Những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) đã được các địa phương, doanh nghiệp, cán bộ, người lao động và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng. Nhiều biện pháp bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, PCCN đã được đề ra.
Để phòng, chống cháy nổ, công tác phòng cháy chữa cháy phải được thường xuyên quan tâm. Ảnh: Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy diễn tập chữa cháy tại Công ty Xăng dầu Yên Bái. (Ảnh: Quang Tuấn)
Thực hiện ATVSLĐ-PCCN đã trở thành phong
trào, được người sử dụng lao động và người sử dụng lao động quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa
bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật
về ATVSLĐ-PCCN chưa có chiều sâu, nội dung chưa phong phú, công tác phối hợp
giữa các sở, ban, ngành cần đổi mới hơn nữa trong phối hợp, những doanh nghiệp
mới thành lập, quy mô nhỏ, doanh nghiệp tỉnh ngoài đến hoạt động phần lớn chưa
nắm hết được hệ thống pháp luật về lao động, ATVSLĐ-PCCN…
Nguyên nhân chính của những hạn chế
này là do người sử dụng lao động, người lao động của một số doanh nghiệp
chưa được học tập và quán triệt các quy định của pháp luật lao động, các quy
định về ATVSLĐ-PCCN, chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo đảm
ATVSLĐ-PCCN cho công nhân viên chức, lao động và doanh nghiệp mình. Thậm chí,
một số chủ sử dụng lao động vì mục tiêu lợi nhuận nên không quan tâm đầu tư trang
thiết bị bảo đảm ATVSLĐ-PCCN cho sản xuất, kinh doanh và người lao động trong
doanh nghiệp.
Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 năm
2015 mang chủ đề “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh
nghiệp và xã hội”, nhằm phát động chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về công tác ATVSLĐ
– PCCN, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao
động, người lao động, các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội
đối với công tác ATVSLĐ - PCCN, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa an
toàn trong lao động, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ
tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó, 13 vụ TNLĐ, 14 vụ tai nạn giao thông, tai
nạn rủi ro được coi là TNLĐ làm 5 người chết, 22 người bị thương (so với năm
2013, TNLĐ giảm 1 vụ, tăng 1 người chết do TNLĐ). Năm qua, trên địa bàn xảy
ra 87 vụ cháy (so với năm 2013, tăng 7 vụ cháy cơ sở, phương tiện, tăng 18 vụ
cháy rừng; xảy ra 3 vụ nổ làm 1 người chết, 4 người bị thương).
|
Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục
những thiếu sót trong công tác ATVSLĐ-PCCN năm 2014, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc
gia ATVSLĐ-PCCN tỉnh Yên Bái đã xác định những niệm vụ trọng tâm trước, trong
và sau Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN năm 2015. Theo đó, tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục, kết hợp sự kiểm tra đôn đốc của các cấp, các ngành với
sự tham gia tích cực của đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức
về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động đối với công
tác ATVSLĐ-PCCN.
Bám sát chủ đề của Tuần lễ quốc gia
ATVSLĐ-PCCN năm nay, để tuyên truyền về các nghị định, thông tư hướng dẫn, Bộ
luật Lao động, Luật Phòng cháy, chữa cháy…; các ngành thành viên Ban chỉ đạo
Tuần lễ tỉnh chủ động tham mưu với UBND tỉnh để tăng cường hơn nữa công tác
quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính.
Trong đó tập trung rà soát, dỡ bỏ hoặc đơn
giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tổ
chức và công dân trong thực hiện ATVSLĐ-PCCN; các ngành, các địa phương tăng
cường quản lý Nhà nước về ATVSLĐ, chú trọng công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác ATVSLĐ-PCCN đối với người sử dụng lao động và cán bộ làm
công tác ATVSLĐ trong các thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, giám đốc các doanh
nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu
chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ, không ngừng cải thiện
môi trường, điều kiện lao động để người lao động được làm việc trong môi trường
an toàn nhất để giảm thiều tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức công
đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở cần quan tâm, thực hiện tốt chức năng giám
sát, kiểm tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động về chính
sách lao động, ATVSLĐ-PCCN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình
thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, ATVSLĐ-PCCN
trong các doanh nghiệp để phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm.
2363 lượt xem
(Theo Thành Trung/Báo Yên Bái)
Những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) đã được các địa phương, doanh nghiệp, cán bộ, người lao động và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng. Nhiều biện pháp bảo đảm an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, PCCN đã được đề ra.
Thực hiện ATVSLĐ-PCCN đã trở thành phong
trào, được người sử dụng lao động và người sử dụng lao động quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ATVSLĐ-PCCN trên địa
bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật
về ATVSLĐ-PCCN chưa có chiều sâu, nội dung chưa phong phú, công tác phối hợp
giữa các sở, ban, ngành cần đổi mới hơn nữa trong phối hợp, những doanh nghiệp
mới thành lập, quy mô nhỏ, doanh nghiệp tỉnh ngoài đến hoạt động phần lớn chưa
nắm hết được hệ thống pháp luật về lao động, ATVSLĐ-PCCN…
Nguyên nhân chính của những hạn chế
này là do người sử dụng lao động, người lao động của một số doanh nghiệp
chưa được học tập và quán triệt các quy định của pháp luật lao động, các quy
định về ATVSLĐ-PCCN, chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo đảm
ATVSLĐ-PCCN cho công nhân viên chức, lao động và doanh nghiệp mình. Thậm chí,
một số chủ sử dụng lao động vì mục tiêu lợi nhuận nên không quan tâm đầu tư trang
thiết bị bảo đảm ATVSLĐ-PCCN cho sản xuất, kinh doanh và người lao động trong
doanh nghiệp.
Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 17 năm
2015 mang chủ đề “Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh
nghiệp và xã hội”, nhằm phát động chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về công tác ATVSLĐ
– PCCN, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao
động, người lao động, các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội
đối với công tác ATVSLĐ - PCCN, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa an
toàn trong lao động, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Năm 2014, trên địa bàn tỉnh xảy ra 27 vụ
tai nạn lao động (TNLĐ), trong đó, 13 vụ TNLĐ, 14 vụ tai nạn giao thông, tai
nạn rủi ro được coi là TNLĐ làm 5 người chết, 22 người bị thương (so với năm
2013, TNLĐ giảm 1 vụ, tăng 1 người chết do TNLĐ). Năm qua, trên địa bàn xảy
ra 87 vụ cháy (so với năm 2013, tăng 7 vụ cháy cơ sở, phương tiện, tăng 18 vụ
cháy rừng; xảy ra 3 vụ nổ làm 1 người chết, 4 người bị thương).
Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục
những thiếu sót trong công tác ATVSLĐ-PCCN năm 2014, Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc
gia ATVSLĐ-PCCN tỉnh Yên Bái đã xác định những niệm vụ trọng tâm trước, trong
và sau Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN năm 2015. Theo đó, tăng cường công tác
tuyên truyền, giáo dục, kết hợp sự kiểm tra đôn đốc của các cấp, các ngành với
sự tham gia tích cực của đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức
về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động đối với công
tác ATVSLĐ-PCCN.
Bám sát chủ đề của Tuần lễ quốc gia
ATVSLĐ-PCCN năm nay, để tuyên truyền về các nghị định, thông tư hướng dẫn, Bộ
luật Lao động, Luật Phòng cháy, chữa cháy…; các ngành thành viên Ban chỉ đạo
Tuần lễ tỉnh chủ động tham mưu với UBND tỉnh để tăng cường hơn nữa công tác
quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện ATVSLĐ-PCCN trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính.
Trong đó tập trung rà soát, dỡ bỏ hoặc đơn
giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tổ
chức và công dân trong thực hiện ATVSLĐ-PCCN; các ngành, các địa phương tăng
cường quản lý Nhà nước về ATVSLĐ, chú trọng công tác hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ công tác ATVSLĐ-PCCN đối với người sử dụng lao động và cán bộ làm
công tác ATVSLĐ trong các thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, giám đốc các doanh
nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu
chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ, không ngừng cải thiện
môi trường, điều kiện lao động để người lao động được làm việc trong môi trường
an toàn nhất để giảm thiều tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức công
đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở cần quan tâm, thực hiện tốt chức năng giám
sát, kiểm tra, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động về chính
sách lao động, ATVSLĐ-PCCN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình
thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, ATVSLĐ-PCCN
trong các doanh nghiệp để phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm.