Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có lịch sử lâu đời, là thiết chế tín ngưỡng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang. Đền Phúc Linh thuộc thôn 18, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, được xây dựng khang trang với năm gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng.
Hàng năm, lễ hội được tổ chức hai lần vào các ngày 19 - 20 tháng Giêng âm lịch và ngày 20 tháng 9 âm lịch - Nguồn ảnh Báo Yên Bái
Đền Phúc Linh thờ võ tướng Hà Chương - một nhân vật có thật trong lịch sử, một võ tướng tài ba thời Trần đã có công đánh giặc Mông - Nguyên, bảo vệ đất nước. Theo lịch sử truyền lại, vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1278), trong khi truy đuổi quân Mông - Nguyên từ Phú Thọ đến địa phận xã Lâm Giang, xã Châu Quế Hạ (thuộc huyện Văn Yên ngày nay), tướng quân Hà Chương chiêu mộ thêm binh sĩ địa phương, lập trận địa, mai phục đánh giặc. Sau một thời gian, quân giặc đã lọt vào trận địa mai phục của ta, bị quân của ngài Hà Đặc - Hà Chương chặn đánh tơi bời. Trong quá trình truy kích giặc, ngài Hà Đặc đã anh dũng hy sinh, còn ngài Hà Chương bị giặc bắt. Lợi dụng đêm tối, giặc sơ hở, ngài Hà Chương lấy cờ xí và y phục của quân giặc trốn về, xin triều đình dùng cờ, y phục đó giả làm quân tiếp viện đến đánh doanh trại của địch. Giặc bị tập kích bất ngờ, không kịp đối phó, bị quân của Hà Chương đánh từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, quân Mông - Nguyên tan vỡ, rút toàn binh về Vân Nam - Trung Quốc. Trong lúc quyết chiến, ngài Hà Chương cùng nhiều binh sĩ đã anh dũng hy sinh tại Phúc Linh, nay thuộc địa phận thôn 8 - xã Lâm Giang. Thi hài của ngài Hà Chương được quân sĩ và nhân dân đưa sang sông, chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn - xã Châu Quế Hạ ngày nay.
Để tưởng nhớ công ơn võ tướng Hà Chương, nhân dân xã Lâm Giang đã thờ phụng ông tại đền Phúc Linh (nơi ông đã hy sinh). Do chiến tranh tàn phá, Đền bị phá hủy và di chuyển đến nhiều địa điểm khác. Năm 2012, do nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân; đồng thời phù hợp với cảnh quan, phong thủy và gần nơi võ tướng Hà Chương hy sinh, đền được di chuyển lên đỉnh núi Phúc Linh - nơi vừa có cảnh quan, vừa đối diện với Ngòi Nhược (đền Nhược Sơn), nơi an táng ông.
Đền Phúc Linh là loại hình thiết chế tín ngưỡng độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Yên Bái. Do điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với sông nước, rừng núi, hang động nên người dân ở đây đã biết dựa vào tự nhiên để làm đền thờ cúng Trời - Đất - thần thánh. Trải qua nhiều năm, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa phương. Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh diễn ra phong phú, hấp dẫn, thực hiện đúng quy định của Pháp luật.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang; thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ; tôn vinh, tri ân người có công khai phá, lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hàng năm, lễ hội được tổ chức chính hai lần là vào ngày 19 - 20 tháng Giêng âm lịch và ngày 20 tháng 9 âm lịch. Ngoài ra, đền Phúc Linh còn tổ chức nhiều lễ hội như lễ thờ Mẫu vào tháng 3 âm lịch, lễ “Triết” sâu bọ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, tết Hạ điền vào mùng 1 tháng 6 âm lịch, lễ xá tội vong nhân vào rằm tháng 7, lễ Đức thánh Trần Hưng Đạo vào 20 tháng 8 âm lịch, lễ mừng cơm mới vào 10 tháng 10 âm lịch và lễ đóng cửa rừng vào ngày 25 tháng Chạp.
Lễ hội đền Phúc Linh diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như hội thi ẩm thực, chế biến các món ăn truyền thống từ sản vật sẵn có của địa phương; thi đấu các môn thể thao dân gian, biểu diễn đêm văn nghệ đặc sắc với chủ đề mừng Đảng, mừng xuân; tổ chức xòe lửa trại... Các hoạt động đó đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, trẩy hội, du xuân của du khách thập phương.
Đền Phúc Linh là di sản văn hóa tiêu biểu - niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc nhân dân xã Lâm Giang nói riêng, người dân trong vùng nói chung. Đền Phúc Linh là biểu tượng linh thiêng của làng xã, là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn, cốt cách, lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài của người Việt Nam nói chung, đồng bào các dân tộc xã Lâm Giang nói riêng; là nơi chứng kiến, kế thừa, lưu giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Với những giá trị lịch sử - văn hóa đó, ngày mùng 4 tháng 7 năm 2013, đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
8916 lượt xem
Ban Biên tập
Đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên có lịch sử lâu đời, là thiết chế tín ngưỡng, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang. Đền Phúc Linh thuộc thôn 18, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên. Đền nằm cách trung tâm huyện Văn Yên 20 km về phía Nam, với diện tích trên 150 mét vuông, được xây dựng khang trang với năm gian nhà gỗ, mái lợp ngói vẩy. Đền được xây dựng trên đỉnh núi cao, một vị trí đắc địa, có tầm quan sát rộng. Đền Phúc Linh thờ võ tướng Hà Chương - một nhân vật có thật trong lịch sử, một võ tướng tài ba thời Trần đã có công đánh giặc Mông - Nguyên, bảo vệ đất nước. Theo lịch sử truyền lại, vào tháng 2 năm Đinh Hợi (1278), trong khi truy đuổi quân Mông - Nguyên từ Phú Thọ đến địa phận xã Lâm Giang, xã Châu Quế Hạ (thuộc huyện Văn Yên ngày nay), tướng quân Hà Chương chiêu mộ thêm binh sĩ địa phương, lập trận địa, mai phục đánh giặc. Sau một thời gian, quân giặc đã lọt vào trận địa mai phục của ta, bị quân của ngài Hà Đặc - Hà Chương chặn đánh tơi bời. Trong quá trình truy kích giặc, ngài Hà Đặc đã anh dũng hy sinh, còn ngài Hà Chương bị giặc bắt. Lợi dụng đêm tối, giặc sơ hở, ngài Hà Chương lấy cờ xí và y phục của quân giặc trốn về, xin triều đình dùng cờ, y phục đó giả làm quân tiếp viện đến đánh doanh trại của địch. Giặc bị tập kích bất ngờ, không kịp đối phó, bị quân của Hà Chương đánh từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, quân Mông - Nguyên tan vỡ, rút toàn binh về Vân Nam - Trung Quốc. Trong lúc quyết chiến, ngài Hà Chương cùng nhiều binh sĩ đã anh dũng hy sinh tại Phúc Linh, nay thuộc địa phận thôn 8 - xã Lâm Giang. Thi hài của ngài Hà Chương được quân sĩ và nhân dân đưa sang sông, chôn cất tại cửa thác Nhược Sơn - xã Châu Quế Hạ ngày nay.
Để tưởng nhớ công ơn võ tướng Hà Chương, nhân dân xã Lâm Giang đã thờ phụng ông tại đền Phúc Linh (nơi ông đã hy sinh). Do chiến tranh tàn phá, Đền bị phá hủy và di chuyển đến nhiều địa điểm khác. Năm 2012, do nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân; đồng thời phù hợp với cảnh quan, phong thủy và gần nơi võ tướng Hà Chương hy sinh, đền được di chuyển lên đỉnh núi Phúc Linh - nơi vừa có cảnh quan, vừa đối diện với Ngòi Nhược (đền Nhược Sơn), nơi an táng ông.
Đền Phúc Linh là loại hình thiết chế tín ngưỡng độc đáo, riêng biệt của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh Yên Bái. Do điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt gắn với sông nước, rừng núi, hang động nên người dân ở đây đã biết dựa vào tự nhiên để làm đền thờ cúng Trời - Đất - thần thánh. Trải qua nhiều năm, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa phương. Các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh diễn ra phong phú, hấp dẫn, thực hiện đúng quy định của Pháp luật.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Phúc Linh đã trở thành một điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng các dân tộc xã Lâm Giang; thể hiện mong ước của con người luôn khát vọng vươn tới Chân - Thiện - Mỹ; tôn vinh, tri ân người có công khai phá, lập bản mường, đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hàng năm, lễ hội được tổ chức chính hai lần là vào ngày 19 - 20 tháng Giêng âm lịch và ngày 20 tháng 9 âm lịch. Ngoài ra, đền Phúc Linh còn tổ chức nhiều lễ hội như lễ thờ Mẫu vào tháng 3 âm lịch, lễ “Triết” sâu bọ vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, tết Hạ điền vào mùng 1 tháng 6 âm lịch, lễ xá tội vong nhân vào rằm tháng 7, lễ Đức thánh Trần Hưng Đạo vào 20 tháng 8 âm lịch, lễ mừng cơm mới vào 10 tháng 10 âm lịch và lễ đóng cửa rừng vào ngày 25 tháng Chạp.
Lễ hội đền Phúc Linh diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như hội thi ẩm thực, chế biến các món ăn truyền thống từ sản vật sẵn có của địa phương; thi đấu các môn thể thao dân gian, biểu diễn đêm văn nghệ đặc sắc với chủ đề mừng Đảng, mừng xuân; tổ chức xòe lửa trại... Các hoạt động đó đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, trẩy hội, du xuân của du khách thập phương.
Đền Phúc Linh là di sản văn hóa tiêu biểu - niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc nhân dân xã Lâm Giang nói riêng, người dân trong vùng nói chung. Đền Phúc Linh là biểu tượng linh thiêng của làng xã, là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn, cốt cách, lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài của người Việt Nam nói chung, đồng bào các dân tộc xã Lâm Giang nói riêng; là nơi chứng kiến, kế thừa, lưu giữ, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Với những giá trị lịch sử - văn hóa đó, ngày mùng 4 tháng 7 năm 2013, đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/03/2018)
- Lễ hội đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (07/02/2018)
- Lễ hội đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (06/02/2018)
- Lễ hội Lồng Tồng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (31/01/2018)
- Lễ hội Đình Kỳ Can (31/01/2018)
- Lễ hội đình Ba Chãng, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
- Lễ hội Lồng tồng của người Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (30/01/2018)
Xem thêm »