CTTĐT – Nằm tọa lạc bên tả ngạn sông Hồng, đền Tuần Quán thuộc địa phận phường Yên Ninh (TP Yên Bái) là một trong những điểm đến văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương trong những dịp đầu xuân.
Đền Tuần Quán
Theo tích xưa, đền Tuần Quán có từ
thời Trần, khởi đầu thờ Thần Diệp phu nhân ở xã Bách Lẫm, huyện Trấn Yên - người
đã có công “Hộ quốc tý dân” nên được nhân dân suy tôn là Thánh Ân và gọi đền
thờ bà là đền Vệ Quốc. Đến triều Lê (đầu thế kỷ thứ XV), Mẫu Liễu Hạnh hạ trần
ở đền giúp cho quan và dân rất nhiều trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước nên
được vua Lê Hiển Tông ban cho sắc phong là “Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương
Dung”. Kể từ đó, đền phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và chính thức được đổi tên
thành “Đền Quốc Mẫu Thánh Ân Bách Lẫm”. Tuy nhiên, do vị trí của đền nằm gần
với Quán Tuần (chỉ nơi tuần hành thu thuế) nên từ lâu nhân dân quanh vùng đã
quen gọi là đền Tuần Quán.
Trải qua chiến tranh và những biến
cố thăng trầm của lịch sử, đền Tuần Quán đã bị tàn phá và hư hạ nhiều. Đến năm
1998, UBND tỉnh đã trùng tu, tôn tạo xà xây dựng lại đền trên nền đất cũ với
tổng diện tích 1.660m2. Đến năm 2005, đền được UBND tỉnh xếp hạng là
Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày nay, ngoài thờ hai nữ thần nói trên, đền
còn lập thêm các ban thờ những vị thần thánh linh thiêng khác như: Mẫu Đệ nhị
Thượng Ngàn, Mẫu Đệ tam Thuỷ Phủ, Đức Thánh Trần, Bà lớn Tuần, Quan lớn Tuần,
ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười…
Hàng năm, để tỏ lòng
thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao
nhất ở đền Tuần Quán), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội giỗ Mẫu từ ngày mồng 1
đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền,
thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội.
Sau
phần lễ chính, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo
co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị
văn hoá truyền thống trong dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền
còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch
hàng năm.
Với những
nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du
khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc,
cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.
2740 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Nằm tọa lạc bên tả ngạn sông Hồng, đền Tuần Quán thuộc địa phận phường Yên Ninh (TP Yên Bái) là một trong những điểm đến văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương trong những dịp đầu xuân.
Theo tích xưa, đền Tuần Quán có từ
thời Trần, khởi đầu thờ Thần Diệp phu nhân ở xã Bách Lẫm, huyện Trấn Yên - người
đã có công “Hộ quốc tý dân” nên được nhân dân suy tôn là Thánh Ân và gọi đền
thờ bà là đền Vệ Quốc. Đến triều Lê (đầu thế kỷ thứ XV), Mẫu Liễu Hạnh hạ trần
ở đền giúp cho quan và dân rất nhiều trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước nên
được vua Lê Hiển Tông ban cho sắc phong là “Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương
Dung”. Kể từ đó, đền phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và chính thức được đổi tên
thành “Đền Quốc Mẫu Thánh Ân Bách Lẫm”. Tuy nhiên, do vị trí của đền nằm gần
với Quán Tuần (chỉ nơi tuần hành thu thuế) nên từ lâu nhân dân quanh vùng đã
quen gọi là đền Tuần Quán.
Trải qua chiến tranh và những biến
cố thăng trầm của lịch sử, đền Tuần Quán đã bị tàn phá và hư hạ nhiều. Đến năm
1998, UBND tỉnh đã trùng tu, tôn tạo xà xây dựng lại đền trên nền đất cũ với
tổng diện tích 1.660m2. Đến năm 2005, đền được UBND tỉnh xếp hạng là
Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Ngày nay, ngoài thờ hai nữ thần nói trên, đền
còn lập thêm các ban thờ những vị thần thánh linh thiêng khác như: Mẫu Đệ nhị
Thượng Ngàn, Mẫu Đệ tam Thuỷ Phủ, Đức Thánh Trần, Bà lớn Tuần, Quan lớn Tuần,
ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười…
Hàng năm, để tỏ lòng
thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Mẫu Liễu Hạnh (vị thần cao
nhất ở đền Tuần Quán), đền Tuần Quán lại tổ chức lễ hội giỗ Mẫu từ ngày mồng 1
đến ngày mồng 6 tháng 3 (âm lịch). Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đền,
thu hút hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về trảy hội. Sau
phần lễ chính, Đền còn tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, đánh vật, kéo
co, làm bánh dày, hát chầu văn, hát chèo… nhằm tái hiện lại cuộc sống, giá trị
văn hoá truyền thống trong dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Ngoài ra Đền
còn có một lễ hội nữa gọi là tiệc cha được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch
hàng năm.
Với những
nét đặc trưng, sự thành kính trang nghiêm, hàng năm, vào mỗi dịp đầu xuân, du
khách thập phương lại nô nức trở về Đền để trảy hội, vãn cảnh, cầu tài cầu lộc,
cầu cho một năm may mắn, mưa thuận gió hoà, phúc đẳng hà sa, Quốc thái dân an.