Tháng 10/2014, anh Nông Văn Tính, cư dân xã Đông An (huyện Văn Yên) trong khi đánh cá trên sông Hồng đã phát hiện được một nhóm di vật cổ nằm ở bờ phải sông, nơi có cửa ngòi Hút chảy ra. Đây là địa phận thôn Toàn Thắng, xã Đông An. Nhóm di vật gồm các loại công cụ lao động, đồ dùng gia đình. Chất liệu có đồng, đá, gỗ, gốm, đất nung. Cụ thể như sau:
Nhóm hiện vật văn hóa Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Hòa)
Đồ đồng có 3 di vật: 1 cuốc, 1 cào (?), 1 rìu. Chiếc cuốc dạng hình tim, vỡ mất một bên thân, họng tra cán dọc, dài 16,8cm, rộng còn lại 11cm, dày ở họng 2,8cm, mỏng dần về lưỡi.
Chiếc cào có thân xòe cân, lưỡi cong lồi, lỗ tra cán ngang có hình chữ nhật, lưỡi rộng 14cm, cào mỏng chỉ dày vài ly. Chiếc rìu thuộc loại lưỡi xéo, mũi chúc (hình bàn chân), lưỡi dài 8,2cm, cao họng 6,7cm. Những đồ đồng này đều đã gỉ nặng và không còn nguyên vẹn.
Đồ đá có 3 rìu, 1 bàn mài, 1 mảnh vòng. Ba chiếc rìu có 1 chiếc là tứ giác, 1 chiếc rìu vai ngang, 1 rìu vai xuôi, đều có kích thước nhỏ, mảnh vòng màu xanh, chỉ còn khoảng 1/3 vòng, hình vành khuyên, mặt cắt hình tam giác. Bàn mài có hình dáng không định hình, dài 14cm, xung quanh đều có dấu vết mài (có tất cả 6 điểm mài).
Đất nung: Có 1 chì lưới, dài 3,0cm, mặt cắt tròn, đường kính 4,0cm, có lỗ xuyên dọc qua giữa thân.
Đồ gốm không có gì nguyên vẹn, chỉ có 9 mảnh, trong đó 3 mảnh miệng, 6 mảnh thân của hai chiếc nồi khác nhau, có dấu vết đun bám bồ hóng đen. Gốm thuộc dạng miệng khum, dày thô (dày từ 0,7 – 0,95cm), có màu vàng, xương đen, chất liệu là đất sét pha sạn sỏi. 1 mảnh miệng có hoa văn khắc vạch xen đường tròn, độ nung thấp.
Gỗ có 1 mảnh, dài 6,0cm, rất nhẹ, ngoài bám xỉ đồng (do gỉ của các vật đồng dính vào).
Xét về tổng thể, bộ di vật này thuộc thời đại của văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay trên 2.000 năm, tức là vào thời các vua Hùng. Sông Hồng là thung lũng cư trú của cư dân nhiều thời đại, trong đó thời đại Đông Sơn khá đậm đặc. Ở đây đã phát hiện được nhiều bộ di vật Đông Sơn, trong đó có những di vật quí như thạp đồng, trống đồng. Hiện, bộ di vật trên đã được người phát hiện giao cho Bảo tàng tỉnh để lưu giữ lâu dài, phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục truyền thống.
3774 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tháng 10/2014, anh Nông Văn Tính, cư dân xã Đông An (huyện Văn Yên) trong khi đánh cá trên sông Hồng đã phát hiện được một nhóm di vật cổ nằm ở bờ phải sông, nơi có cửa ngòi Hút chảy ra. Đây là địa phận thôn Toàn Thắng, xã Đông An. Nhóm di vật gồm các loại công cụ lao động, đồ dùng gia đình. Chất liệu có đồng, đá, gỗ, gốm, đất nung. Cụ thể như sau:Đồ đồng có 3 di vật: 1 cuốc, 1 cào (?), 1 rìu. Chiếc cuốc dạng hình tim, vỡ mất một bên thân, họng tra cán dọc, dài 16,8cm, rộng còn lại 11cm, dày ở họng 2,8cm, mỏng dần về lưỡi.
Chiếc cào có thân xòe cân, lưỡi cong lồi, lỗ tra cán ngang có hình chữ nhật, lưỡi rộng 14cm, cào mỏng chỉ dày vài ly. Chiếc rìu thuộc loại lưỡi xéo, mũi chúc (hình bàn chân), lưỡi dài 8,2cm, cao họng 6,7cm. Những đồ đồng này đều đã gỉ nặng và không còn nguyên vẹn.
Đồ đá có 3 rìu, 1 bàn mài, 1 mảnh vòng. Ba chiếc rìu có 1 chiếc là tứ giác, 1 chiếc rìu vai ngang, 1 rìu vai xuôi, đều có kích thước nhỏ, mảnh vòng màu xanh, chỉ còn khoảng 1/3 vòng, hình vành khuyên, mặt cắt hình tam giác. Bàn mài có hình dáng không định hình, dài 14cm, xung quanh đều có dấu vết mài (có tất cả 6 điểm mài).
Đất nung: Có 1 chì lưới, dài 3,0cm, mặt cắt tròn, đường kính 4,0cm, có lỗ xuyên dọc qua giữa thân.
Đồ gốm không có gì nguyên vẹn, chỉ có 9 mảnh, trong đó 3 mảnh miệng, 6 mảnh thân của hai chiếc nồi khác nhau, có dấu vết đun bám bồ hóng đen. Gốm thuộc dạng miệng khum, dày thô (dày từ 0,7 – 0,95cm), có màu vàng, xương đen, chất liệu là đất sét pha sạn sỏi. 1 mảnh miệng có hoa văn khắc vạch xen đường tròn, độ nung thấp.
Gỗ có 1 mảnh, dài 6,0cm, rất nhẹ, ngoài bám xỉ đồng (do gỉ của các vật đồng dính vào).
Xét về tổng thể, bộ di vật này thuộc thời đại của văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay trên 2.000 năm, tức là vào thời các vua Hùng. Sông Hồng là thung lũng cư trú của cư dân nhiều thời đại, trong đó thời đại Đông Sơn khá đậm đặc. Ở đây đã phát hiện được nhiều bộ di vật Đông Sơn, trong đó có những di vật quí như thạp đồng, trống đồng. Hiện, bộ di vật trên đã được người phát hiện giao cho Bảo tàng tỉnh để lưu giữ lâu dài, phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục truyền thống.