CTTĐT - Cùng với người Kinh, người Cao Lan ăn tết cổ truyền trùng với dịp tết Nguyên đán. Ngoài những lễ thức và phong tục, tập quán chung của văn hóa Việt Nam, tết của người Cao Lan còn có nhiều nét riêng biệt, tạo thành một không gian văn hóa đặc sắc không bị pha lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Người Cao Lan làm bánh chim gâu
Người Cao Lan ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở vùng Đông Hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình như Tân Hương, Đại Đồng, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Lai, Bạch Hà và thị trấn Yên Bình. Người Cao Lan (còn được gọi với những tên khác như Sán Chí, Sán Chỉ, Sán Chấy). Dù cuộc sống hiện đại đã đến với rất nhiều bản làng của người Cao Lan, nhưng những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn được lưu giữ, nó thể hiện rõ nhất trong ngày Tết cổ truyền. Cũng giống như hầu hết các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Tết cổ truyền của người Cao Lan thường được bắt đầu từ 25, 26 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng.
Ngày 30 tết là ngày quan trọng và đặc biệt nhất trong năm nên từ sáng sớm mọi công việc chuẩn bị như trang hoàng, quét dọn nhà cửa, sắm sửa các mâm cúng, bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị lương thực, thực phẩm phải được hoàn tất. Nhà nhà gói bánh chưng, mổ lợn và dùng giấy đỏ cắt thành các hình trang trí dán vào tất cả các vật dụng, cây cối, khắp nơi trong nhà. Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ báo hiệu mùa xuân về, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đồng thời xua đuổi tà ma. Chiều 30 tết, gia đình người Cao Lan chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn tết, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ vật quan trọng nhất trong lễ tết của người Cao Lan là bánh chưng và bánh chưng dày. Trong lễ cúng tổ tiên bao giờ cũng phải có một đôi bánh chưng làm thật to và úp vào nhau (biểu tượng âm dương) gọi là bánh cái, bánh mẹ và đôi bánh con bánh chưng dày để cúng tổ tiên trong suốt dịp tết từ ngày 30 tết cho tới rằm tháng Giêng. Ngày rằm tháng Giêng được tính vào dịp tết (vì vẫn còn bánh chưng) và ngày này, đồng bào tổ chức gói bánh chưng ăn tết lại. Lúc này, đôi bánh mẹ và bánh con được đem luộc lại cùng nồi bánh chưng mới và cặp bánh cái được phép ăn thì lúc đó coi như đã hết tết.
Ngày mồng Một tết, người Cao Lan kiêng đi sang nhà khác và họ cũng kiêng người khác vào nhà mình, ai ở nhà đó, uống rượu thắp hương cho tổ tiên. Giống như người Kinh, đồng bào cũng kiêng việc quét nhà trong ba ngày tết, nếu quét xem như quét hết lộc của gia đình.
Sang ngày mồng Hai tết, các gia đình đều sửa soạn mâm cúng, gồm một con gà, thịt lợn, bánh chưng, xôi, rượu và hoa quả, bánh trái mang ra đình làng làm lễ cầu làng. Đây là lễ quan trọng của cả làng cầu xin Thành hoàng làng và các thần linh bảo vệ cho dân làng một năm mới được mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận hoà, bảo vệ các thành viên trong làng được an toàn trong dịp tết. Tất cả các gia đình đều có mâm cúng mang ra đình, đặt lên các vị trí trang trọng trên bàn thờ của đình.
Sau lễ cầu làng, mọi hoạt động vui chơi chính thức của dịp tết mới diễn ra. Mọi người nô nức tham gia đánh đu, đánh yến, ném còn, kéo co…, cùng vui chơi và mừng cho mùa xuân mới, ấm áp, hạnh phúc đến với dân làng. Từ ngày mồng ba tết trở đi, mọi người mới bắt đầu đến nhà nhau chúc mừng năm mới, cùng nhau uống rượu, hát giao duyên, làng này sang làng khác vui chơi, hát đối và không thể thiếu những làn điệu Sình ca- hát cho mùa xuân mới, hát để cầu mong một năm mới tốt đẹp cho cả bản làng.
3118 lượt xem
Hồng Hạnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với người Kinh, người Cao Lan ăn tết cổ truyền trùng với dịp tết Nguyên đán. Ngoài những lễ thức và phong tục, tập quán chung của văn hóa Việt Nam, tết của người Cao Lan còn có nhiều nét riêng biệt, tạo thành một không gian văn hóa đặc sắc không bị pha lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Người Cao Lan ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở vùng Đông Hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình như Tân Hương, Đại Đồng, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Lai, Bạch Hà và thị trấn Yên Bình. Người Cao Lan (còn được gọi với những tên khác như Sán Chí, Sán Chỉ, Sán Chấy). Dù cuộc sống hiện đại đã đến với rất nhiều bản làng của người Cao Lan, nhưng những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn được lưu giữ, nó thể hiện rõ nhất trong ngày Tết cổ truyền. Cũng giống như hầu hết các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Tết cổ truyền của người Cao Lan thường được bắt đầu từ 25, 26 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng.
Ngày 30 tết là ngày quan trọng và đặc biệt nhất trong năm nên từ sáng sớm mọi công việc chuẩn bị như trang hoàng, quét dọn nhà cửa, sắm sửa các mâm cúng, bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị lương thực, thực phẩm phải được hoàn tất. Nhà nhà gói bánh chưng, mổ lợn và dùng giấy đỏ cắt thành các hình trang trí dán vào tất cả các vật dụng, cây cối, khắp nơi trong nhà. Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ báo hiệu mùa xuân về, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đồng thời xua đuổi tà ma. Chiều 30 tết, gia đình người Cao Lan chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, mời ông bà tổ tiên về ăn tết, phù hộ độ trì cho con cháu.
Lễ vật quan trọng nhất trong lễ tết của người Cao Lan là bánh chưng và bánh chưng dày. Trong lễ cúng tổ tiên bao giờ cũng phải có một đôi bánh chưng làm thật to và úp vào nhau (biểu tượng âm dương) gọi là bánh cái, bánh mẹ và đôi bánh con bánh chưng dày để cúng tổ tiên trong suốt dịp tết từ ngày 30 tết cho tới rằm tháng Giêng. Ngày rằm tháng Giêng được tính vào dịp tết (vì vẫn còn bánh chưng) và ngày này, đồng bào tổ chức gói bánh chưng ăn tết lại. Lúc này, đôi bánh mẹ và bánh con được đem luộc lại cùng nồi bánh chưng mới và cặp bánh cái được phép ăn thì lúc đó coi như đã hết tết.
Ngày mồng Một tết, người Cao Lan kiêng đi sang nhà khác và họ cũng kiêng người khác vào nhà mình, ai ở nhà đó, uống rượu thắp hương cho tổ tiên. Giống như người Kinh, đồng bào cũng kiêng việc quét nhà trong ba ngày tết, nếu quét xem như quét hết lộc của gia đình.
Sang ngày mồng Hai tết, các gia đình đều sửa soạn mâm cúng, gồm một con gà, thịt lợn, bánh chưng, xôi, rượu và hoa quả, bánh trái mang ra đình làng làm lễ cầu làng. Đây là lễ quan trọng của cả làng cầu xin Thành hoàng làng và các thần linh bảo vệ cho dân làng một năm mới được mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận hoà, bảo vệ các thành viên trong làng được an toàn trong dịp tết. Tất cả các gia đình đều có mâm cúng mang ra đình, đặt lên các vị trí trang trọng trên bàn thờ của đình.
Sau lễ cầu làng, mọi hoạt động vui chơi chính thức của dịp tết mới diễn ra. Mọi người nô nức tham gia đánh đu, đánh yến, ném còn, kéo co…, cùng vui chơi và mừng cho mùa xuân mới, ấm áp, hạnh phúc đến với dân làng. Từ ngày mồng ba tết trở đi, mọi người mới bắt đầu đến nhà nhau chúc mừng năm mới, cùng nhau uống rượu, hát giao duyên, làng này sang làng khác vui chơi, hát đối và không thể thiếu những làn điệu Sình ca- hát cho mùa xuân mới, hát để cầu mong một năm mới tốt đẹp cho cả bản làng.