CTTĐT - Mường Lò (Yên Bái) là một vùng đất phì nhiêu, trù phú nổi tiếng với gạo trắng, nước trong. Nơi đây còn được cho là mảnh đất quần cư đầu tiên của người Thái, giàu bản sắc, đậm đà phong tục, tập quán.
Những nếp nhà sàn của đồng bào Thái Nghĩa Lộ.
Là một miền đất giàu truyền thống văn hoá, Nghĩa Lộ - Mường Lò là quê hương gạo trắng, nước trong, được coi là xứ sở của nhiều lễ hội, cái nôi tạo nên sắc thái văn hoá khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là mỗi khi xuân về, Tết đến; mùa màng thu hoạch xong xuôi. Lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan toả, bao trùm lên nó là sự thờ cúng, tôn vinh các vị thần linh, các diêu nhân có công với bản, với quê hương, đất nước, với tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi, giao lưu, củng cố tình làng xóm, từ lễ hội này trai gái được giao duyên, nhiều đôi nên vợ, nên chồng. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộng đồng. Ở đây có những lễ hội đặc sắc như lễ hội hoa ban, lễ hội “lồng tồng” (hội xuống đồng”, lễ hội “xên hươn – xên bản – xên mường” (cúng nhà, cúng bản, cúng mường) cầu cho sức khoẻ, làng bản ấm no, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà...; lễ hội trò chơi, lễ hội ẩm thực... Gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc như kéo co, ném còn, tómắclẹ, đánh yến, đu chà... Những trò chơi không chỉ vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa giao duyên, tỏ tình đậm đà.
Kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian của các dân tộc ở Nghĩa Lộ phong phú với nhiều thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, sử thi, ca dao... với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sống trụ xôn xao”; “Ngọc Hánh đánh giặc Cờ Vàng”, “Táy pú sắc”..., các làn điệu dân ca như khắp, then, lượn... cùng nhiều loại nhạc cụ như đàn, trống, pí, chũm choẹ, khèn... tạo nên âm thanh trầm bổng, tha thiết.
Mỗi dân tộc ở Nghĩa Lộ có một bản sắc văn hoá riêng, độc đáo nhưng luôn song hành hoặc hoà quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hoá đặc sắc mà ít nơi có được đó là văn hoá Mường Lò. Ngày nay, dưới ánh sáng của Đảng, các giá trị truyền thống văn hoá đó luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ trong đó chú trọng bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, khôi phục các loại hình tổ chức sinh hoạt văn hoá dân gian ở cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân trong việc hưởng thụ các giá trị văn hoá của chính dân tộc mình, góp phần xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành một thị xã văn hoá miền núi tiêu biểu của cả nước.
Lễ hội đã trở thành những phong tục, tập quán là những nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ hội Cầu mùa; lễ hội Hạn Khuống; lễ hội Xíp xí; lễ hội Hoa ban; lễ hội xang khan; lễ hội xòe chiêng; lễ hội Kin Pang Then, lễ hội “Xên Mường” ….
Bên cạnh đó đồng bào Thái nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc trong các đám cưới. Hát trong đám cưới là một tập tục, truyền thống văn hóa lâu đời của người Thái. Đồng bào quan niệm, trong đám cưới không có hát coi như không có đám cưới. Vì vậy khi chuẩn bị tổ chức cưới xin, cả hai bên việc đầu tiên là tìm được người đại diện cho mình để hát. Khi trong bản có đám cưới buổi tối mọi người sẽ tụ họp để cùng nhau múa hát chúc mừng đám cưới.
Thông thường, vào ngày bắc rạp, cứ quãng 8 giờ tối trở đi, tức là sau khi hỷ chủ đã cơ bản hoàn tất những công việc cho ngày hôm sau đón khách, đón dâu và dân làng cũng vừa ăn xong bữa tối là kéo nhau đến múa xoè mừng đám cưới. Xoè trong đám cưới khác hẳn với các hội xoè khác là có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái trai.
Xoè trong đám cưới không vội vàng và đơn điệu như xoè trong lễ hội bởi vừa xoè vừa nghỉ để cùng nhau khắp (hát) đối đáp, hát giao duyên, mời rượu và tâm tình với nhau. Chỉ duy nhất một chiếc trống cái giữ nhịp, vậy mà cả trên sàn nhà lẫn sân rạp đều múa và khắp được.
Một nét nhân văn trong ngày cưới của đồng bào Thái mà ít nơi có được đó chính là của hồi môn. Khác với các dân tộc khác của hồi môn trong ngày cưới ở nơi đây rất đặc biệt là bởi những vật dụng đó do chính bàn tay cần cù, khéo léo của những cô con gái Thái xinh xắn thêu, dệt. Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái. Trước hết, nó thể hiện tình mẫu tử và trách nhiệm của cha mẹ lo lắng giáo dục con cái đức tính cần cù lao động. Bản thân người con gái Thái ngay từ nhỏ vì phong tục tập quán mà tự rèn luyện sự chịu thương, chịu khó, kiên trì. Nó còn thể hiện tình cảm láng giềng, họ hàng luôn cộng đồng trách nhiệm với nhau trong xây dựng cuộc sống.
Đến với Nghĩa Lộ - một vùng đất phì nhiêu, trù phú của vùng Tây Bắc, nơi có nơi cánh đồng bằng phẳng, thẳng cánh cò bay, nổi tiếng với “gạo trắng, nước trong” với hương thơm nồng nàn của nếp Tú Lệ. Nơi đây còn là mảnh đất hội tụ của đồng bào Thái giàu bản sắc, đậm đà phong tục, tập quán.
