Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn có gần 1.300 hộ dân, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đổi mới cơ cấu giống lúa nhằm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác ở tất cả 12 thôn, gắn với việc xây dựng vùng trồng màu, vùng lúa năng suất chất lượng cao, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm.
Nông dân xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn trồng cà chua cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Kết quả đánh giá những năm gần đây cho
thấy, 257ha lúa nước cấy 2 vụ, năng suất 3 năm trở lại đây luôn duy trì 12,5
tấn/ha/năm. Hàng năm, xã đưa vào gieo trồng 240ha ngô, lạc, rau màu vụ đông
trên đất 2 vụ lúa và thả trên 20ha cá ruộng xen lúa. Từ đó, giá trị kinh tế
trên mỗi héc-ta đất canh tác của xã đạt gần 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hiện
nay, đàn trâu bò toàn xã có gần 1.100 con, lợn gần 4.000 con và gia cầm các
loại trên 33.000 con, mỗi năm, cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn thịt các loại
mang lại nguồn thu trên 6 tỷ đồng cho nhân dân.
Chủ tịch UBND xã Lò Văn Hó cho biết:
"Có được kết quả trên, ngoài việc chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, chính
quyền, các đoàn thể cũng góp nhiều công sức trong việc giúp dân xoá đói giảm
nghèo, bằng việc hàng năm tổ chức trên 20 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về cây
trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho trên 500 hộ vay vốn qua các hệ thống ngân
hàng với số tiền trên 10 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Hàng năm, xã còn vận động
nhân dân tham gia đóng góp trên 5.000 ngày công, tiền và vật liệu xây dựng để
tham gia vào xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương như kiên cố hoá kênh mương
nội đồng, đường giao thông liên thôn ở các bản: Đường, Lốm Mường Chà, Viêng
Công, An Sơn, Cại, Tào... đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân để giao lưu kinh
tế, phát triển sản xuất".
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền
sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới gồm: hệ thống chính trị, kênh
mương thuỷ lợi, quy hoạch đất đai, giữ vững an ninh trật tự, điện sinh hoạt và sản
xuất… Hiện nay, lương thực bình quân đầu người toàn xã đạt gần 600kg/người/năm;
thu nhập bình quân đầu người trên 8 triệu đồng/người/năm; 98% số hộ có phương
tiện nghe nhìn.
2731 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn có gần 1.300 hộ dân, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Đảng bộ, chính quyền địa phương xác định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đổi mới cơ cấu giống lúa nhằm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác ở tất cả 12 thôn, gắn với việc xây dựng vùng trồng màu, vùng lúa năng suất chất lượng cao, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm.
Kết quả đánh giá những năm gần đây cho
thấy, 257ha lúa nước cấy 2 vụ, năng suất 3 năm trở lại đây luôn duy trì 12,5
tấn/ha/năm. Hàng năm, xã đưa vào gieo trồng 240ha ngô, lạc, rau màu vụ đông
trên đất 2 vụ lúa và thả trên 20ha cá ruộng xen lúa. Từ đó, giá trị kinh tế
trên mỗi héc-ta đất canh tác của xã đạt gần 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hiện
nay, đàn trâu bò toàn xã có gần 1.100 con, lợn gần 4.000 con và gia cầm các
loại trên 33.000 con, mỗi năm, cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn thịt các loại
mang lại nguồn thu trên 6 tỷ đồng cho nhân dân.
Chủ tịch UBND xã Lò Văn Hó cho biết:
"Có được kết quả trên, ngoài việc chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, chính
quyền, các đoàn thể cũng góp nhiều công sức trong việc giúp dân xoá đói giảm
nghèo, bằng việc hàng năm tổ chức trên 20 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về cây
trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho trên 500 hộ vay vốn qua các hệ thống ngân
hàng với số tiền trên 10 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Hàng năm, xã còn vận động
nhân dân tham gia đóng góp trên 5.000 ngày công, tiền và vật liệu xây dựng để
tham gia vào xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương như kiên cố hoá kênh mương
nội đồng, đường giao thông liên thôn ở các bản: Đường, Lốm Mường Chà, Viêng
Công, An Sơn, Cại, Tào... đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân để giao lưu kinh
tế, phát triển sản xuất".
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền
sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí nông thôn mới gồm: hệ thống chính trị, kênh
mương thuỷ lợi, quy hoạch đất đai, giữ vững an ninh trật tự, điện sinh hoạt và sản
xuất… Hiện nay, lương thực bình quân đầu người toàn xã đạt gần 600kg/người/năm;
thu nhập bình quân đầu người trên 8 triệu đồng/người/năm; 98% số hộ có phương
tiện nghe nhìn.