Cách trung tâm tỉnh Yên Bái khoảng 40km, tuy không trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh song những năm qua, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở Văn Yên luôn có chiều hướng phát triển tích cực.
Đồng chí Lưu Văn Đoàn - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên (người bên phải) trao đổi tình hình sản xuất kinh doanh với đại diện Công ty TNHH Quế Lâm thôn Cổng Trào, xã An Thịnh huyện Văn Yên.
Nếu như năm 2011 tổng giá trị sản xuất
CN-TTCN trên địa bàn huyện chỉ đạt 231,3 tỷ đồng thì đến hết năm 2014 đã đạt
860 tỷ đồng, (giá trị sản lượng CN - TTCN tính theo giá thực tế), trong đó sản
xuất công nghiệp ngoài quốc doanh huyện quản lý đạt 609 tỷ đồng, bằng 101% kế
hoạch; doanh nghiệp khu vực tỉnh và trung ương quản lý đạt 251 tỷ đồng. Các cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia sản xuất CN-TTCN không
ngừng phát triển cả về số lượng và quy mô hoạt động. Tính đến nay, huyện đã có
5 doanh nghiệp khai thác đá; 3 cơ sở khai thác cát, sỏi; 9 nhà máy sản xuất
tinh dầu quế; 17 doanh nghiệp và 44 cơ sở hộ cá nhân chế biến gỗ rừng trồng...
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế và Hạ tầng
thì hầu hết các ngành nghề có thế mạnh trên địa bàn huyện được duy trì và phát
triển tốt như: sản xuất chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, chế biến sắn và sản
xuất vật liệu xây dựng..., trong đó đáng chú ý là nhóm nghề sản xuất chế biến
gỗ đã phát triển mạnh ở cả doanh nghiệp và hộ gia đình. Dọc tuyến đường Yên Bái
- Khe Sang qua địa bàn các xã Yên Thái, Mậu Đông, Đông Cuông... các xưởng chế
biến gỗ mọc lên ngày càng nhiều, sản phẩm chủ yếu là gỗ ván bóc, dăm...
Năm 2014, khối lượng gỗ ván bóc trên địa
bàn toàn huyện đạt 30.640m3, giá bán sản phẩm đầu ra tương đối ổn định ở mức
2.200.000 đồng/m3. Cùng với đó, các nhà máy chế biến tinh dầu quế hoạt động cho
sản lượng tinh dầu đạt 235 tấn tinh dầu quế, các hộ chiết xuất tinh dầu nhỏ lẻ
ở các thôn bản cũng cho sản lượng đạt 45 tấn, ngoài ra các cơ sở kinh
doanh quế vỏ, khai thác đá, cát sỏi… đều tăng hơn năm trước.
Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế -
Hạ tầng huyện Văn Yên khẳng định: "Có được kết quả trên là do thời gian
qua huyện đã tập trung ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề là lợi
thế của địa phương, qua đó đã thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.
Trong quá trình thực hiện đã khai thác tối đa lợi thế như giao thông thuận lợi,
nguồn nhân công dồi dào, có nguồn tài nguyên, nguyên liệu của ngành nông, lâm
nghiệp cung cấp cho ngành CN-TTCN như chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, khai
thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Cùng với đó, một số tuyến đường
tỉnh, đường huyện được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
giao thương".
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động
sản xuất CN-TTCN ở huyện Văn Yên cũng bộc lộ những hạn chế. Đó là, hầu hết các
cơ sở sản xuất trên địa bàn chủ yếu nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, nhiều cơ sở chưa
có quy mô phát triển lâu dài, mang tính ổn định, bền vững do nội lực yếu, chưa chủ
động được đầu ra của sản phẩm, trang thiết bị máy móc công nghệ cũ, sản phẩm
sản xuất chủ yếu là thô và sơ chế nên giá trị kinh tế không cao, sức cạnh tranh
thấp. Trình độ tay nghề của người lao động nhìn chung còn thấp, đa phần chưa
được đào tạo bài bản, năng suất lao động không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tinh chế.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất CN-TTCN của
huyện còn bị tác động bởi những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng, suy
thoái kinh tế thế giới, khu vực từ các năm trước dẫn đến lượng lớn hàng hóa
tiêu thụ chậm. Cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp của huyện chưa được đầu tư đáp
ứng yêu cầu, từ đó chưa thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
cụm công nghiệp. Các cơ sở chế biến tinh dầu quế đang gặp khó khăn do cạnh tranh
vùng nguyên liệu.
Trong những năm tới, để đẩy mạnh phát triển
hoạt động sản xuất CN-TTCN, thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra tới năm 2015,
Văn Yên tiếp tục xác định CN-TTCN là ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá
góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện. Do đó, huyện sẽ tăng cường thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về:
công tác lãnh, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành; đẩy
mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư vào
CN-TTCN trên địa bàn; tìm kiếm mở rộng thị trường; khuyến khích áp dụng khoa
học công nghệ tiên tiến; chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và bảo vệ môi trường…
3274 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Cách trung tâm tỉnh Yên Bái khoảng 40km, tuy không trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh song những năm qua, hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) ở Văn Yên luôn có chiều hướng phát triển tích cực.
