CTTĐT - Đền Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (hay còn gọi là Đền Thần Vệ quốc, Đông Quang). Đền cách trung tâm tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến di tích đều được rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi. Từ lâu, Đền nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
Lễ hội Đền Đông Cuông
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Với dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống, góc mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thiếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm.
Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đến Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).
Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê. Được phát triển từ một Miếu cổ thờ Đông Quang (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần). Theo Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).
Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.
- Tòa đại bái: Trước sự ngưỡng mộ của chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xa gần. Tòa đại bái mới được xây dựng trên nền móng cũ (1995-2002) gồm 3 gian 2 trái làm kiểu quá giang gối đầu, tường cao 5m, nền lát gạch hoa, mái rằng hoành gỗ, cột xi măng giả gỗ cốt thép, toàn mái lợp ngói vẩy Hương Canh… vôi ve nhã nhặn, có diện tích sử dụng 270,5m2 Tam quan cửa thoáng – 10 cửa sổ 02 cửa hậu.
- Tòa hậu cung cấm: Gồm một gian trên thượng cung cấp sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh - chịu lực ở tường. Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày "Mão" tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội: Thôn Bến Đền - Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ - Hội:
Lễ hội đền Đông Cuông mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Trâu dùng để tế phải là trâu đực trắng, to khoẻ, được tuyển chọn kĩ lưỡng từ nhiều tháng trước. Tới giờ phút thiêng liêng nhất, trâu mổ ra lấy 9 chén tiết trâu xuống bến sông để tế, ông mo bước từ cung cấm ra cùng các giai chay và dân làng làm lễ, tiến hành lễ hiến sinh cầu cho linh hồn những anh hùng đã hi sinh ở thác Ghềnh Ngai trên dòng sông Hồng trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông thủa trước, sau đó trâu được thui và được chủ tế dâng lên cầu mưa thuận gió hoà mùa màng tốt tươi, người dân khoẻ mạnh, làm ăn phát tài. Sau khi cúng, thịt trâu được đem ra chế biến thành các món ăn mời du khách đến đền làm lễ. Cuộc tế lễ diễn ra một cách nghiêm linh, muôn dân trăm họ hướng về cội nguồn để cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà, bình an hạnh phúc, v.v.
Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông. Lễ rước tượng Mẫu sang sông để thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Trước đó đã có hàng ngàn người dân địa phương và du khách tập trung trước cửa đền cùng tham gia rước. Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức ông thì các thầy cúng cũng làm thủ tục tế lễ, sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu.
Lúc này, hàng ngàn du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.
Sau phần lễ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co và các hình thức sinh hoạt mang đậm chất dân gian như Ném Còn (tức Sến) đánh yến, kéo co, đấu vật, hát chèo với đủ sắc mầu dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Nùng… muôn màu sắc phục chật cứng như nêm, tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng trống lẫn tiếng hát then, hát cọi, khèn bè, tiếng reo hò, kéo co, ném còn thắng cuộc, cờ bay trước gió, khiến cho cả vùng trở lên tưng bừng náo nhiệt, cuối hội nam nữ các bản làng xã tổ chức hát dã hội chia tay hẹn hò hội xuân tới gặp lại… đã tạo cho lễ hội đền Đông Cuông thêm phần sống động.
Những năm gần đây, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm có tới hàng trăm ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho Quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, cứ Xuân Thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh".
5. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh - cấp Quốc gia: Năm 2000, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Năm 2009, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
6. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Liên hệ Ban quản lý Đền Đông Cuông: Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - Trưởng Ban QLDT đền - Số điện thoại: 0975.614.460.
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Yên; Điện thoại: 0216.3834.181.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở Lưu trú và ăn uống:
+ Nhà nghỉ Tuấn Tú - Thôn Bến Đền - xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0962.911.886.
+ Nhà nghỉ Văn Thắng - Thôn Bến Đền - xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 01674.789.645.
+ Nhà nghỉ Quân Vui - Thôn Bến Đền - Xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 01678.444.180.
+ Nhà nghỉ cộng đồng - Thôn Cầu Có - Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách
BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
17387 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Đền Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (hay còn gọi là Đền Thần Vệ quốc, Đông Quang). Đền cách trung tâm tỉnh Yên Bái về phía Tây Bắc 52 km, cách huyện Văn Yên 18 km về phía Tây Bắc và cách ga Trái Hút 4 km về phía Tây Nam. Đường đi đến di tích đều được rải nhựa, bê tông. Phương tiện du khách đi bằng ô tô, xe máy đến di tích khá thuận lợi. Từ lâu, Đền nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn.
Lễ hội Đền Đông Cuông
1. Nguồn gốc lễ hội và hiện trạng Đền:
Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Với dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống, góc mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thiếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm.
Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: Ngoài Đến Chính còn có Miếu Cô, Miếu Cậu và Miến Đức Ông (Miếu Đức Ông tọa bên hữu ngạn sông Hồng đối diện với ngôi Đền Chính về hướng Nam cách 150m đường chim bay thuộc cụm di tích Đền Đông Cuông).
Đền có từ lâu đời, qua sử sách thư tịch được biết Đền có muộn nhất vào đời Lê. Được phát triển từ một Miếu cổ thờ Đông Quang (thuộc trung tâm trại Quy Hóa thời Trần). Theo Đại Nam nhất thống chí, đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân. Đền và khu vực đền có liên quan đến Đền Ngọc Tháp và Đền Hùng (Phú Thọ).
Đền Đuông Cuông có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm.
