CTTĐT – Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có các trò chơi dân gian dân tộc như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn... Vào dịp đầu xuân bà con các dân tộc nơi đây lại tưng bừng mở hội tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và các trò chơi truyền thống.
Trò chơi đẩy gậy của người Thái Nghĩa Lộ
Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái với nhiều nét văn hoá đặc sắc được lưu giữ và phát huy. Năm nào cũng vậy cứ đến ngày 15 tháng Giêng, xã lại tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi với các trò chơi truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, leo cột mỡ…Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con trong những ngày đầu năm mới. Nghệ nhân Điêu Thị Siêng - Xã Nghĩa An cho biết: "Tung còn là một trò vui đặc biệt không thể thiếu của người Thái trong những ngày lễ tết, nhất là vào mùa xuân. Không biết trò chơi tung còn ra đời từ khi nào, nhưng nó được bà con yêu thích và lưu truyền đến nay"
Để chuẩn bị cho ngày hội tung còn, các chàng trai, cô gái Thái đã chuẩn bị khâu còn trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thiếu nữ Thái khâu bằng vải thổ cẩm, trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, vải vụn, hoặc hạt của cây bông, bên ngoài còn được trang điểm bằng các "rua" đủ màu sắc sặc sỡ. Những chàng trai thì lên rừng tìm những cây tre thật dài, đẹp và bền để dựng cây Nêu. Nơi diễn ra hội tung còn được tổ chức trên một khoảng đất rộng và tương đối bằng phẳng. Trò chơi diễn ra là dịp nam thanh nữ tú các làng bản giao lưu gặp gỡ tìm hiểu nhau. Nhiều đôi đã "phải duyên nhau" trong ngày hội tung còn.
Các chàng trai cô gái Thái vừa ném còn, vừa hát những bài hát dân ca của dân tộc mình. Trái còn văng đi, trái còn đánh lại, những con mắt ngước theo đà của quả còn và hồi hộp khi trái còn từ từ bay lướt qua vòng tròn. Cuộc chơi thường kéo dài suốt mấy ngày hội và mỗi khi bóng chiều dần buông, họ lại kéo nhau về nhà già làng, trưởng bản cùng nhau quây quần nâng chén rượu nồng chúc nhau năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc, nhà nhà đầy thóc, đầy ngô, lợn gà đầy chuồng. Rồi cùng đánh chiêng, trống hòa vào vòng xòe quanh đống lửa ấm áp tình người và không khí xuân tưởng chừng không bao giờ dứt. Hội tung còn, làm cho tình yêu trai gái thêm bền chặt thêm hương cho sắc xuân Mường Lò…
Đẩy gậy cũng là một trong những môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, môn thể thao này phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy gậy đã góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc. Để tổ chức thi đấu môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Vẽ một vòng tròn có đường kính 5m trên một khoảng đất rộng. Sau khi các vận động viên đã chuẩn bị xong, một người được giao nhiệm vụ làm trọng tài phát lệnh cho trận đấu bắt đầu. Theo quy định, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc.
Các trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu ở các bản, làng người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò mỗi độ xuân về, làm cho bức tranh mùa xuân thêm sinh động và nhiều màu sắc./.
3235 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có các trò chơi dân gian dân tộc như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn... Vào dịp đầu xuân bà con các dân tộc nơi đây lại tưng bừng mở hội tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và các trò chơi truyền thống. Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái với nhiều nét văn hoá đặc sắc được lưu giữ và phát huy. Năm nào cũng vậy cứ đến ngày 15 tháng Giêng, xã lại tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi với các trò chơi truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, leo cột mỡ…Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con trong những ngày đầu năm mới. Nghệ nhân Điêu Thị Siêng - Xã Nghĩa An cho biết: "Tung còn là một trò vui đặc biệt không thể thiếu của người Thái trong những ngày lễ tết, nhất là vào mùa xuân. Không biết trò chơi tung còn ra đời từ khi nào, nhưng nó được bà con yêu thích và lưu truyền đến nay"
Để chuẩn bị cho ngày hội tung còn, các chàng trai, cô gái Thái đã chuẩn bị khâu còn trước vài tháng. Quả còn được bàn tay khéo léo của các cô thiếu nữ Thái khâu bằng vải thổ cẩm, trái còn to bằng quả cam lớn, bên trong có nhồi bông, vải vụn, hoặc hạt của cây bông, bên ngoài còn được trang điểm bằng các "rua" đủ màu sắc sặc sỡ. Những chàng trai thì lên rừng tìm những cây tre thật dài, đẹp và bền để dựng cây Nêu. Nơi diễn ra hội tung còn được tổ chức trên một khoảng đất rộng và tương đối bằng phẳng. Trò chơi diễn ra là dịp nam thanh nữ tú các làng bản giao lưu gặp gỡ tìm hiểu nhau. Nhiều đôi đã "phải duyên nhau" trong ngày hội tung còn.
Các chàng trai cô gái Thái vừa ném còn, vừa hát những bài hát dân ca của dân tộc mình. Trái còn văng đi, trái còn đánh lại, những con mắt ngước theo đà của quả còn và hồi hộp khi trái còn từ từ bay lướt qua vòng tròn. Cuộc chơi thường kéo dài suốt mấy ngày hội và mỗi khi bóng chiều dần buông, họ lại kéo nhau về nhà già làng, trưởng bản cùng nhau quây quần nâng chén rượu nồng chúc nhau năm mới khỏe mạnh, hạnh phúc, nhà nhà đầy thóc, đầy ngô, lợn gà đầy chuồng. Rồi cùng đánh chiêng, trống hòa vào vòng xòe quanh đống lửa ấm áp tình người và không khí xuân tưởng chừng không bao giờ dứt. Hội tung còn, làm cho tình yêu trai gái thêm bền chặt thêm hương cho sắc xuân Mường Lò…
Đẩy gậy cũng là một trong những môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, môn thể thao này phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy gậy đã góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc. Để tổ chức thi đấu môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2 màu đỏ và trắng; đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường kính bằng nhau. Vẽ một vòng tròn có đường kính 5m trên một khoảng đất rộng. Sau khi các vận động viên đã chuẩn bị xong, một người được giao nhiệm vụ làm trọng tài phát lệnh cho trận đấu bắt đầu. Theo quy định, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc.
Các trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu ở các bản, làng người Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò mỗi độ xuân về, làm cho bức tranh mùa xuân thêm sinh động và nhiều màu sắc./.