Tuy đã qua kỳ nghỉ tết Ất Mùi nhưng những ngày này, tại các điểm tâm linh, đền, chùa và lễ hội, mật độ giao thông vẫn đang rất "nóng". Do vậy, công tác bảo đảm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) tại những khu vực này đang được các lực lượng chức năng và địa phương triển khai quyết liệt, nhằm bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn.
Công tác kiểm tra, kiểm soát tại các bến đò ngang cần phải được tiến hành thường xuyên.
Kết thúc 9 ngày nghỉ tết, tình hình TT ATGT
trên địa bàn tỉnh cơ bản bảo đảm. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông
(Công an tỉnh), từ ngày 15/2 - 23/2, toàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ tai nạn giao
thông (TNGT), làm chết 2 người và bị thương 11 người (so với tết Giáp Ngọ 2014,
giảm 5 vụ tai nạn, 9 người bị thương, số người chết không tăng, không giảm. Kết
quả trên là do các cơ quan chức năng đã đưa ra những giải pháp rất
"trúng" và "đúng", trong đó, phải kể đến việc xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn như: điều khiển phương tiện khi sử
dụng rượu, bia; không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu…
Tuy nhiên, hiện đang là thời điểm các lễ
hội xuân đang diễn ra sôi nổi, nhất là tại các điểm tâm linh như: Đền Đông
Cuông (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên), Đền Đại Cại (Lục Yên)… hay tại các địa
phương có hội chọi trâu như: Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Do vậy, mật độ người
và phương tiện lưu thông trên đường vẫn rất đông, nhất là tại các tuyến đường
dẫn vào lễ hội luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Trước tình hình trên, để bảo đảm cho nhân
dân đi lại thuận tiện, an toàn, ngay từ trước tết Nguyên đán, Ban ATGT tỉnh đã
xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành thành viên, Ban ATGT các địa phương triển
khai các giải pháp, phương án phân luồng giao thông và bảo đảm ATGT cho các lễ hội.
Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm luật giao
thông được đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các bến đò ngang, các lực lượng chức năng
thường xuyên có mặt để nhắc nhở và kiểm tra chủ phương tiện và hành khách chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật về ATGT đường thủy nội địa như: không chở
quá số người quy định, mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân khi qua đò
ngang...
Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải và
công an đã tăng cường phối hợp, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm
những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng
lách, đánh võng, đua xe trái phép, sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; người
điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
và không cài quai đúng quy cách, chở quá số người quy định, không chấp hành
hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, chống người thi hành công vụ…; tăng
cường kiểm tra các hoạt động xe khách, xe quá tải để bảo đảm an toàn, thông
suốt. Các địa phương duy trì thường xuyên các hoạt động giữ gìn trật tự hành
lang đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình lấn chiếm hành lang, vỉa
hè làm nơi buôn bán; thường xuyên nhắc nhở, xử lý các hộ kinh doanh gần các
đền, chùa, lễ hội không vi phạm, lấn chiếm hành lang...
Ông Vũ Thiện Chiến - Chánh văn phòng Ban
ATGT tỉnh nhận định: "Tuy tỉnh ta không có nhiều đền, chùa lớn như các địa
phương khác nhưng trong dịp lễ hội xuân 2015, lượng người có nhu cầu đi du xuân
chắc chắn là khá lớn, kéo theo số lượng phương tiện tham gia giao thông cũng tăng
vọt. Vì vậy, việc siết chặt kiểm soát các hoạt động vận tải, tăng cường tuần
tra, kiểm soát vi phạm là rất cần thiết. Đáng lưu ý là xe hợp đồng và xe cho
thuê tự lái, lái xe không quen các cung đường và chạy liên tục, quá số giờ quy
định dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, dễ xảy ra TNGT".
Có thể nói, du xuân, cầu lộc, cầu an đã trở
thành một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta. Vì thế, để du xuân trọn vẹn, an toàn
thì mỗi người dân khi tham gia giao thông cần có ý thức bảo vệ bản thân mình
bằng cách đi đúng tốc độ cho phép, chú ý quan sát, đội mũ bảo hiểm và đặc biệt
là không lái xe khi đã sử dụng rượu, bia…
3536 lượt xem
(Theo Hùng Cường/Báo Yên Bái)
Tuy đã qua kỳ nghỉ tết Ất Mùi nhưng những ngày này, tại các điểm tâm linh, đền, chùa và lễ hội, mật độ giao thông vẫn đang rất "nóng". Do vậy, công tác bảo đảm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) tại những khu vực này đang được các lực lượng chức năng và địa phương triển khai quyết liệt, nhằm bảo đảm cho nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn.
