Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành vận dụng từ thực tế và quá trình thực thi pháp luật, phát huy hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Cán bộ Hội Phụ nữ thôn Tân Thành, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên tuyên truyền Pháp lệnh Dân số cho hội viên.
kiện toàn, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban và tại các huyện, thị, thành phố. Hội đồng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định triển khai; tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015, Kế hoạch số 38 của UBND tỉnh về công tác tuyên truyền, PBGDPL năm 2014; văn bản hướng dẫn triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức tập huấn một số văn bản pháp luật như: phổ biến về mục đích và ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013; kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013…; đồng thời, lựa chọn trên 100 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và hội đồng phối hợp cấp huyện phổ biến về mục đích và ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013.
Cơ quan thường trực đã hoàn thành tốt việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giới thiệu, phổ biến những nội dung văn bản pháp luật mới ban hành và cung cấp tài liệu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật để tuyên truyền. Công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở được chú trọng và từng bước củng cố. Việc xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Hoạt động tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở đã có sự lồng ghép gắn kết với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách dân số, giải đáp các chế độ chính sách tại các buổi sinh hoạt ở các câu lạc bộ pháp luật.
Một số ngành thành viên đã phối hợp tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật được đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia, trong đó, các đối tượng vùng cao, vùng dân tộc thiểu số tham gia với tỷ lệ tương đối cao và có nhiều bài đạt chất lượng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tuyên truyền, ngành tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký chương trình phối hợp tăng cường PBGDPL, hoà giải ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2.251 tổ hoà giải với 12.374 hoà giải viên; đồng thời, tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi các cấp, thông qua đó, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao tính dân chủ pháp lý tới đông đảo cán bộ, nhân dân.
Việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật đã từng bước được đổi mới, phát huy tác dụng. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn đã có tủ sách pháp luật, cập nhật nhiều đầu sách mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Người dân ngoài việc được tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu pháp luật qua tài liệu, sách báo, cuốn thông tin tuyên truyền còn được trợ giúp tại các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được quan tâm tư vấn về pháp luật và thông qua các hình thức nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề. Việc trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở đã gắn kết việc giới thiệu, tuyên truyền các quy định của pháp luật với những sự kiện, sự việc cụ thể đang diễn ra trong cuộc sống của đồng bào, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhân dân hiểu biết pháp luật, nắm được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên đã tích cực xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, yên tâm tập trung sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định cuộc sống.
Để công tác tuyên truyền pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao, thời gian tới, các cấp, ngành thành viên cần đề cao công tác tuyên truyền PBGDPL và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền; đầu tư về thời gian, kinh phí tuyên truyền hợp lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, cho cán bộ tư pháp ở cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tế; đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền PBGDPL cả về hình thức, biện pháp cho phù hợp với từng vùng, từng thời điểm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ và nhân dân địa phương; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 - 2016.
2287 lượt xem
Theo Kim Tiến/Báo Yên Bái
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành vận dụng từ thực tế và quá trình thực thi pháp luật, phát huy hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống, góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.kiện toàn, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ban và tại các huyện, thị, thành phố. Hội đồng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định triển khai; tiếp tục thực hiện Đề án Tăng cường công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 - 2015, Kế hoạch số 38 của UBND tỉnh về công tác tuyên truyền, PBGDPL năm 2014; văn bản hướng dẫn triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức tập huấn một số văn bản pháp luật như: phổ biến về mục đích và ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013; kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013…; đồng thời, lựa chọn trên 100 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và hội đồng phối hợp cấp huyện phổ biến về mục đích và ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013.
Cơ quan thường trực đã hoàn thành tốt việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giới thiệu, phổ biến những nội dung văn bản pháp luật mới ban hành và cung cấp tài liệu cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật để tuyên truyền. Công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở được chú trọng và từng bước củng cố. Việc xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Hoạt động tuyên truyền, PBGDPL ở cơ sở đã có sự lồng ghép gắn kết với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách dân số, giải đáp các chế độ chính sách tại các buổi sinh hoạt ở các câu lạc bộ pháp luật.
Một số ngành thành viên đã phối hợp tuyên truyền thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật được đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia, trong đó, các đối tượng vùng cao, vùng dân tộc thiểu số tham gia với tỷ lệ tương đối cao và có nhiều bài đạt chất lượng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tuyên truyền, ngành tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã ký chương trình phối hợp tăng cường PBGDPL, hoà giải ở cơ sở. Đến nay, toàn tỉnh đã có 2.251 tổ hoà giải với 12.374 hoà giải viên; đồng thời, tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi các cấp, thông qua đó, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao tính dân chủ pháp lý tới đông đảo cán bộ, nhân dân.
Việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật đã từng bước được đổi mới, phát huy tác dụng. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn đã có tủ sách pháp luật, cập nhật nhiều đầu sách mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Người dân ngoài việc được tuyên truyền, phổ biến, tìm hiểu pháp luật qua tài liệu, sách báo, cuốn thông tin tuyên truyền còn được trợ giúp tại các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, các đối tượng thuộc diện chính sách, đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được quan tâm tư vấn về pháp luật và thông qua các hình thức nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề. Việc trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở đã gắn kết việc giới thiệu, tuyên truyền các quy định của pháp luật với những sự kiện, sự việc cụ thể đang diễn ra trong cuộc sống của đồng bào, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Nhân dân hiểu biết pháp luật, nắm được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên đã tích cực xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, yên tâm tập trung sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định cuộc sống.
Để công tác tuyên truyền pháp luật ngày càng đạt hiệu quả cao, thời gian tới, các cấp, ngành thành viên cần đề cao công tác tuyên truyền PBGDPL và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu tuyên truyền; đầu tư về thời gian, kinh phí tuyên truyền hợp lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, cho cán bộ tư pháp ở cơ sở đáp ứng nhu cầu thực tế; đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền PBGDPL cả về hình thức, biện pháp cho phù hợp với từng vùng, từng thời điểm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ và nhân dân địa phương; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Tăng cường PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2013 - 2016.