Nếu như năm 2011 tổng giá trị sản xuất
CN-TTCN trên địa bàn huyện chỉ đạt 231,3 tỷ đồng thì đến hết năm 2014 đã đạt
860 tỷ đồng, (giá trị sản lượng CN - TTCN tính theo giá thực tế), trong đó sản
xuất công nghiệp ngoài quốc doanh huyện quản lý đạt 609 tỷ đồng, bằng 101% kế
hoạch; doanh nghiệp khu vực tỉnh và trung ương quản lý đạt 251 tỷ đồng. Các cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia sản xuất CN-TTCN không
ngừng phát triển cả về số lượng và quy mô hoạt động. Tính đến nay, huyện đã có
5 doanh nghiệp khai thác đá; 3 cơ sở khai thác cát, sỏi; 9 nhà máy sản xuất
tinh dầu quế; 17 doanh nghiệp và 44 cơ sở hộ cá nhân chế biến gỗ rừng trồng...
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế và Hạ tầng
thì hầu hết các ngành nghề có thế mạnh trên địa bàn huyện được duy trì và phát
triển tốt như: sản xuất chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, chế biến sắn và sản
xuất vật liệu xây dựng..., trong đó đáng chú ý là nhóm nghề sản xuất chế biến
gỗ đã phát triển mạnh ở cả doanh nghiệp và hộ gia đình. Dọc tuyến đường Yên Bái
- Khe Sang qua địa bàn các xã Yên Thái, Mậu Đông, Đông Cuông... các xưởng chế
biến gỗ mọc lên ngày càng nhiều, sản phẩm chủ yếu là gỗ ván bóc, dăm...
Năm 2014, khối lượng gỗ ván bóc trên địa
bàn toàn huyện đạt 30.640m3, giá bán sản phẩm đầu ra tương đối ổn định ở mức
2.200.000 đồng/m3. Cùng với đó, các nhà máy chế biến tinh dầu quế hoạt động cho
sản lượng tinh dầu đạt 235 tấn tinh dầu quế, các hộ chiết xuất tinh dầu nhỏ lẻ
ở các thôn bản cũng cho sản lượng đạt 45 tấn, ngoài ra các cơ sở kinh
doanh quế vỏ, khai thác đá, cát sỏi… đều tăng hơn năm trước.
Ông Lưu Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế -
Hạ tầng huyện Văn Yên khẳng định: "Có được kết quả trên là do thời gian
qua huyện đã tập trung ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề là lợi
thế của địa phương, qua đó đã thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.
Trong quá trình thực hiện đã khai thác tối đa lợi thế như giao thông thuận lợi,
nguồn nhân công dồi dào, có nguồn tài nguyên, nguyên liệu của ngành nông, lâm
nghiệp cung cấp cho ngành CN-TTCN như chế biến gỗ, chế biến tinh dầu quế, khai
thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Cùng với đó, một số tuyến đường
tỉnh, đường huyện được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
giao thương".
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động
sản xuất CN-TTCN ở huyện Văn Yên cũng bộc lộ những hạn chế. Đó là, hầu hết các
cơ sở sản xuất trên địa bàn chủ yếu nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, nhiều cơ sở chưa
có quy mô phát triển lâu dài, mang tính ổn định, bền vững do nội lực yếu, chưa chủ
động được đầu ra của sản phẩm, trang thiết bị máy móc công nghệ cũ, sản phẩm
sản xuất chủ yếu là thô và sơ chế nên giá trị kinh tế không cao, sức cạnh tranh
thấp. Trình độ tay nghề của người lao động nhìn chung còn thấp, đa phần chưa
được đào tạo bài bản, năng suất lao động không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tinh chế.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất CN-TTCN của
huyện còn bị tác động bởi những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng, suy
thoái kinh tế thế giới, khu vực từ các năm trước dẫn đến lượng lớn hàng hóa
tiêu thụ chậm. Cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp của huyện chưa được đầu tư đáp
ứng yêu cầu, từ đó chưa thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại
cụm công nghiệp. Các cơ sở chế biến tinh dầu quế đang gặp khó khăn do cạnh tranh
vùng nguyên liệu.
Trong những năm tới, để đẩy mạnh phát triển
hoạt động sản xuất CN-TTCN, thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra tới năm 2015,
Văn Yên tiếp tục xác định CN-TTCN là ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá
góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện. Do đó, huyện sẽ tăng cường thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về:
công tác lãnh, chỉ đạo, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành; đẩy
mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư vào
CN-TTCN trên địa bàn; tìm kiếm mở rộng thị trường; khuyến khích áp dụng khoa
học công nghệ tiên tiến; chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và bảo vệ môi trường…