Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình đã thực hiện 14 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt trên 389,4 tỷ đồng.
Gia đình chị Nguyễn Thị Sinh ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình thoát nghèo nhờ vay vốn NHCSXH để trồng rừng.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đi vào hoạt động từ tháng 10/5/2003.
Ngày đầu mới thành lập, Phòng Giao dịch nhận bàn giao 2 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm, đến nay, đã thực hiện 14 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt trên 389,4 tỷ đồng, tăng 355,4 tỷ đồng so với thời điểm bàn giao; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 15% - 20%.
Hiện, có 13.412 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 6.716 khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao. Vốn tín dụng ưu đãi được cán bộ NHCSXH chuyển đến người dân thực sự là công cụ đắc lực của Đảng, Nhà nước trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Trong 15 năm qua, có 31.611 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp hộ nghèo xóa được 516 nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng 10.737 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường nông thôn. Riêng năm 2016, từ nguồn vốn này, đã giúp 1.880 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, Phòng Giao dịch còn đặc biệt quan tâm cho vay đối với các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được 1.274 hộ, với số tiền là 8.499 triệu đồng.
Điển hình cho việc sử dụng vốn vay hiệu quả là chị Lương Thị Tiến ở thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh. Nhìn căn nhà xây cấp 4 với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, ít ai ngờ trước đây gia đình chị từng là hộ nghèo. Chị cho biết, năm 2005 anh chị ra ở riêng trong ngôi nhà lá xiêu vẹo, dột nát. Bốn người trong nhà chỉ trông vào hơn 2 sào ruộng. Do không có vốn làm ăn, nên cái nghèo cứ đeo bám mãi.
Từ năm 2009 đến nay, chị được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn vay vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện 3 lần, trong đó lần nhiều nhất là 50 triệu đồng. Từ các nguồn vốn vay, chị đầu tư chăn nuôi, trồng rừng. Nhờ biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nên đến nay gia đình chị đã sở hữu đồi keo hơn 3 ha, trong đó, một số đã cho tỉa thưa, một số đến tuổi khai thác. Nhẩm tính về hiệu quả kinh tế của những đồi keo, chị Tiến khẳng định, 2 năm nữa nếu bán cả đồi keo sẽ thu về gần 300 triệu đồng.
Chị Tiến bày tỏ: "Đồng vốn ưu đãi thật sự là "bà đỡ” cho hộ nghèo như chúng tôi. Không có vốn vay ưu đãi, chắc nhà tôi nghèo mãi. Tôi mong muốn có nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn này để thoát nghèo”.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Huệ - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Thịnh cho biết: "Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Yên Bình đã tiếp sức cho các hội viên rất kịp thời. Đến nay, có 397 hội viên được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách với tổng dư nợ 7,2 tỷ đồng. Sau khi vay vốn, các hội viên đều sử dụng đúng mục đích, tăng thu nhập cho gia đình. Thời gian tới, tôi mong muốn tăng thêm hạn mức cho vay để người nghèo có thể tăng mức đầu tư cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn”.
Ông Nguyễn Duy Hùng - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Bình cho biết: Với mục tiêu là đưa đồng vốn đến tay người nghèo và đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất, trong quá trình giao dịch NHCSXH huyện đã xây dựng được hệ thống các điểm giao dịch tại 26/26 xã, thị trấn. Riêng năm 2016, đã thực hiện hơn 322 phiên giao dịch tại các điểm giao dịch cố định tại các xã, thị trấn.
Cùng với đó, NHCSXH còn có 359 tổ tiết kiệm và vay vốn phủ khắp các thôn, bản, khu dân cư. Nhờ việc cho vay được bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn đã thật sự đến tay người nghèo. Để đồng vốn phát huy hiệu quả, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị đã lồng ghép việc cho vay với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ.
Qua đó, giúp hộ nghèo nâng cao hiểu biết và áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Sự kết hợp này, hàng năm có nhiều mô hình áp dụng để chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các nghề truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ vay vốn.
Phát huy kết quả đạt được, để hoàn thành tốt trọng trách chuyển tải vốn ưu đãi tới tay người nghèo, đối tượng chính sách, thời gian tới, trên cơ sở các chủ trương, chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, của ngành, NHCSXH huyện Yên Bình sẽ bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
1461 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình đã thực hiện 14 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt trên 389,4 tỷ đồng. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đi vào hoạt động từ tháng 10/5/2003.
Ngày đầu mới thành lập, Phòng Giao dịch nhận bàn giao 2 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm, đến nay, đã thực hiện 14 chương trình tín dụng với tổng dư nợ đạt trên 389,4 tỷ đồng, tăng 355,4 tỷ đồng so với thời điểm bàn giao; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 15% - 20%.
Hiện, có 13.412 hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, tăng 6.716 khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao. Vốn tín dụng ưu đãi được cán bộ NHCSXH chuyển đến người dân thực sự là công cụ đắc lực của Đảng, Nhà nước trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Trong 15 năm qua, có 31.611 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp hộ nghèo xóa được 516 nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng 10.737 công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường nông thôn. Riêng năm 2016, từ nguồn vốn này, đã giúp 1.880 hộ thoát nghèo. Ngoài ra, Phòng Giao dịch còn đặc biệt quan tâm cho vay đối với các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được 1.274 hộ, với số tiền là 8.499 triệu đồng.
Điển hình cho việc sử dụng vốn vay hiệu quả là chị Lương Thị Tiến ở thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh. Nhìn căn nhà xây cấp 4 với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, ít ai ngờ trước đây gia đình chị từng là hộ nghèo. Chị cho biết, năm 2005 anh chị ra ở riêng trong ngôi nhà lá xiêu vẹo, dột nát. Bốn người trong nhà chỉ trông vào hơn 2 sào ruộng. Do không có vốn làm ăn, nên cái nghèo cứ đeo bám mãi.
Từ năm 2009 đến nay, chị được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn vay vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện 3 lần, trong đó lần nhiều nhất là 50 triệu đồng. Từ các nguồn vốn vay, chị đầu tư chăn nuôi, trồng rừng. Nhờ biết học hỏi kinh nghiệm sản xuất, nên đến nay gia đình chị đã sở hữu đồi keo hơn 3 ha, trong đó, một số đã cho tỉa thưa, một số đến tuổi khai thác. Nhẩm tính về hiệu quả kinh tế của những đồi keo, chị Tiến khẳng định, 2 năm nữa nếu bán cả đồi keo sẽ thu về gần 300 triệu đồng.
Chị Tiến bày tỏ: "Đồng vốn ưu đãi thật sự là "bà đỡ” cho hộ nghèo như chúng tôi. Không có vốn vay ưu đãi, chắc nhà tôi nghèo mãi. Tôi mong muốn có nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn này để thoát nghèo”.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Huệ - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Thịnh cho biết: "Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Yên Bình đã tiếp sức cho các hội viên rất kịp thời. Đến nay, có 397 hội viên được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách với tổng dư nợ 7,2 tỷ đồng. Sau khi vay vốn, các hội viên đều sử dụng đúng mục đích, tăng thu nhập cho gia đình. Thời gian tới, tôi mong muốn tăng thêm hạn mức cho vay để người nghèo có thể tăng mức đầu tư cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn”.
Ông Nguyễn Duy Hùng - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Bình cho biết: Với mục tiêu là đưa đồng vốn đến tay người nghèo và đối tượng chính sách một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất, trong quá trình giao dịch NHCSXH huyện đã xây dựng được hệ thống các điểm giao dịch tại 26/26 xã, thị trấn. Riêng năm 2016, đã thực hiện hơn 322 phiên giao dịch tại các điểm giao dịch cố định tại các xã, thị trấn.
Cùng với đó, NHCSXH còn có 359 tổ tiết kiệm và vay vốn phủ khắp các thôn, bản, khu dân cư. Nhờ việc cho vay được bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn đã thật sự đến tay người nghèo. Để đồng vốn phát huy hiệu quả, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị đã lồng ghép việc cho vay với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và chuyển giao công nghệ.
Qua đó, giúp hộ nghèo nâng cao hiểu biết và áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Sự kết hợp này, hàng năm có nhiều mô hình áp dụng để chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các nghề truyền thống đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ vay vốn.
Phát huy kết quả đạt được, để hoàn thành tốt trọng trách chuyển tải vốn ưu đãi tới tay người nghèo, đối tượng chính sách, thời gian tới, trên cơ sở các chủ trương, chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Chính phủ, của ngành, NHCSXH huyện Yên Bình sẽ bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội địa phương; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.