CTTĐT- Ngày 10/3/2015, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2015.
Với mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông từ 5% đến 10% so với năm 2014 trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện và nhân dân trên địa bàn.
Tập trung quản lý nhà nước lĩnh vực kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện giao thông; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa. Thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, các hành vi vi phạm của lái xe chở khách, xe chở quá tải trọng trong vận tải hàng hóa. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ. Nêu cao tính gương mẫu chấp hành quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông;
Các biện pháp cụ thể bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; trong đó tập trung vào tuyên truyền về các nguy cơ của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe, nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia…Quy định về đội mũ bảo hiểm, trong đó có nội dung về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; An toàn giao thông đối với đò chở khách; quy định mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh khi đi đò…
Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cụ thể là tăng cường công tác cưỡng chế vi phạm trật tự an toàn giao thông, kiểm soát tải trọng xe, xử lý nghiêm các phương tiện chở quá tải trọng cho phép. Tập trung xử lý vi phạm đối với các lỗi là nguyên nhân chính làm gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông. Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đổi mới phương thức đào tạo cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện đường thủy nội địa; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông. Nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tập trung vào các hoạt động trực tiếp như: tuần tra, xử lý vi phạm; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; điều tra giải quyết tai nạn giao thông; cấp giấy phép vận tải. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, công chức, chiến sỹ, nhất là lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, hoạt động vận tải, quản lý giao thông, kiểm tra xử lý vi phạm; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tiêu cực trong thực thi công vụ.
Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch GTVT trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được phê duyệt; trình điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phát triển GTVT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Thực hiện đúng thời hạn việc khắc phục các “điểm đen” đã đủ hồ sơ quy định; chủ động phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên hệ thống giao thông, đặc biệt trên Quốc lộ 32c, Quốc lộ 70; đường Tỉnh lộ 163, 171…, rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến giao thông để có biện pháp bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh vị trí hợp lý; rà soát, xác định cắm biển báo nguy hiểm, kẻ vạch dừng ở các điểm cần thiết theo quy định.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo việc thực hiện nâng cao năng lực vận tải khách công cộng. Đôn đốc các doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô chở khách; kiên quyết xử lý vi phạm đối với các trường hợp không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Chủ động xây dựng các phương án vận tải, phục vụ hành khách trong thời gian có nhu cầu đi lại tăng cao như: kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, kỳ thi đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ dài ngày….
3624 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Ngày 10/3/2015, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2015.
Với mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông từ 5% đến 10% so với năm 2014 trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa ở các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vận tải, người điều khiển phương tiện và nhân dân trên địa bàn.
Tập trung quản lý nhà nước lĩnh vực kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện giao thông; tăng cường quản lý điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông đang khai thác và trong quá trình thi công nâng cấp, bảo trì, sửa chữa. Thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, các hành vi vi phạm của lái xe chở khách, xe chở quá tải trọng trong vận tải hàng hóa. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ. Nêu cao tính gương mẫu chấp hành quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông;
Các biện pháp cụ thể bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; trong đó tập trung vào tuyên truyền về các nguy cơ của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe, nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia…Quy định về đội mũ bảo hiểm, trong đó có nội dung về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em; An toàn giao thông đối với đò chở khách; quy định mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh khi đi đò…
Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cụ thể là tăng cường công tác cưỡng chế vi phạm trật tự an toàn giao thông, kiểm soát tải trọng xe, xử lý nghiêm các phương tiện chở quá tải trọng cho phép. Tập trung xử lý vi phạm đối với các lỗi là nguyên nhân chính làm gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông. Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đổi mới phương thức đào tạo cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện đường thủy nội địa; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông. Nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tập trung vào các hoạt động trực tiếp như: tuần tra, xử lý vi phạm; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; điều tra giải quyết tai nạn giao thông; cấp giấy phép vận tải. Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy chế, điều lệnh đối với cán bộ, công chức, chiến sỹ, nhất là lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, hoạt động vận tải, quản lý giao thông, kiểm tra xử lý vi phạm; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tiêu cực trong thực thi công vụ.
Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch GTVT trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được phê duyệt; trình điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy hoạch phát triển GTVT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Thực hiện đúng thời hạn việc khắc phục các “điểm đen” đã đủ hồ sơ quy định; chủ động phát hiện và khắc phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên hệ thống giao thông, đặc biệt trên Quốc lộ 32c, Quốc lộ 70; đường Tỉnh lộ 163, 171…, rà soát hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến giao thông để có biện pháp bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh vị trí hợp lý; rà soát, xác định cắm biển báo nguy hiểm, kẻ vạch dừng ở các điểm cần thiết theo quy định.
Sở Giao thông vận tải chỉ đạo việc thực hiện nâng cao năng lực vận tải khách công cộng. Đôn đốc các doanh nghiệp vận tải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho xe ôtô chở khách; kiên quyết xử lý vi phạm đối với các trường hợp không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Chủ động xây dựng các phương án vận tải, phục vụ hành khách trong thời gian có nhu cầu đi lại tăng cao như: kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, kỳ thi đại học, cao đẳng, kỳ nghỉ dài ngày….