CTTĐT - Ngày 21/3/2015, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội dẫn đầu đã tiến hành giám sát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và nghề chế tác tranh đá quý ở huyện Lục Yên.
Tại buổi giám sát, lãnh đạo UBND huyện đã báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015.
Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, tiếp giáp với các tỉnh bạn Hà Giang, Lào Cai và Tuyên Quang, có dân số trên 10 vạn người thuộc 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn 24 xã và thị trấn. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng lãnh đạo huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, do đó kinh tế của huyện duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.Các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có vụ việc phức tạp xảy ra.
Theo tài liệu khảo sát địa chất tại huyện Lục Yên đá quý và bán quý phân bổ trên diện tích 113km2 và nằm trên các thung lũng núi đá vôi từ xã Tân Lĩnh đến xã An Phú. Trong thập niên 1990 đã có các doanh nghiệp liên doanh, liên kết như Việt - Nga, Việt - Thái... đầu tư vào khai thác đá quý trên địa bàn huyện. Từ những năm 2008 khi hoạt động khai thác đá quý trên địa bàn huyện bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào, những hạt ruby có kích thước nhỏ như hạt cát, hoặc không đáp ứng được yêu cầu cho ngành công nghiệp trang sức không có nơi tiêu thụ. Từ những khó khăn trên, xuất phát từ nghề thủ công sản xuất tranh cát, tranh khảm trai của một số vùng miền trong nước, một bộ phận người dân có ý tưởng sản xuất tranh từ nguyên liệu đá quý nhằm tận dụng tài nguyên và tạo việc làm cho nhân dân trong vùng. nghề chế tác tranh đá quý ở huyện Lục Yên.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và huyện, như tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, huyện đã mở nhiều lớp đào tạo nghề sản xuất tranh đá quý, chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn, thu hút đông đảo người lao động trong huyện đến học tập và hành nghề hình thành lên nghề sản xuất tranh đá quý và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trên địa bàn huyện hiện có 45 cơ sở chế tác tranh đá quý, sản xuất tượng đá mỹ nghệ, tạo việc làm cho trên 400 lao động, hàng năm tạo ra giá trị sản lượng trên 18 tỷ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc Hội đánh giá cao sự cố gắng của huyện Lục Yên trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản, hình thành làng nghề làm tranh đá quý. Đồng chí đề nghị, huyện cần xác định nghề sản xuất tranh đá quý, chế tác đá mỹ nghệ là một nghề tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn, qui hoạch nghề chế tác tranh đá quý thành làng nghề truyền thống, từ đó nâng cao công tác quản lý, đầu tư phát triển; xây dựng thương hiệu cho tranh đá quý của huyện Lục yên nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tránh bị các nơi khác “mượn” thương hiệu tranh đá quý của Lục Yên để kinh doanh; đồng thời, huyện cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở trên địa bàn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, khuyến khích các cơ sở có năng lực thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tranh đá quý; kết hợp giữa việc sản xuất tranh đá quý với hoạt động du lịch nhằm quảng bá, thu hút đầu tư, kinh doanh và thu hút du khách đến với vùng đất ngọc Lục Yên.
2865 lượt xem
Minh Tuấn - Trang TTĐT Lục Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 21/3/2015, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội dẫn đầu đã tiến hành giám sát tình hình phát triển kinh tế, xã hội và nghề chế tác tranh đá quý ở huyện Lục Yên.
Tại buổi giám sát, lãnh đạo UBND huyện đã báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015.
Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, tiếp giáp với các tỉnh bạn Hà Giang, Lào Cai và Tuyên Quang, có dân số trên 10 vạn người thuộc 18 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn 24 xã và thị trấn. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng lãnh đạo huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, do đó kinh tế của huyện duy trì nhịp độ tăng trưởng ổn định, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.Các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có vụ việc phức tạp xảy ra.
Theo tài liệu khảo sát địa chất tại huyện Lục Yên đá quý và bán quý phân bổ trên diện tích 113km2 và nằm trên các thung lũng núi đá vôi từ xã Tân Lĩnh đến xã An Phú. Trong thập niên 1990 đã có các doanh nghiệp liên doanh, liên kết như Việt - Nga, Việt - Thái... đầu tư vào khai thác đá quý trên địa bàn huyện. Từ những năm 2008 khi hoạt động khai thác đá quý trên địa bàn huyện bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào, những hạt ruby có kích thước nhỏ như hạt cát, hoặc không đáp ứng được yêu cầu cho ngành công nghiệp trang sức không có nơi tiêu thụ. Từ những khó khăn trên, xuất phát từ nghề thủ công sản xuất tranh cát, tranh khảm trai của một số vùng miền trong nước, một bộ phận người dân có ý tưởng sản xuất tranh từ nguyên liệu đá quý nhằm tận dụng tài nguyên và tạo việc làm cho nhân dân trong vùng. nghề chế tác tranh đá quý ở huyện Lục Yên.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và huyện, như tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, huyện đã mở nhiều lớp đào tạo nghề sản xuất tranh đá quý, chế tác đá mỹ nghệ trên địa bàn, thu hút đông đảo người lao động trong huyện đến học tập và hành nghề hình thành lên nghề sản xuất tranh đá quý và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trên địa bàn huyện hiện có 45 cơ sở chế tác tranh đá quý, sản xuất tượng đá mỹ nghệ, tạo việc làm cho trên 400 lao động, hàng năm tạo ra giá trị sản lượng trên 18 tỷ đồng, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Danh Út - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc Hội đánh giá cao sự cố gắng của huyện Lục Yên trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản, hình thành làng nghề làm tranh đá quý. Đồng chí đề nghị, huyện cần xác định nghề sản xuất tranh đá quý, chế tác đá mỹ nghệ là một nghề tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn, qui hoạch nghề chế tác tranh đá quý thành làng nghề truyền thống, từ đó nâng cao công tác quản lý, đầu tư phát triển; xây dựng thương hiệu cho tranh đá quý của huyện Lục yên nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tránh bị các nơi khác “mượn” thương hiệu tranh đá quý của Lục Yên để kinh doanh; đồng thời, huyện cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở trên địa bàn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, khuyến khích các cơ sở có năng lực thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tranh đá quý; kết hợp giữa việc sản xuất tranh đá quý với hoạt động du lịch nhằm quảng bá, thu hút đầu tư, kinh doanh và thu hút du khách đến với vùng đất ngọc Lục Yên.