Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này đã kế thừa các quy định mang tính nguyên tắc của BLDS hiện hành là đề cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự chính đáng trong các quan hệ dân sự. YBĐT đã có cuộc trao đổi với Luật gia Nguyễn Ngọc Lâm - Thư ký Hội Luật gia tỉnh Yên Bái về một số điểm trong Dự thảo:
Luật gia Nguyễn Ngọc Lâm.
Điều 24, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, quy định quyền nhân thân như sau: quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS năm 2005 đã quy định 26 quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51) như: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh...
Quyền nhân thân là 1 trong 10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Bộ luật (DTBL) tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư); quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể và hiến xác (thay cho quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chế; quyền nhận bộ phận cơ thể người)… đồng thời, bổ sung một số quyền mới như: quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống… Ngoài ra, Điều 51 DTBL quy định, các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Sau khi nghiên cứu quy định về quyền nhân thân trong DTBL, tôi nhất trí với quy định của DTBL, theo đó BLDS cần cụ thể hóa các quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bởi các căn cứ như: các quy định của Hiến pháp mang tính khái quát cao, BLDS với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư cần quy định cụ thể, chi tiết các quyền nhân thân đã được quy định trong Hiến pháp làm cơ sở cho các văn bản luật hoặc văn bản dưới luật khác quy định, bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân; việc quy định cụ thể các quyền nhân thân sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn; việc quy định cụ thể các quyền nhân thân trong BLDS là truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam từ BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và thực tiễn áp dụng không có bất cập lớn.
Ngoài ra, tôi nhận thấy, việc quy định cụ thể các quyền nhân thân còn giúp cho cá nhân hiểu biết đầy đủ hơn các quyền nhân thân được hưởng theo quy định của pháp luật. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, cá nhân tự mình thực hiện hoặc áp dụng các phương thức bảo vệ theo quy định của BLDS.
2968 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này đã kế thừa các quy định mang tính nguyên tắc của BLDS hiện hành là đề cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự chính đáng trong các quan hệ dân sự. YBĐT đã có cuộc trao đổi với Luật gia Nguyễn Ngọc Lâm - Thư ký Hội Luật gia tỉnh Yên Bái về một số điểm trong Dự thảo:Điều 24, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, quy định quyền nhân thân như sau: quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS năm 2005 đã quy định 26 quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51) như: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh...
Quyền nhân thân là 1 trong 10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo Bộ luật (DTBL) tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư); quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể và hiến xác (thay cho quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chế; quyền nhận bộ phận cơ thể người)… đồng thời, bổ sung một số quyền mới như: quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống… Ngoài ra, Điều 51 DTBL quy định, các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.Sau khi nghiên cứu quy định về quyền nhân thân trong DTBL, tôi nhất trí với quy định của DTBL, theo đó BLDS cần cụ thể hóa các quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên bởi các căn cứ như: các quy định của Hiến pháp mang tính khái quát cao, BLDS với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư cần quy định cụ thể, chi tiết các quyền nhân thân đã được quy định trong Hiến pháp làm cơ sở cho các văn bản luật hoặc văn bản dưới luật khác quy định, bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân; việc quy định cụ thể các quyền nhân thân sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn; việc quy định cụ thể các quyền nhân thân trong BLDS là truyền thống của pháp luật dân sự Việt Nam từ BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và thực tiễn áp dụng không có bất cập lớn.
Ngoài ra, tôi nhận thấy, việc quy định cụ thể các quyền nhân thân còn giúp cho cá nhân hiểu biết đầy đủ hơn các quyền nhân thân được hưởng theo quy định của pháp luật. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, cá nhân tự mình thực hiện hoặc áp dụng các phương thức bảo vệ theo quy định của BLDS.