CTTĐT - Mỗi độ xuân về, người Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.
Lễ cúng rừng dưới gốc đa cổ thụ.
Theo sách Thái cổ "Quámk tố
mướng" (Kể chuyện bản mường), quãng 1000 năm trước, tổ tiên người Thái di
cư vào vùng Văn Chấn - Mường Lò đã định cư tại vùng đất bây giờ là xã Hạnh Sơn
cùng một số xã lân cận và đặt tên là Mường Chà. Với người Thái, giữ rừng đầu
nguồn, rừng thiêng đã thành lệ của bản mường. Từ đời này sang đời khác, người
già vẫn nhắc người trẻ rằng, phải giữ rừng để mó nước tuôn trào, để đời đời
sinh sôi. Nếu không có rừng, muôn loài sẽ bỏ đi. Ai nhớ được câu ấy thì mới
thành người.
Chương trình khai mạc lễ hội Xên
Đông của người Thái Hạnh Sơn được tổ chức ngay tại sân vận động xã. Dân bản kéo
về chật kín, áo quần nhiều màu sặc sỡ, nói cười hân hoan. Những tiết mục xòe do
chính các cô gái địa phương thể hiện, cô nào cũng uyển chuyển thướt tha.
Sau bài phát biểu khai mạc của chủ
tế, tất cả kéo nhau ra cây đa cổ thụ đầu bản, theo quan niệm của bà con, là nơi
thần linh trú ngụ, làm nghi lễ cúng rừng.
Lễ vật là 3 mâm cúng, chiếc đầu trâu
đặt chính giữa, dưới cái chòi tranh nứa lá trang trí giấy nhiều màu sắc làm đền
thờ, nơi thỉnh thần linh về chứng kiến lòng thành của con cháu.
Ngoài ra còn có gà, vịt, rượu,
hương, hoa quả, bánh chưng, bánh dày, trứng gà, vịt, giấy màu đỏ, màu xanh, màu
đen…
Thầy mo chính và hai thày mo giúp việc
trịnh trọng nâng ly rượu mời thần linh rồi những vị chức sắc, đại diện dân bản
cùng nâng ly uống chén rượu đoàn kết. Sau đó thầy mo chính đọc lời khấn: “Hôm
nay ngày lành tháng tốt, dân bản làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên, trời đất và các
thánh thần để tỏ tấm lòng thành kính. Mong các vị thánh thần về chứng giám và
phù hộ cho dân bản trồng lúa lúa tốt, trồng cây sai quả, chăn nuôi không bị
dịch bệnh, mọi người mạnh khỏe, bản làng yên vui....”.
Buổi cúng lễ Xên đông giống như một cuộc trao
đổi, chuyện trò giữa 3 thầy mo và các phi. Các thầy mo sẽ lần lượt hỏi ý kiến
các phi về những việc cần làm và không cần làm… Nếu các phi đồng ý thì hai đồng
tiền xu sẽ có một mặt sấp và một mặt ngửa thì các nghi lễ cúng tế tiếp theo mới
được thực hiện gồm những nghi thức cúng ma rừng, xua đuổi tà ma quấy nhiễu, xua
đi những điều xui xẻo của năm cũ cho dân bản yên vui, đón năm mới nhiều may
mắn.
Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất
cả mọi người kéo nhau về bản Viềng Công làm lễ cúng thành lũy Viềng Công, một
di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi ghi dấu truyền thống chống giặc ngoài của người
Thái trong lịch sử xa xưa.
Phần lễ kết thúc là lúc phần hội bắt
đầu với không khí sôi nổi các trò chơi dân
gian dân vũ đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của người Thái vùng Mường
Lò./.
2962 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mỗi độ xuân về, người Thái ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn lại rộn ràng tổ chức lễ hội Xên đông – lễ hội “Cúng rừng” với mong muốn một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu, đời sống sung túc, nòi giống sinh sôi.Theo sách Thái cổ "Quámk tố
mướng" (Kể chuyện bản mường), quãng 1000 năm trước, tổ tiên người Thái di
cư vào vùng Văn Chấn - Mường Lò đã định cư tại vùng đất bây giờ là xã Hạnh Sơn
cùng một số xã lân cận và đặt tên là Mường Chà. Với người Thái, giữ rừng đầu
nguồn, rừng thiêng đã thành lệ của bản mường. Từ đời này sang đời khác, người
già vẫn nhắc người trẻ rằng, phải giữ rừng để mó nước tuôn trào, để đời đời
sinh sôi. Nếu không có rừng, muôn loài sẽ bỏ đi. Ai nhớ được câu ấy thì mới
thành người.
Chương trình khai mạc lễ hội Xên
Đông của người Thái Hạnh Sơn được tổ chức ngay tại sân vận động xã. Dân bản kéo
về chật kín, áo quần nhiều màu sặc sỡ, nói cười hân hoan. Những tiết mục xòe do
chính các cô gái địa phương thể hiện, cô nào cũng uyển chuyển thướt tha.
Sau bài phát biểu khai mạc của chủ
tế, tất cả kéo nhau ra cây đa cổ thụ đầu bản, theo quan niệm của bà con, là nơi
thần linh trú ngụ, làm nghi lễ cúng rừng.
Lễ vật là 3 mâm cúng, chiếc đầu trâu
đặt chính giữa, dưới cái chòi tranh nứa lá trang trí giấy nhiều màu sắc làm đền
thờ, nơi thỉnh thần linh về chứng kiến lòng thành của con cháu.
Ngoài ra còn có gà, vịt, rượu,
hương, hoa quả, bánh chưng, bánh dày, trứng gà, vịt, giấy màu đỏ, màu xanh, màu
đen…
Thầy mo chính và hai thày mo giúp việc
trịnh trọng nâng ly rượu mời thần linh rồi những vị chức sắc, đại diện dân bản
cùng nâng ly uống chén rượu đoàn kết. Sau đó thầy mo chính đọc lời khấn: “Hôm
nay ngày lành tháng tốt, dân bản làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên, trời đất và các
thánh thần để tỏ tấm lòng thành kính. Mong các vị thánh thần về chứng giám và
phù hộ cho dân bản trồng lúa lúa tốt, trồng cây sai quả, chăn nuôi không bị
dịch bệnh, mọi người mạnh khỏe, bản làng yên vui....”.
Buổi cúng lễ Xên đông giống như một cuộc trao
đổi, chuyện trò giữa 3 thầy mo và các phi. Các thầy mo sẽ lần lượt hỏi ý kiến
các phi về những việc cần làm và không cần làm… Nếu các phi đồng ý thì hai đồng
tiền xu sẽ có một mặt sấp và một mặt ngửa thì các nghi lễ cúng tế tiếp theo mới
được thực hiện gồm những nghi thức cúng ma rừng, xua đuổi tà ma quấy nhiễu, xua
đi những điều xui xẻo của năm cũ cho dân bản yên vui, đón năm mới nhiều may
mắn.
Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất
cả mọi người kéo nhau về bản Viềng Công làm lễ cúng thành lũy Viềng Công, một
di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi ghi dấu truyền thống chống giặc ngoài của người
Thái trong lịch sử xa xưa.
Phần lễ kết thúc là lúc phần hội bắt
đầu với không khí sôi nổi các trò chơi dân
gian dân vũ đặc trưng cho nét đẹp văn hóa của người Thái vùng Mường
Lò./.