CTTĐT – Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình lại nô nức mở hội xuân Đình Khả Lĩnh. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Khả Lĩnh, thể hiện ước mơ ngàn đời cầu cho mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Nghi lễ lấy nước từ giếng thần về Đình
Đình
Khả Lĩnh thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đình có diện tích
2.678m2, nằm ở một địa thế
khá đẹp, cách bờ hữu sông Chảy khoảng 400 mét. Đình
thờ Cao Sơn Đại Vương và thờ Thần hoàng làng là ông tổ họ Nguyễn - người đã có
công lập làng trồng lúa, trồng giống bưởi đặc sản Khả Lĩnh từ thế kỷ XVII. Đền
Khả Lĩnh thờ bà Quỳnh Hoa, Quế Hoa được tương truyền là con gái của vua Hùng
(thực chất đây là hai nhân vật trong tục thờ Mẫu của người Việt). Nhưng do đền
đã đổ nát nên người dân địa phương đã rước hai bà về cùng thờ tại Đình Khả
Lĩnh.
Vào năm 1960 gian đại bái của
đình đã bị dỡ bỏ, ngày nay còn lại phần hậu cung có diện tích mặt bằng là 61,3m2,
chiều cao của đình là 6m. Hậu cung được xây dựng bằng vật liệu gạch và vôi vữa
được chia ra làm 03 gian thông, mái đình được lợp bằng ngói đỏ. Cửa vào đình
gồm ba cửa trong đó có một cửa chính và hai cửa phụ.
Thờ tại đình gồm bài vị giữa
thờ Cao Sơn Đại Vương thượng đẳng thần, bên trái là án Sát Đại Vương, bên phải
là Vua con Đại Vương. Các bài vị được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hoa văn
trang trí đơn giản. Phần phía gian bên phải còn thờ hai vị thuỷ thần là Quỳnh
Hoa và Quế Hoa, bà là vợ của lạc tướng Minh Lang (thời Hùng Vương), người đã có
công cùng Thánh Gióng đánh tan giặc ân cứu nước.
Đình Khả Lĩnh đã được Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh theo quyết định số
244/QĐ - UB ngày 30/7/2004.
Hàng năm lễ hội Đình Khả Lĩnh được
tổ chức hai lần vào mùa xuân vào ngày 6 -7 tháng Giêng và mùa thu ngày 11 đến
12 tháng 8 âm lịch. Phần lễ được cử hành vào buổi sáng trong khoảng hai tiếng
đồng hồ, nghi lễ ngắn gọn. Trong lễ có phần hội được tổ chức các trò chơi dân gian
như đấu vật, chọi gà, ném còn...
Nghi thức đặc biệt trong lễ hội Đình
Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là lễ rước nước từ giếng
nước Mỏ Cò vào đình, đây là nghi lễ đầu tiên mở đầu cho lễ hội Đình Khả Lĩnh.
Dân làng cùng đội tế lễ làm lễ xin nước ở giếng Mỏ Cò rồi rước về đình làng. Sau
nghi thức dâng nước lên Thành hoàng làng, đội tế lễ gồm 13 người là những người
khỏe mạnh sẽ làm lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Kết thúc phần lễ là
nghi thức hoá trúc văn dâng lên Thành Hoàng những lời thành kính của dân làng. Phần
lễ được diễn ra trong không khí trang trọng, tôn nghiêm thể hiện được ước
nguyện của dân làng mong một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy
bồ...
Sau phần lễ người dân và du khách
thập phương sẽ vui hội gồm các trò chơi dân gian như đánh cờ, kéo co, chọi gà …
đây là những trò chơi dân gian truyền thống của dân làng mang đậm đặc chưng của
nền văn hoá sông Chảy. Cùng với những trò chơi là các hoạt động văn hoá văn
nghệ của nhân dân, các thanh niên tham gia múa sạp và các em học sinh thể hiện
màn đồng diễn sôi động, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi.
Lễ hội đình Khả Lĩnh không chỉ là
một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn là nơi ghi dấu
những giá trị đạo đức lớn lao, giáo dục cho con cháu mai sau nhớ về tổ tiên,
cội nguồn. Trong tiết trời xuân ấm áp, đình làng Khả Lĩnh là nơi linh thiêng để
du khách thập phương thắp hương tỏ lòng thành kính mỗi dịp tết đến xuân
về./.
