Nhằm phát huy thế mạnh về đất đồi rừng, những năm qua, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng; gắn trồng rừng với công nghệ chế biến. Nhờ vậy, đời sống người làm nghề rừng đang từng bước cải thiện.
Trung bình mỗi năm, nhân dân huyện Yên Bình khai thác trên 111.000 m3 gỗ rừng trồng các loại.
Là huyện vùng thấp nhưng có trên 40.000ha rừng, đây được coi là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bình. Để đưa trồng rừng thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách, khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng, phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho người dân; khuyến khích, giúp đỡ người dân trồng rừng bằng việc khai thác nguồn vốn các chương trình, dự án trồng rừng, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, phân bón; phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc vốn rừng cho nhân dân.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, phong trào trồng rừng đã được người dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ tính riêng năm 2014, bà con nông dân và các thành phần kinh tế đã trồng mới trên 2.700ha rừng, bằng 117,5% kế hoạch. Thu nhập từ rừng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân, nhiều hộ khó khăn đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Những xã như: Xuân Long, Tân Nguyên, Ngọc Chấn… trước đây người dân chỉ biết phá rừng, làm nương rẫy, đến nay, rừng đang dần phủ kín. Nghề rừng đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn của nhiều địa phương trong huyện. Chúng tôi về xã Vĩnh Kiên - địa phương có phong trào trồng rừng phát triển.
Chỉ tay lên những cánh rừng bạt ngàn keo lai và bồ đề, đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Phó chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: “Từ năm 2000 trở lại đây, nhân dân trong xã đã tự bỏ vốn, đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng rừng. Chính quyền địa phương không còn phải vận động, tuyên truyền như trước nữa. Trung bình mỗi năm, xã trồng mới 100ha rừng kinh tế, khai thác trên 4.000m3 gỗ, thu về 5 tỷ đồng. Nhờ trồng rừng, đời sống của bà con nhân dân đã có bước chuyển đáng khích lệ. Đến nay, 30% hộ dân trong xã sống bằng nghề rừng, nhiều gia đình từ chỗ nghèo đói nay đã vươn lên giàu từ rừng”.
Cùng với việc phát triển trồng rừng, công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn cũng phát triển mạnh. Để nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư công nghệ chế biến vào địa bàn, đặc biệt là chế biến sâu, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, tham gia chế biến từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng với các sản phẩm đa dạng như: ván ép, ván bóc, bao bì, chiếu tre, trúc, đũa xuất khẩu… Năm qua, các cơ sở chế biến trên địa bàn tiêu thụ trên 113.000m3 gỗ rừng trồng. Các cơ sở chế biến gỗ không những góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ rừng trồng mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt, các doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại, hạn chế tiêu thụ nguyên liệu thô, phát triển chế biến sâu. Cùng với đó, phát triển ổn định các doanh nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản hiện có trên địa bàn; gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tiến tới khuyến khích và tạo vùng sản xuất tập trung vào vùng nguyên liệu cây gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu; khuyến khích liên doanh, liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần khai thác hết tiềm năng, thế mạnh lâm nghiệp.
3109 lượt xem
Theo Văn Thông/Báo Yên Bái
Nhằm phát huy thế mạnh về đất đồi rừng, những năm qua, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng; gắn trồng rừng với công nghệ chế biến. Nhờ vậy, đời sống người làm nghề rừng đang từng bước cải thiện.Là huyện vùng thấp nhưng có trên 40.000ha rừng, đây được coi là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bình. Để đưa trồng rừng thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện đã có nhiều cơ chế chính sách, khuyến khích, hỗ trợ người dân trồng rừng, phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho người dân; khuyến khích, giúp đỡ người dân trồng rừng bằng việc khai thác nguồn vốn các chương trình, dự án trồng rừng, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, phân bón; phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc vốn rừng cho nhân dân.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, phong trào trồng rừng đã được người dân đồng tình hưởng ứng. Chỉ tính riêng năm 2014, bà con nông dân và các thành phần kinh tế đã trồng mới trên 2.700ha rừng, bằng 117,5% kế hoạch. Thu nhập từ rừng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân, nhiều hộ khó khăn đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Những xã như: Xuân Long, Tân Nguyên, Ngọc Chấn… trước đây người dân chỉ biết phá rừng, làm nương rẫy, đến nay, rừng đang dần phủ kín. Nghề rừng đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo, mũi nhọn của nhiều địa phương trong huyện. Chúng tôi về xã Vĩnh Kiên - địa phương có phong trào trồng rừng phát triển.
Chỉ tay lên những cánh rừng bạt ngàn keo lai và bồ đề, đồng chí Nguyễn Văn Chiến - Phó chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết: “Từ năm 2000 trở lại đây, nhân dân trong xã đã tự bỏ vốn, đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng rừng. Chính quyền địa phương không còn phải vận động, tuyên truyền như trước nữa. Trung bình mỗi năm, xã trồng mới 100ha rừng kinh tế, khai thác trên 4.000m3 gỗ, thu về 5 tỷ đồng. Nhờ trồng rừng, đời sống của bà con nhân dân đã có bước chuyển đáng khích lệ. Đến nay, 30% hộ dân trong xã sống bằng nghề rừng, nhiều gia đình từ chỗ nghèo đói nay đã vươn lên giàu từ rừng”.
Cùng với việc phát triển trồng rừng, công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn cũng phát triển mạnh. Để nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân, huyện đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư công nghệ chế biến vào địa bàn, đặc biệt là chế biến sâu, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, tham gia chế biến từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng với các sản phẩm đa dạng như: ván ép, ván bóc, bao bì, chiếu tre, trúc, đũa xuất khẩu… Năm qua, các cơ sở chế biến trên địa bàn tiêu thụ trên 113.000m3 gỗ rừng trồng. Các cơ sở chế biến gỗ không những góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm gỗ rừng trồng mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, thời gian tới, huyện tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt, các doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại, hạn chế tiêu thụ nguyên liệu thô, phát triển chế biến sâu. Cùng với đó, phát triển ổn định các doanh nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất kinh doanh lâm sản hiện có trên địa bàn; gắn vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tiến tới khuyến khích và tạo vùng sản xuất tập trung vào vùng nguyên liệu cây gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu; khuyến khích liên doanh, liên kết trong trồng rừng và tiêu thụ sản phẩm, góp phần khai thác hết tiềm năng, thế mạnh lâm nghiệp.