CTTĐT - UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức việc Quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:
Phân loại rác tại Công ty Cổ phần Môi trường và Năng lượng Nam Thành.
Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức triển khai lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Xây dựng, ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công bố rõ mức phí vệ sinh đóng góp của người dân và mức hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra các điểm tập kết, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt ưu tiên tại khu vực nông thôn, vùng cao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách chi cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia việc quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động quản lý tốt các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thu gom, lưu giữ, xử lý, trong đó chú trọng tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp. Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thu gom, xử lý vỏ bao bì phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong hoạt động nông nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong khu vực nông thôn thuộc địa bàn mình quản lý theo quy định. Trong đó, đảm bảo thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Tổ chức lập, phê duyệt các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn theo phân cấp nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch về quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai nhân rộng các mô hình xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường bao gồm: Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư; mô hình thu gom, vận chuyển xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
1743 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức việc Quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau: Sở Xây dựng khẩn trương tổ chức triển khai lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Xây dựng, ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công bố rõ mức phí vệ sinh đóng góp của người dân và mức hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động dịch vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra các điểm tập kết, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt ưu tiên tại khu vực nông thôn, vùng cao.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách chi cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia việc quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động quản lý tốt các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thu gom, lưu giữ, xử lý, trong đó chú trọng tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh trong các hoạt động nông nghiệp. Phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thu gom, xử lý vỏ bao bì phân bón, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong hoạt động nông nghiệp.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong khu vực nông thôn thuộc địa bàn mình quản lý theo quy định. Trong đó, đảm bảo thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; kiểm tra, thanh tra và giám sát chặt chẽ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Tổ chức lập, phê duyệt các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn theo phân cấp nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và quy hoạch về quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai nhân rộng các mô hình xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường bao gồm: Mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư; mô hình thu gom, vận chuyển xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.