Thực hiện Công văn 835 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xin ý kiến tham gia vào dự thảo Dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngày 17/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án luật này.
Đồng chí Nguyễn Công Bình phát biểu tại Hội nghị.
Các
đồng chí: Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó
trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy
viên Thường trực HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí
lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ngành: tư pháp, toà án, viện kiểm sát nhân
dân; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thị, thành phố.
Dự thảo
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được thiết kế gồm 4 chương, 90
điều. Theo đề cương gợi ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề
xin ý kiến tại Hội nghị, các đại biểu tập trung tham gia vào 6 vấn đề chính. Về
giám sát đối với văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội (điều 15, 26 và 42), đa số các đại biểu nhất trí với phương án thứ nhất của
Dự thảo đề nghị: nên quy định chung trình tự, thủ tục để dễ tổ chức thực hiện.
Về chất
vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp (các điều 16, 27, 60, 72), các
ý kiến tham gia đều lựa chọn phương án 2 Dự thảo đưa ra: đại biểu có chất vấn
gửi chất vấn đến người bị chất vấn, trên cơ sở đó Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, thường trực HĐND sẽ dự kiến danh sách người trả lời chất vấn theo nhóm vấn
đề tại phiên họp, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn trả lời
chất vấn cũng như đáp ứng được yêu cầu của đại biểu; những chất vấn ngoài nhóm
vấn đề sẽ được trả lời bằng văn bản.
Về giám
sát chuyên đề của Quốc hội (Điều 17), đa số các ý kiến đề nghị giao cho Ủy
ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội
(phương án 2). Về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (điều 19,
20, 63, 64), hầu hết các đại biểu nhất trí với nội dung Dự thảo đã nêu. Về giám
sát của Thường trực HĐND, của tổ đại biểu HĐND có ý kiến cho rằng, nếu như luật
quy định cụ thể chương trình giám sát được HĐND xem xét quyết định trong
cả một năm thì sẽ khó thực hiện đối với những vấn đề phát sinh cần giám
sát kịp thời hay khi cấp ủy có yêu cầu giám sát.
Nhiều
đại biểu cùng quan điểm đề nghị để nâng cao hiệu quả hiệu lực của HĐND thì phải
xây dựng được chế tài, giao thực quyền cho HĐND, nhất là việc giải quyết kiến
nghị sau giám sát…
Phát
biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đánh
giá cao các ý kiến đại biểu tham gia. Các ý kiến sẽ được Đoàn tiếp thu, tổng
hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia vào Dự thảo Dự án Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND.
2775 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Thực hiện Công văn 835 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xin ý kiến tham gia vào dự thảo Dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, ngày 17/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự án luật này.
Các
đồng chí: Nguyễn Công Bình - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó
trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Ủy
viên Thường trực HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí
lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ngành: tư pháp, toà án, viện kiểm sát nhân
dân; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thị, thành phố.
Dự thảo
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được thiết kế gồm 4 chương, 90
điều. Theo đề cương gợi ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề
xin ý kiến tại Hội nghị, các đại biểu tập trung tham gia vào 6 vấn đề chính. Về
giám sát đối với văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội (điều 15, 26 và 42), đa số các đại biểu nhất trí với phương án thứ nhất của
Dự thảo đề nghị: nên quy định chung trình tự, thủ tục để dễ tổ chức thực hiện.
Về chất
vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp (các điều 16, 27, 60, 72), các
ý kiến tham gia đều lựa chọn phương án 2 Dự thảo đưa ra: đại biểu có chất vấn
gửi chất vấn đến người bị chất vấn, trên cơ sở đó Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, thường trực HĐND sẽ dự kiến danh sách người trả lời chất vấn theo nhóm vấn
đề tại phiên họp, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên môn trả lời
chất vấn cũng như đáp ứng được yêu cầu của đại biểu; những chất vấn ngoài nhóm
vấn đề sẽ được trả lời bằng văn bản.
Về giám
sát chuyên đề của Quốc hội (Điều 17), đa số các ý kiến đề nghị giao cho Ủy
ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội
(phương án 2). Về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm (điều 19,
20, 63, 64), hầu hết các đại biểu nhất trí với nội dung Dự thảo đã nêu. Về giám
sát của Thường trực HĐND, của tổ đại biểu HĐND có ý kiến cho rằng, nếu như luật
quy định cụ thể chương trình giám sát được HĐND xem xét quyết định trong
cả một năm thì sẽ khó thực hiện đối với những vấn đề phát sinh cần giám
sát kịp thời hay khi cấp ủy có yêu cầu giám sát.
Nhiều
đại biểu cùng quan điểm đề nghị để nâng cao hiệu quả hiệu lực của HĐND thì phải
xây dựng được chế tài, giao thực quyền cho HĐND, nhất là việc giải quyết kiến
nghị sau giám sát…
Phát
biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đánh
giá cao các ý kiến đại biểu tham gia. Các ý kiến sẽ được Đoàn tiếp thu, tổng
hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia vào Dự thảo Dự án Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và HĐND.