CTTĐT – Hội Lồng Tồng (lễ hội cầu mùa) của người Tày ở Kiên Thành huyện Trấn Yên (Yên Bái) được tổ chức đúng ngày rằm tháng giêng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày thu hút đông đảo người dân và du khách bởi những làn điệu dân ca và trò chơi dân gian.
Sau phần lễ người dân địa phương trình diễn cấy lúa nước cầu mong một năm bội thu, no ấm.
Lễ hội được tổ chức nhằm
gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở,
người người ấm no và hạnh phúc.
Hội Lồng Tồng gồm hai phần: phần lễ
và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là
phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần
núi, thần suối: Núi Khau Rao ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm
ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt
tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời
sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành hoàng
bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên 6 cỗ bánh được xếp theo vị trí núi Khau Rao ở phía tây, núi Khau Thú ở phía
bắc, núi Khau Cuốm ở phía nam và miếu bà Chú ở phía đông, mỗi cỗ bánh
gồm có 6 loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh trà
lam, bánh nổ. Tất cả đều được làm từ bột gạo và những hạt thóc nếp rang nổ. Mỗi
cỗ bánh kèm theo 7 mâm cỗ được chế biến từ thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, rượu và
một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm sai hoa kết trái.
Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… rộn rã làm bừng lên không
khí nhộn nhịp của cả vùng.
Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già
làng trưởng bản cùng nhân dân các dân tộc xã Kiên Thành cùng nhau trình diễn
màn đồng diễn 6 điệu dậm cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính,
dậm múa quạt, dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các
điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn
tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc.
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi và vui nhộn
với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với các
trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi
trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người
tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự
là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng.
Lễ hội Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng
đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh
tâm tư nguyện vọng người Tày với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm
mới nhiều tốt lành.
3208 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Hội Lồng Tồng (lễ hội cầu mùa) của người Tày ở Kiên Thành huyện Trấn Yên (Yên Bái) được tổ chức đúng ngày rằm tháng giêng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày thu hút đông đảo người dân và du khách bởi những làn điệu dân ca và trò chơi dân gian.
Lễ hội được tổ chức nhằm
gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở,
người người ấm no và hạnh phúc.
Hội Lồng Tồng gồm hai phần: phần lễ
và phần hội. Phần lễ với những nghi thức truyền thống trang trọng, mở đầu là
phần rước hoa quả, cỗ bánh. Sau phần rước là lễ cúng Thành hoàng bản thổ, thần
núi, thần suối: Núi Khau Rao ở phía Tây, núi Khau Thú ở phía Bắc, núi Khau Cuốm
ở phía Nam và miếu Bà Chúa ở phía Đông cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt
tươi, cầu cho chim muông, sâu bọ không phá mùa màng, dân làng khoẻ mạnh, đời
sống của nhân dân được ấm no.
Theo tục truyền từ xưa, lễ cúng Thành hoàng
bản thổ của bản Roòng Raáo được nhân dân dâng lên 6 cỗ bánh được xếp theo vị trí núi Khau Rao ở phía tây, núi Khau Thú ở phía
bắc, núi Khau Cuốm ở phía nam và miếu bà Chú ở phía đông, mỗi cỗ bánh
gồm có 6 loại bánh là bánh uôi, bánh bìa, bánh phong trú, bánh tẻ, bánh trà
lam, bánh nổ. Tất cả đều được làm từ bột gạo và những hạt thóc nếp rang nổ. Mỗi
cỗ bánh kèm theo 7 mâm cỗ được chế biến từ thịt lợn, thịt gà, xôi nếp, rượu và
một cây hoa 12 tầng tượng trưng cho 12 tháng trong năm sai hoa kết trái.
Đi cùng với mâm cỗ bánh là cờ thần, trống, chiêng… rộn rã làm bừng lên không
khí nhộn nhịp của cả vùng.
Xen với phần lễ, các nghệ nhân, các già
làng trưởng bản cùng nhân dân các dân tộc xã Kiên Thành cùng nhau trình diễn
màn đồng diễn 6 điệu dậm cổ gồm: dậm chéo rứa (múa chèo thuyền), dậm đàn tính,
dậm múa quạt, dậm đáp (múa kiếm), dậm teo kéo, dậm quét sân rồng. Các
điệu múa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự khéo léo của những đôi bàn
tay con người và tinh thần thượng võ của dân tộc.
Sau phần lễ là phần hội sôi nổi và vui nhộn
với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong xã và khách thập phương với các
trò chơi dân gian như: bắn nỏ, đánh yến, đẩy gậy, ném còn… Tất cả các trò chơi
trong hội đã thể hiện sự gần gũi và tinh thần cộng động cao của những người
tham gia. Những hình thức sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã thực sự
là nơi giao lưu giữa các dân tộc Tày, Mông, Kinh và Dao trong vùng.
Lễ hội Lồng Tồng là nét sinh hoạt cộng đồng
đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, là nơi tôn vinh văn hóa, phản ánh
tâm tư nguyện vọng người Tày với mong ước cả năm được mùa, khoẻ mạnh và một năm
mới nhiều tốt lành.