Kết thúc 9 ngày nghỉ tết, tình hình TT ATGT
trên địa bàn tỉnh cơ bản bảo đảm. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông
(Công an tỉnh), từ ngày 15/2 - 23/2, toàn tỉnh đã xảy ra 6 vụ tai nạn giao
thông (TNGT), làm chết 2 người và bị thương 11 người (so với tết Giáp Ngọ 2014,
giảm 5 vụ tai nạn, 9 người bị thương, số người chết không tăng, không giảm. Kết
quả trên là do các cơ quan chức năng đã đưa ra những giải pháp rất
"trúng" và "đúng", trong đó, phải kể đến việc xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn như: điều khiển phương tiện khi sử
dụng rượu, bia; không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu…
Tuy nhiên, hiện đang là thời điểm các lễ
hội xuân đang diễn ra sôi nổi, nhất là tại các điểm tâm linh như: Đền Đông
Cuông (xã Đông Cuông, huyện Văn Yên), Đền Đại Cại (Lục Yên)… hay tại các địa
phương có hội chọi trâu như: Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Do vậy, mật độ người
và phương tiện lưu thông trên đường vẫn rất đông, nhất là tại các tuyến đường
dẫn vào lễ hội luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.
Trước tình hình trên, để bảo đảm cho nhân
dân đi lại thuận tiện, an toàn, ngay từ trước tết Nguyên đán, Ban ATGT tỉnh đã
xây dựng kế hoạch chỉ đạo các ngành thành viên, Ban ATGT các địa phương triển
khai các giải pháp, phương án phân luồng giao thông và bảo đảm ATGT cho các lễ hội.
Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm luật giao
thông được đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các bến đò ngang, các lực lượng chức năng
thường xuyên có mặt để nhắc nhở và kiểm tra chủ phương tiện và hành khách chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật về ATGT đường thủy nội địa như: không chở
quá số người quy định, mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân khi qua đò
ngang...
Bên cạnh đó, ngành giao thông vận tải và
công an đã tăng cường phối hợp, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm
những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như: phóng nhanh, vượt ẩu, lạng
lách, đánh võng, đua xe trái phép, sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; người
điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm
và không cài quai đúng quy cách, chở quá số người quy định, không chấp hành
hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, chống người thi hành công vụ…; tăng
cường kiểm tra các hoạt động xe khách, xe quá tải để bảo đảm an toàn, thông
suốt. Các địa phương duy trì thường xuyên các hoạt động giữ gìn trật tự hành
lang đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình lấn chiếm hành lang, vỉa
hè làm nơi buôn bán; thường xuyên nhắc nhở, xử lý các hộ kinh doanh gần các
đền, chùa, lễ hội không vi phạm, lấn chiếm hành lang...
Ông Vũ Thiện Chiến - Chánh văn phòng Ban
ATGT tỉnh nhận định: "Tuy tỉnh ta không có nhiều đền, chùa lớn như các địa
phương khác nhưng trong dịp lễ hội xuân 2015, lượng người có nhu cầu đi du xuân
chắc chắn là khá lớn, kéo theo số lượng phương tiện tham gia giao thông cũng tăng
vọt. Vì vậy, việc siết chặt kiểm soát các hoạt động vận tải, tăng cường tuần
tra, kiểm soát vi phạm là rất cần thiết. Đáng lưu ý là xe hợp đồng và xe cho
thuê tự lái, lái xe không quen các cung đường và chạy liên tục, quá số giờ quy
định dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, dễ xảy ra TNGT".
Có thể nói, du xuân, cầu lộc, cầu an đã trở
thành một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta. Vì thế, để du xuân trọn vẹn, an toàn
thì mỗi người dân khi tham gia giao thông cần có ý thức bảo vệ bản thân mình
bằng cách đi đúng tốc độ cho phép, chú ý quan sát, đội mũ bảo hiểm và đặc biệt
là không lái xe khi đã sử dụng rượu, bia…