầm mang vi rút nhưng không có dấu hiệu mắc bệnh nên rất
khó khăn cho công tác phòng chống; tình hình nhập lậu gia súc, sản phẩm gia cầm
qua biên giới sau đó vận chuyển sâu vào nội địa chưa được ngăn chặn triệt để;
chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh hiện nay chủ yếu nhỏ lẻ, phân tán nên việc
phòng dịch cho gia cầm không được người dân thực hiện triệt để; ý thức phòng
chống bệnh dịch từ gia cầm lây sang người của người dân còn hạn chế…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, riêng trong 3
tuần đầu tháng 1/2015 tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp mắc cúm A/H7N9.
Trong đó, có 3 trường hợp tử vong, nâng tổng số mắc cúm A/H7N9 từ năm 2013 đến
ngày 24/1/2015 là 486 trường hợp (Trung Quốc 469, Đài Loan 4, Hồng Kông 12, Malaysia
1), trong đó có 185 trường hợp tử vong. Số mắc có xu hướng lan rộng xuống các
tỉnh phía nam của Trung Quốc, gần biên giới Việt Nam.
Theo bà Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, với đặc thù của Yên Bái - một tỉnh miền núi, địa bàn
rộng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để đạt hiệu quả trong công
tác phòng chống cúm A/H7N9, đơn vị tham mưu cho ngành chỉ đạo tập trung giám
sát mũi nhọn tại những địa bàn trọng điểm: vùng có di biến động dân cư, có
người dân đi làm ăn xa trở về và những vùng thị trấn, thị tứ, nơi có chợ gia cầm;
giám sát những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm như chủ trang trại,
người buôn bán ở chợ gia cầm…; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y giám sát các
ổ dịch cúm trên gia cầm để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời, không để lây lan
sang người. Bên cạnh đó tuyên truyền thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong
nhân dân nhằm sử dụng thịt gia cầm đúng cách, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm, cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi
trường, sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chủ động đi tiêm vắc
xin để phòng bệnh cúm mùa hàng năm; chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, đáp
ứng tốt các tình huống dịch bệnh bất ngờ có thể xảy ra…”.
Để chủ động phòng chống cúm A/H7N9, cơ quan
chuyên môn khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực
hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh,
không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn
thực phẩm; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa
phương và đơn vị thú y trên địa bàn; khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau
ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh,
khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức
khỏe.
3102 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Bệnh cúm A/H7N9 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh biên giới giáp Việt Nam.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế tại
Công văn số 598/BYT-DP ngày 26/1/2015 về việc tăng cường phòng chống cúm từ gia
cầm lây sang người, thực hiện Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1128/QĐ-BYT
ngày 6/4/2013 của Bộ Y tế phê duyệt hướng dẫn giám sát, phòng chống cúm A/H7N9,
ngành y tế tỉnh Yên Bái chủ trương kích hoạt tình huống 1: Chưa có trường hợp
bệnh trên người. Mục tiêu của các hoạt động ở tình huống này nhằm "Phát
hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm gia cầm A/H7N9 đầu tiên xâm nhập vào tỉnh
Yên Bái hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng
đồng".
Thực hiện chủ trương trên, Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị dự thảo kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H7N9
để tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành, rà soát lại hóa chất, trang thiết
bị dự trữ cho công tác giám sát, chống dịch; phòng thí nghiệm chuẩn bị sẵn sàng
cho lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm; duy trì các hoạt động của
đội cơ động chống dịch để sẵn sàng đi điều tra, xử lý ổ dịch, tổ chức thường
trực chống dịch; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác
giám sát ca bệnh có hội chứng cúm tại cộng đồng, đặc biệt là tăng cường giám
sát chủ động tại cơ sở. Trong tháng 1 và đầu tháng 2/2015, Trung tâm đã thực
hiện 3 chuyến giám sát tại 11 xã thuộc các huyện vùng cao về công tác giám sát
và phòng chống dịch, trong đó có phòng chống cúm A/H7N9; sẵn sàng các thông
điệp truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân
dân.
Chủng cúm H7N9 có độc lực khá mạnh, gây
tử vong cao, tương đương với virus cúm A/H5N1. Diễn biến trên bệnh nhân nhiễm
cúm A/H7N9 tương tự như bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 với các tổn thương phổi,
viêm phổi diễn tiến nhanh chóng, nguy cấp. Các chuyên gia cảnh báo, virus cúm
A/H7N9 nguy hiểm hơn nhiều so với virus cúm A/H1N1 (virus đã từng gây đại
dịch ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới). Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế
giới, Bộ Y tế Trung Quốc và các nước vẫn chưa xác định được chính xác nguồn
lây của cúm A/H7N9.
Bên cạnh thuận lợi lớn là nhận được sự chỉ
đạo tích cực của UBND tỉnh; sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể
và sự tham mưu, chủ động của ngành y tế tỉnh nhưng công tác phòng chống cúm
A/H7N9 vẫn còn có những khó khăn như: do vi rút cúm A/H7N9 có thể không gây
bệnh cho gia cầm, gia cầm mang vi rút nhưng không có dấu hiệu mắc bệnh nên rất
khó khăn cho công tác phòng chống; tình hình nhập lậu gia súc, sản phẩm gia cầm
qua biên giới sau đó vận chuyển sâu vào nội địa chưa được ngăn chặn triệt để;
chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh hiện nay chủ yếu nhỏ lẻ, phân tán nên việc
phòng dịch cho gia cầm không được người dân thực hiện triệt để; ý thức phòng
chống bệnh dịch từ gia cầm lây sang người của người dân còn hạn chế…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, riêng trong 3
tuần đầu tháng 1/2015 tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp mắc cúm A/H7N9.
Trong đó, có 3 trường hợp tử vong, nâng tổng số mắc cúm A/H7N9 từ năm 2013 đến
ngày 24/1/2015 là 486 trường hợp (Trung Quốc 469, Đài Loan 4, Hồng Kông 12, Malaysia
1), trong đó có 185 trường hợp tử vong. Số mắc có xu hướng lan rộng xuống các
tỉnh phía nam của Trung Quốc, gần biên giới Việt Nam.
Theo bà Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, với đặc thù của Yên Bái - một tỉnh miền núi, địa bàn
rộng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để đạt hiệu quả trong công
tác phòng chống cúm A/H7N9, đơn vị tham mưu cho ngành chỉ đạo tập trung giám
sát mũi nhọn tại những địa bàn trọng điểm: vùng có di biến động dân cư, có
người dân đi làm ăn xa trở về và những vùng thị trấn, thị tứ, nơi có chợ gia cầm;
giám sát những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm như chủ trang trại,
người buôn bán ở chợ gia cầm…; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y giám sát các
ổ dịch cúm trên gia cầm để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời, không để lây lan
sang người. Bên cạnh đó tuyên truyền thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong
nhân dân nhằm sử dụng thịt gia cầm đúng cách, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm, cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi
trường, sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chủ động đi tiêm vắc
xin để phòng bệnh cúm mùa hàng năm; chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, đáp
ứng tốt các tình huống dịch bệnh bất ngờ có thể xảy ra…”.
Để chủ động phòng chống cúm A/H7N9, cơ quan
chuyên môn khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực
hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh,
không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn
thực phẩm; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa
phương và đơn vị thú y trên địa bàn; khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau
ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh,
khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức
khỏe.