2722 lượt xem
Thanh Hoa
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình lại nô nức mở hội xuân Đình Khả Lĩnh. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Khả Lĩnh, thể hiện ước mơ ngàn đời cầu cho mưa thuận, gió hòa, cầu mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Đình
Khả Lĩnh thuộc xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đình có diện tích
2.678m2, nằm ở một địa thế
khá đẹp, cách bờ hữu sông Chảy khoảng 400 mét. Đình
thờ Cao Sơn Đại Vương và thờ Thần hoàng làng là ông tổ họ Nguyễn - người đã có
công lập làng trồng lúa, trồng giống bưởi đặc sản Khả Lĩnh từ thế kỷ XVII. Đền
Khả Lĩnh thờ bà Quỳnh Hoa, Quế Hoa được tương truyền là con gái của vua Hùng
(thực chất đây là hai nhân vật trong tục thờ Mẫu của người Việt). Nhưng do đền
đã đổ nát nên người dân địa phương đã rước hai bà về cùng thờ tại Đình Khả
Lĩnh.
Vào năm 1960 gian đại bái của
đình đã bị dỡ bỏ, ngày nay còn lại phần hậu cung có diện tích mặt bằng là 61,3m2,
chiều cao của đình là 6m. Hậu cung được xây dựng bằng vật liệu gạch và vôi vữa
được chia ra làm 03 gian thông, mái đình được lợp bằng ngói đỏ. Cửa vào đình
gồm ba cửa trong đó có một cửa chính và hai cửa phụ.
Thờ tại đình gồm bài vị giữa
thờ Cao Sơn Đại Vương thượng đẳng thần, bên trái là án Sát Đại Vương, bên phải
là Vua con Đại Vương. Các bài vị được làm bằng gỗ sơn son thiếp vàng, hoa văn
trang trí đơn giản. Phần phía gian bên phải còn thờ hai vị thuỷ thần là Quỳnh
Hoa và Quế Hoa, bà là vợ của lạc tướng Minh Lang (thời Hùng Vương), người đã có
công cùng Thánh Gióng đánh tan giặc ân cứu nước.
Đình Khả Lĩnh đã được Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh theo quyết định số
244/QĐ - UB ngày 30/7/2004.
Hàng năm lễ hội Đình Khả Lĩnh được
tổ chức hai lần vào mùa xuân vào ngày 6 -7 tháng Giêng và mùa thu ngày 11 đến
12 tháng 8 âm lịch. Phần lễ được cử hành vào buổi sáng trong khoảng hai tiếng
đồng hồ, nghi lễ ngắn gọn. Trong lễ có phần hội được tổ chức các trò chơi dân gian
như đấu vật, chọi gà, ném còn...
Nghi thức đặc biệt trong lễ hội Đình
Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là lễ rước nước từ giếng
nước Mỏ Cò vào đình, đây là nghi lễ đầu tiên mở đầu cho lễ hội Đình Khả Lĩnh.
Dân làng cùng đội tế lễ làm lễ xin nước ở giếng Mỏ Cò rồi rước về đình làng. Sau
nghi thức dâng nước lên Thành hoàng làng, đội tế lễ gồm 13 người là những người
khỏe mạnh sẽ làm lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Kết thúc phần lễ là
nghi thức hoá trúc văn dâng lên Thành Hoàng những lời thành kính của dân làng. Phần
lễ được diễn ra trong không khí trang trọng, tôn nghiêm thể hiện được ước
nguyện của dân làng mong một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy
bồ...
Sau phần lễ người dân và du khách
thập phương sẽ vui hội gồm các trò chơi dân gian như đánh cờ, kéo co, chọi gà …
đây là những trò chơi dân gian truyền thống của dân làng mang đậm đặc chưng của
nền văn hoá sông Chảy. Cùng với những trò chơi là các hoạt động văn hoá văn
nghệ của nhân dân, các thanh niên tham gia múa sạp và các em học sinh thể hiện
màn đồng diễn sôi động, mang đến không khí vui tươi, phấn khởi.
Lễ hội đình Khả Lĩnh không chỉ là
một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn là nơi ghi dấu
những giá trị đạo đức lớn lao, giáo dục cho con cháu mai sau nhớ về tổ tiên,
cội nguồn. Trong tiết trời xuân ấm áp, đình làng Khả Lĩnh là nơi linh thiêng để
du khách thập phương thắp hương tỏ lòng thành kính mỗi dịp tết đến xuân
về./.