CTTĐT - Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, diện tích lúa đông xuân của thị xã Nghĩa Lộ được gieo cấy trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nắng ấm cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay, bà con nông dân 7/7 xã, phường đang tích cực, khẩn trương ra đồng làm cỏ, chăm sóc lúa đông xuân với mong muốn giành mùa vàng bội thu.
Cán bộ trạm khuyến nông thị xã Nghĩa Lộ hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc lúa.
6h sáng có mặt tại cánh đồng bản Bay, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, chúng tôi cảm nhận được không khí tấp nập, khẩn trương chăm sóc lúa của bà con nông dân nơi đây. Bên thửa ruộng ven đường, anh Lò Văn Thanh vừa bón phân cho lúa vừa cho chúng tôi biết, vụ này thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển đều và đẹp. Gia đình anh có 1.200 m2, gieo cấy 2 loại giống Chiêm Hương và Séng Cù, cấy xong trước Tết Nguyên Đán Ất Mùi, hiện lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Mấy ngày nay tranh thủ thời tiết nắng ấm, anh và vợ ra đồng làm cỏ, bón phân viên nén dúi sâu, vệ sinh đồng ruộng cho lúa để tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt.
Vụ đông xuân 2015, nông dân xã Nghĩa Phúc đưa vào gieo cấy hơn 86 ha, tăng so với vụ đông xuân năm trước là 21 ha. Với cơ cấu vùng lúa sản xuất hàng hóa 50 ha gồm các giống Nghi Hương 305, Séng Cù, Chiêm Hương còn lại là các giống khác. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân của xã cơ bản sinh trưởng và phát triển tốt. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa đông xuân, xã đã chỉ đạo các thôn bản hướng dẫn nông dân điều tiết nước hợp lý, làm cỏ, kiểm tra mật độ cây lúa, phát quang đồng ruộng. Đồng thời thực hiện nghiêm quy trình bón phân, không bón đạm đơn, bón đủ lượng tạo điều kiện cho lúa phát triển ngay từ đầu. Khuyến khích nông dân dùng phân viên nén dúi sâu cho lúa, bởi phương pháp này đỡ tốn công, lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vụ đông xuân 2015 thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy hơn 812 ha lúa bằng 100% diện tích. Trong đó vùng lúa hàng hóa đạt từ 500 ha trở lên với cơ cấu gồm các loại giống như: Chiêm Hương, Nghi Hương 305, Séng Cù… Hiện qua kiểm tra hầu hết các diện tích lúa xuân đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh và diện tích bị thiếu nước và đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh tập trung.
Tuy nhiên theo dự báo trong tháng 3, tháng 4 năm 2015, nhiệt độ bình quân tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,00C. Thời tiết ấm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa vụ Đông xuân 2014-2015, đặc biệt diện tích lúa được gieo cấy trước ngày 4/2/2015, chăm bón không kịp thời sẽ có nguy cơ phân hóa đòng và trỗ bông sớm, có thể gặp rét cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài ra, sâu bệnh thời gian này cũng sẽ có những diễn biến phức tạp, cần phải đặc biệt quan tâm phòng trừ. Do đó, để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến cây lúa, đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2014-2015, đạt mục tiêu năng suất đạt từ 60 tạ/ha trở lên. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn, công TNHH Nghĩa Văn, UBND 7/7 xã, phường đảm bảo đầy đủ nước cho diện tích lúa đông xuân, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh; duy trì nước trong ruộng suốt thời gian sinh trưởng của lúa. Phòng chuyên môn tăng cường thăm đồng, kịp thời phát hiện các ruộng lúa sinh trưởng kém, biểu hiện thiếu dinh dưỡng, hướng dẫn bà con nông dân có thể bón tăng lượng đạm khoảng 10% để thúc đẩy sinh trưởng và đẻ nhánh; bổ sung khoảng 10% lượng kali khi lúa phân hóa đòng. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Ngoài sự chủ động của thị xã, các phòng chuyên môn, UBND 7/7 xã, phường, thì để đảm bảo an toàn trong sản xuất, đạt được mục tiêu, sản lượng đã đề ra bà con nông dân 7/7 xã, phường cũng cần tiếp tục tích cực thăm đồng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa để báo với cơ quan bảo vệ thực vật thị xã biết và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đồng thời, cán bộ bảo vệ thực vật thị xã cũng cần tập trung hướng dẫn nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI). Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu bệnh chưa có nguy cơ bùng phát trên diện rộng và mật độ, tỷ lệ hại chưa đến ngưỡng. Đặc biệt là chú ý theo dõi sát đối tượng bọ xít đen, bệnh đạo ôn hại lúa trong thời gian tới.
2957 lượt xem
Thùy Hương - Đài TT- TH Nghĩa Lộ
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, diện tích lúa đông xuân của thị xã Nghĩa Lộ được gieo cấy trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nắng ấm cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay, bà con nông dân 7/7 xã, phường đang tích cực, khẩn trương ra đồng làm cỏ, chăm sóc lúa đông xuân với mong muốn giành mùa vàng bội thu.
6h sáng có mặt tại cánh đồng bản Bay, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, chúng tôi cảm nhận được không khí tấp nập, khẩn trương chăm sóc lúa của bà con nông dân nơi đây. Bên thửa ruộng ven đường, anh Lò Văn Thanh vừa bón phân cho lúa vừa cho chúng tôi biết, vụ này thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển đều và đẹp. Gia đình anh có 1.200 m2, gieo cấy 2 loại giống Chiêm Hương và Séng Cù, cấy xong trước Tết Nguyên Đán Ất Mùi, hiện lúa đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Mấy ngày nay tranh thủ thời tiết nắng ấm, anh và vợ ra đồng làm cỏ, bón phân viên nén dúi sâu, vệ sinh đồng ruộng cho lúa để tạo điều kiện cho lúa phát triển tốt.
Vụ đông xuân 2015, nông dân xã Nghĩa Phúc đưa vào gieo cấy hơn 86 ha, tăng so với vụ đông xuân năm trước là 21 ha. Với cơ cấu vùng lúa sản xuất hàng hóa 50 ha gồm các giống Nghi Hương 305, Séng Cù, Chiêm Hương còn lại là các giống khác. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa đông xuân của xã cơ bản sinh trưởng và phát triển tốt. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc lúa đông xuân, xã đã chỉ đạo các thôn bản hướng dẫn nông dân điều tiết nước hợp lý, làm cỏ, kiểm tra mật độ cây lúa, phát quang đồng ruộng. Đồng thời thực hiện nghiêm quy trình bón phân, không bón đạm đơn, bón đủ lượng tạo điều kiện cho lúa phát triển ngay từ đầu. Khuyến khích nông dân dùng phân viên nén dúi sâu cho lúa, bởi phương pháp này đỡ tốn công, lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vụ đông xuân 2015 thị xã Nghĩa Lộ gieo cấy hơn 812 ha lúa bằng 100% diện tích. Trong đó vùng lúa hàng hóa đạt từ 500 ha trở lên với cơ cấu gồm các loại giống như: Chiêm Hương, Nghi Hương 305, Séng Cù… Hiện qua kiểm tra hầu hết các diện tích lúa xuân đều đang sinh trưởng và phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh và diện tích bị thiếu nước và đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh tập trung.
Tuy nhiên theo dự báo trong tháng 3, tháng 4 năm 2015, nhiệt độ bình quân tiếp tục cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,00C. Thời tiết ấm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa vụ Đông xuân 2014-2015, đặc biệt diện tích lúa được gieo cấy trước ngày 4/2/2015, chăm bón không kịp thời sẽ có nguy cơ phân hóa đòng và trỗ bông sớm, có thể gặp rét cuối vụ ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài ra, sâu bệnh thời gian này cũng sẽ có những diễn biến phức tạp, cần phải đặc biệt quan tâm phòng trừ. Do đó, để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đến cây lúa, đảm bảo thắng lợi sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2014-2015, đạt mục tiêu năng suất đạt từ 60 tạ/ha trở lên. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục chỉ đạo phòng chuyên môn, công TNHH Nghĩa Văn, UBND 7/7 xã, phường đảm bảo đầy đủ nước cho diện tích lúa đông xuân, tạo điều kiện tối đa cho lúa đẻ nhánh; duy trì nước trong ruộng suốt thời gian sinh trưởng của lúa. Phòng chuyên môn tăng cường thăm đồng, kịp thời phát hiện các ruộng lúa sinh trưởng kém, biểu hiện thiếu dinh dưỡng, hướng dẫn bà con nông dân có thể bón tăng lượng đạm khoảng 10% để thúc đẩy sinh trưởng và đẻ nhánh; bổ sung khoảng 10% lượng kali khi lúa phân hóa đòng. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại, nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Ngoài sự chủ động của thị xã, các phòng chuyên môn, UBND 7/7 xã, phường, thì để đảm bảo an toàn trong sản xuất, đạt được mục tiêu, sản lượng đã đề ra bà con nông dân 7/7 xã, phường cũng cần tiếp tục tích cực thăm đồng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa để báo với cơ quan bảo vệ thực vật thị xã biết và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đồng thời, cán bộ bảo vệ thực vật thị xã cũng cần tập trung hướng dẫn nông dân chăm sóc và bảo vệ lúa theo kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI). Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi sâu bệnh chưa có nguy cơ bùng phát trên diện rộng và mật độ, tỷ lệ hại chưa đến ngưỡng. Đặc biệt là chú ý theo dõi sát đối tượng bọ xít đen, bệnh đạo ôn hại lúa trong thời gian tới.