Phát huy tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau về mọi mặt, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế phù hợp với trình độ cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Đoàn viên Vũ Quang Thắng (bên trái) giới thiệu về đặc tính cây thanh long cho cán bộ Đoàn xã Yên Phú, huyện Văn Yên.
Xã hiện có trên 800 đoàn viên, trong đó,
trên 600 đoàn viên là học sinh, sinh viên sinh hoạt tại các chi đoàn trường phổ
thông và trường chuyên nghiệp, số còn lại sinh hoạt trong 15 chi đoàn trên địa
bàn xã. Những năm qua, cùng với tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên tích
cực phấn đấu vào Đoàn để xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, Ban Chấp hành
Đoàn xã còn khuyến khích, động viên ĐVTN đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
hộ gia đình.
Trong phong trào đồng hành với thanh niên
lập thân, lập nghiệp, ĐVTN đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, tiêu
biểu như tổ hợp tác dịch vụ xây dựng công trình phụ ở nông thôn và lắp đặt điện
nước, khung rạp, loa đài... tạo thành một hệ thống khép kín, với tổng tài sản
chung trị giá trên 50 triệu đồng và vốn duy trì trên 20 triệu đồng, tạo việc làm
thường xuyên cho hàng chục lao động.
Là xã thuần nông, 90% dân số sống bằng kinh
tế nông - lâm nghiệp, nhiều đoàn viên có lợi thế về đất đai đã mạnh dạn đầu tư,
phát triển kinh tế lâm nghiệp, chủ yếu là trồng quế. Nhiều gia đình ĐVTN có
diện tích quế rộng trên 5ha trở lên như Nguyễn Minh Tuấn ở chi đoàn thôn 13 có
trên 20ha... Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng được các ĐVTN trong xã quan tâm phát
triển mạnh. Hiện, hàng chục ĐVTN có mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm với quy
mô 20 con/lứa trở lên, điển hình như Nguyễn Công Thương ở chi đoàn 3 mô hình 40
con/lứa, Ngô Đình Du ở Chi đoàn thôn 3 nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt với số
lượng 50 con/lứa; Nguyễn Văn Cường ở Chi đoàn thôn 6 nuôi từ 500 đến 1.000 con
gà và mở lò ấp trứng, cung cấp giống cho nhân dân quanh vùng. Một số đoàn viên
có lợi thế về ao, hồ, đầm đã phát triển chăn nuôi thủy sản.
Chúng tôi đến gia đình đoàn viên Đỗ Hữu
Việt ở Chi đoàn thôn 3 đúng vào dịp thu hoạch cá. Xách con cá mè khoảng hơn 2kg
trên tay, anh cho biết: "Ao của nhà mình mặt nước rộng khoảng 1 mẫu, mỗi
năm, trồng một vụ lúa vào vụ đông xuân. Sau khi thu hoạch lúa, mình bắt đầu lấy
nước, thả cá giống đã ươm sẵn, đến cuối năm sẽ thu hoạch. Bình quân mỗi năm
cũng đạt trên 1 tấn, trong đó, chủ yếu là cá rô phi đơn tính, thu về trên 50 triệu
đồng".
Đoàn viên Vũ Quang Thắng ở Chi đoàn thôn 10
đang đầu tư trồng 4 sào thanh long cho biết: "Năm 2012, tôi đầu tư khoảng
10 triệu đồng để đổ cột bê tông, làm giàn cho thanh long, còn giống và phân bón
không đáng kể. Lúc đầu, tôi cũng rất lo vì nhiều người nói ở trên này đất đai,
khí hậu không hợp nên sợ thanh long không ra quả. Nhưng sau 2 năm kiên trì chăm
sóc, năm 2014, hơn 100 gốc thanh long đã ra vụ quả đầu tiên, chất lượng cũng
như sản lượng khá nên gia đình rất mừng. Hy vọng, thời gian tới, loại cây này
sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho gia đình cũng như nhiều hộ nông dân
khác".
Để tiếp thêm nghị lực và tinh thần cho các
ĐVTN, Đoàn xã còn nhận ủy thác tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện với tổng dư nợ hiện nay trên 3 tỷ đồng, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho các đoàn viên năng động có cơ hội biến ước mơ thành hành động, từng bước
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội, góp phần không nhỏ
vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương.