3875 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mường Lò (Yên Bái) là một vùng đất phì nhiêu, trù phú nổi tiếng với gạo trắng, nước trong. Nơi đây còn được cho là mảnh đất quần cư đầu tiên của người Thái, giàu bản sắc, đậm đà phong tục, tập quán.
Là một miền đất giàu truyền thống văn hoá, Nghĩa Lộ - Mường Lò là quê hương gạo trắng, nước trong, được coi là xứ sở của nhiều lễ hội, cái nôi tạo nên sắc thái văn hoá khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là mỗi khi xuân về, Tết đến; mùa màng thu hoạch xong xuôi. Lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan toả, bao trùm lên nó là sự thờ cúng, tôn vinh các vị thần linh, các diêu nhân có công với bản, với quê hương, đất nước, với tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi, giao lưu, củng cố tình làng xóm, từ lễ hội này trai gái được giao duyên, nhiều đôi nên vợ, nên chồng. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộng đồng. Ở đây có những lễ hội đặc sắc như lễ hội hoa ban, lễ hội “lồng tồng” (hội xuống đồng”, lễ hội “xên hươn – xên bản – xên mường” (cúng nhà, cúng bản, cúng mường) cầu cho sức khoẻ, làng bản ấm no, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà...; lễ hội trò chơi, lễ hội ẩm thực... Gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc như kéo co, ném còn, tómắclẹ, đánh yến, đu chà... Những trò chơi không chỉ vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa giao duyên, tỏ tình đậm đà.
Kho tàng văn hoá, văn nghệ dân gian của các dân tộc ở Nghĩa Lộ phong phú với nhiều thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, sử thi, ca dao... với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sống trụ xôn xao”; “Ngọc Hánh đánh giặc Cờ Vàng”, “Táy pú sắc”..., các làn điệu dân ca như khắp, then, lượn... cùng nhiều loại nhạc cụ như đàn, trống, pí, chũm choẹ, khèn... tạo nên âm thanh trầm bổng, tha thiết.
Mỗi dân tộc ở Nghĩa Lộ có một bản sắc văn hoá riêng, độc đáo nhưng luôn song hành hoặc hoà quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hoá đặc sắc mà ít nơi có được đó là văn hoá Mường Lò. Ngày nay, dưới ánh sáng của Đảng, các giá trị truyền thống văn hoá đó luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ trong đó chú trọng bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, khôi phục các loại hình tổ chức sinh hoạt văn hoá dân gian ở cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân trong việc hưởng thụ các giá trị văn hoá của chính dân tộc mình, góp phần xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành một thị xã văn hoá miền núi tiêu biểu của cả nước.
Lễ hội đã trở thành những phong tục, tập quán là những nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ như: Lễ hội Cầu mùa; lễ hội Hạn Khuống; lễ hội Xíp xí; lễ hội Hoa ban; lễ hội xang khan; lễ hội xòe chiêng; lễ hội Kin Pang Then, lễ hội “Xên Mường” ….
Bên cạnh đó đồng bào Thái nơi đây còn lưu giữ rất nhiều những nét văn hóa đặc sắc trong các đám cưới. Hát trong đám cưới là một tập tục, truyền thống văn hóa lâu đời của người Thái. Đồng bào quan niệm, trong đám cưới không có hát coi như không có đám cưới. Vì vậy khi chuẩn bị tổ chức cưới xin, cả hai bên việc đầu tiên là tìm được người đại diện cho mình để hát. Khi trong bản có đám cưới buổi tối mọi người sẽ tụ họp để cùng nhau múa hát chúc mừng đám cưới.
Thông thường, vào ngày bắc rạp, cứ quãng 8 giờ tối trở đi, tức là sau khi hỷ chủ đã cơ bản hoàn tất những công việc cho ngày hôm sau đón khách, đón dâu và dân làng cũng vừa ăn xong bữa tối là kéo nhau đến múa xoè mừng đám cưới. Xoè trong đám cưới khác hẳn với các hội xoè khác là có đủ mọi thành phần già, trẻ, gái trai.
Xoè trong đám cưới không vội vàng và đơn điệu như xoè trong lễ hội bởi vừa xoè vừa nghỉ để cùng nhau khắp (hát) đối đáp, hát giao duyên, mời rượu và tâm tình với nhau. Chỉ duy nhất một chiếc trống cái giữ nhịp, vậy mà cả trên sàn nhà lẫn sân rạp đều múa và khắp được.
Một nét nhân văn trong ngày cưới của đồng bào Thái mà ít nơi có được đó chính là của hồi môn. Khác với các dân tộc khác của hồi môn trong ngày cưới ở nơi đây rất đặc biệt là bởi những vật dụng đó do chính bàn tay cần cù, khéo léo của những cô con gái Thái xinh xắn thêu, dệt. Tục mang của hồi môn của cô dâu về nhà chồng thể hiện nhiều nét nhân văn trong cuộc sống từ xa xưa của cộng đồng người Thái. Trước hết, nó thể hiện tình mẫu tử và trách nhiệm của cha mẹ lo lắng giáo dục con cái đức tính cần cù lao động. Bản thân người con gái Thái ngay từ nhỏ vì phong tục tập quán mà tự rèn luyện sự chịu thương, chịu khó, kiên trì. Nó còn thể hiện tình cảm láng giềng, họ hàng luôn cộng đồng trách nhiệm với nhau trong xây dựng cuộc sống.
Đến với Nghĩa Lộ - một vùng đất phì nhiêu, trù phú của vùng Tây Bắc, nơi có nơi cánh đồng bằng phẳng, thẳng cánh cò bay, nổi tiếng với “gạo trắng, nước trong” với hương thơm nồng nàn của nếp Tú Lệ. Nơi đây còn là mảnh đất hội tụ của đồng bào Thái giàu bản sắc, đậm đà phong tục, tập quán.