- Tòa đại bái: Trước sự ngưỡng mộ của chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xa gần. Tòa đại bái mới được xây dựng trên nền móng cũ (1995-2002) gồm 3 gian 2 trái làm kiểu quá giang gối đầu, tường cao 5m, nền lát gạch hoa, mái rằng hoành gỗ, cột xi măng giả gỗ cốt thép, toàn mái lợp ngói vẩy Hương Canh… vôi ve nhã nhặn, có diện tích sử dụng 270,5m2 Tam quan cửa thoáng – 10 cửa sổ 02 cửa hậu.
- Tòa hậu cung cấm: Gồm một gian trên thượng cung cấp sàn cách mặt nền 1,80m là nơi đặt hai pho tượng, tượng Mẫu và tượng cao quan Đại Vương người Tày Khao ở đây gọi là Quang Hoàng Báo được nối liền với gian giữa của tòa đại bái có tổng diện tích 42m2 dựng kiểu mái xiên đổ xi măng lợp ngói mũi hài Hương Canh - chịu lực ở tường. Qua bố trí kết cấu khung và ở tòa cung cấm là dạng đình ở trên mang dáng dấp kiến trúc của thời Nguyễn với lối sử dụng cổ truyền có hiệu quả. Đây là nét điển hình nghệ thuật kiến trúc cổ dân gian mà tới hôm nay dù xây dựng có công nghệ kỹ thuật hiện đại song vẫn ứng dụng kiểu hệ thống cổ truyền này, chỉ có điều biến dạng vị trí đi với một tên gọi khác “con sơn” mà ta thường bắt gặp.
2. Thời gian tổ chức lễ hội: Lễ hội Đền Đông Cuông được tổ chức vào ngày "Mão" tháng Giêng hàng năm.
3. Địa điểm tổ chức Lễ hội: Thôn Bến Đền - Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.
4. Phần Lễ - Hội:
Lễ hội đền Đông Cuông mở đầu bằng lễ mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Trâu dùng để tế phải là trâu đực trắng, to khoẻ, được tuyển chọn kĩ lưỡng từ nhiều tháng trước. Tới giờ phút thiêng liêng nhất, trâu mổ ra lấy 9 chén tiết trâu xuống bến sông để tế, ông mo bước từ cung cấm ra cùng các giai chay và dân làng làm lễ, tiến hành lễ hiến sinh cầu cho linh hồn những anh hùng đã hi sinh ở thác Ghềnh Ngai trên dòng sông Hồng trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông thủa trước, sau đó trâu được thui và được chủ tế dâng lên cầu mưa thuận gió hoà mùa màng tốt tươi, người dân khoẻ mạnh, làm ăn phát tài. Sau khi cúng, thịt trâu được đem ra chế biến thành các món ăn mời du khách đến đền làm lễ. Cuộc tế lễ diễn ra một cách nghiêm linh, muôn dân trăm họ hướng về cội nguồn để cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà, bình an hạnh phúc, v.v.
Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông. Lễ rước tượng Mẫu sang sông để thắp hương cúng tế linh hồn tướng quân Hà Đặc được bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Trước đó đã có hàng ngàn người dân địa phương và du khách tập trung trước cửa đền cùng tham gia rước. Tượng Mẫu được rước sang sông bằng chiếc bè lớn làm bằng nứa dại. Khi tượng Mẫu đã sang tới miếu Ghềnh Ngai thăm Đức ông thì các thầy cúng cũng làm thủ tục tế lễ, sau đó tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu.
Lúc này, hàng ngàn du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.
Sau phần lễ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co và các hình thức sinh hoạt mang đậm chất dân gian như Ném Còn (tức Sến) đánh yến, kéo co, đấu vật, hát chèo với đủ sắc mầu dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Nùng… muôn màu sắc phục chật cứng như nêm, tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng trống lẫn tiếng hát then, hát cọi, khèn bè, tiếng reo hò, kéo co, ném còn thắng cuộc, cờ bay trước gió, khiến cho cả vùng trở lên tưng bừng náo nhiệt, cuối hội nam nữ các bản làng xã tổ chức hát dã hội chia tay hẹn hò hội xuân tới gặp lại… đã tạo cho lễ hội đền Đông Cuông thêm phần sống động.
Những năm gần đây, đền Đông Cuông là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương trong hành trình du lịch văn hoá tâm linh, nhớ về nguồn cội. Mỗi năm có tới hàng trăm ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho Quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói chung và thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng có một nghi lễ hết sức đặc biệt, đó là nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng thực hành tiêu biểu nhất của đạo Mẫu. Hàng năm, cứ Xuân Thu nhị kỳ, vào đầu năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và "bắc ghế hầu Thánh".
5. Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh - cấp Quốc gia: Năm 2000, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Năm 2009, đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
6. THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Liên hệ Ban quản lý Đền Đông Cuông: Ông Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên - Trưởng Ban QLDT đền - Số điện thoại: 0975.614.460.
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND huyện Văn Yên; Điện thoại: 0216.3834.181.
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 02163.893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
- Cơ sở Lưu trú và ăn uống:
+ Nhà nghỉ Tuấn Tú - Thôn Bến Đền - xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 0962.911.886.
+ Nhà nghỉ Văn Thắng - Thôn Bến Đền - xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 01674.789.645.
+ Nhà nghỉ Quân Vui - Thôn Bến Đền - Xã Đông Cuông- huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Điện thoại: 01678.444.180.
+ Nhà nghỉ cộng đồng - Thôn Cầu Có - Xã Đông Cuông - Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phương tiện di chuyển:
+ Đường bộ: Xe khách
BAN BIÊN TẬP CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Các bài khác
- Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
Xem thêm »