2773 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Phát huy tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau về mọi mặt, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Yên Phú, huyện Văn Yên đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế phù hợp với trình độ cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội của địa phương, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Xã hiện có trên 800 đoàn viên, trong đó,
trên 600 đoàn viên là học sinh, sinh viên sinh hoạt tại các chi đoàn trường phổ
thông và trường chuyên nghiệp, số còn lại sinh hoạt trong 15 chi đoàn trên địa
bàn xã. Những năm qua, cùng với tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên tích
cực phấn đấu vào Đoàn để xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, Ban Chấp hành
Đoàn xã còn khuyến khích, động viên ĐVTN đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
hộ gia đình.
Trong phong trào đồng hành với thanh niên
lập thân, lập nghiệp, ĐVTN đã xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, tiêu
biểu như tổ hợp tác dịch vụ xây dựng công trình phụ ở nông thôn và lắp đặt điện
nước, khung rạp, loa đài... tạo thành một hệ thống khép kín, với tổng tài sản
chung trị giá trên 50 triệu đồng và vốn duy trì trên 20 triệu đồng, tạo việc làm
thường xuyên cho hàng chục lao động.
Là xã thuần nông, 90% dân số sống bằng kinh
tế nông - lâm nghiệp, nhiều đoàn viên có lợi thế về đất đai đã mạnh dạn đầu tư,
phát triển kinh tế lâm nghiệp, chủ yếu là trồng quế. Nhiều gia đình ĐVTN có
diện tích quế rộng trên 5ha trở lên như Nguyễn Minh Tuấn ở chi đoàn thôn 13 có
trên 20ha... Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng được các ĐVTN trong xã quan tâm phát
triển mạnh. Hiện, hàng chục ĐVTN có mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm với quy
mô 20 con/lứa trở lên, điển hình như Nguyễn Công Thương ở chi đoàn 3 mô hình 40
con/lứa, Ngô Đình Du ở Chi đoàn thôn 3 nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt với số
lượng 50 con/lứa; Nguyễn Văn Cường ở Chi đoàn thôn 6 nuôi từ 500 đến 1.000 con
gà và mở lò ấp trứng, cung cấp giống cho nhân dân quanh vùng. Một số đoàn viên
có lợi thế về ao, hồ, đầm đã phát triển chăn nuôi thủy sản.
Chúng tôi đến gia đình đoàn viên Đỗ Hữu
Việt ở Chi đoàn thôn 3 đúng vào dịp thu hoạch cá. Xách con cá mè khoảng hơn 2kg
trên tay, anh cho biết: "Ao của nhà mình mặt nước rộng khoảng 1 mẫu, mỗi
năm, trồng một vụ lúa vào vụ đông xuân. Sau khi thu hoạch lúa, mình bắt đầu lấy
nước, thả cá giống đã ươm sẵn, đến cuối năm sẽ thu hoạch. Bình quân mỗi năm
cũng đạt trên 1 tấn, trong đó, chủ yếu là cá rô phi đơn tính, thu về trên 50 triệu
đồng".
Đoàn viên Vũ Quang Thắng ở Chi đoàn thôn 10
đang đầu tư trồng 4 sào thanh long cho biết: "Năm 2012, tôi đầu tư khoảng
10 triệu đồng để đổ cột bê tông, làm giàn cho thanh long, còn giống và phân bón
không đáng kể. Lúc đầu, tôi cũng rất lo vì nhiều người nói ở trên này đất đai,
khí hậu không hợp nên sợ thanh long không ra quả. Nhưng sau 2 năm kiên trì chăm
sóc, năm 2014, hơn 100 gốc thanh long đã ra vụ quả đầu tiên, chất lượng cũng
như sản lượng khá nên gia đình rất mừng. Hy vọng, thời gian tới, loại cây này
sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho gia đình cũng như nhiều hộ nông dân
khác".
Để tiếp thêm nghị lực và tinh thần cho các
ĐVTN, Đoàn xã còn nhận ủy thác tín chấp vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội
huyện với tổng dư nợ hiện nay trên 3 tỷ đồng, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi
cho các đoàn viên năng động có cơ hội biến ước mơ thành hành động, từng bước
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội, góp phần không nhỏ
vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương.