Với sự cần cù, siêng năng, sáng tạo và biết cách đổi mới, trong năm qua người nông dân thành phố đã xoay mùa chuyển vụ, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của thành phố đang dần đi theo hướng hàng hóa.
Mô hình trồng mía cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Phúc Lộc
Chúng tôi đã ghé thăm một số hộ sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn của thành phố. Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi đến
thăm là gia đình anh Nguyễn Đức Hải khu dân cư Đồng Phú phường Nam Cường. Tiếp
chúng tôi anh Hải vui vẻ cho biết: Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Vốn đam mê
và tâm huyết với nghề chăn nuôi năm 2008 anh đã bàn với vợ vào đây mua đất để làm
trang trại chăn nuôi. Bắt đầu chăn nuôi chỉ với 2 đến 3 lợn nái, quy mô nhỏ lẻ.
Thấy đây là một hướng đi phù hợp với điều kiện của gia đình nên anh bắt đầu mở
rộng quy mô chăn nuôi. Đến năm 2009, gia đình đã đăng ký tham gia mô hình chăn
nuôi 10 con lợn nái và nhận được hỗ trợ của Nhà nước là 30 triệu đồng. Có
được vốn trong tay anh Hải đầu tư chăn nuôi lợn nái. Sau 3 năm phát triển
chăn nuôi, gia đình anh có lãi trên 300 triệu đồng. Số tiền này được anh dành
để mua thêm đất làm trang trại, làm nhà và đầu tư chăn nuôi. Nhận thấy lợi ích
kinh tế từ chăn nuôi là rất cao, anh quyết tâm xây dựng mô hình trang trại chăn
nuôi theo hướng bán công nghiệp. Với số vốn đầu tư chuồng trại cho nuôi gà và nuôi
lợn gần 250 triệu đồng. Số lượng đầu đàn thường xuyên duy trì ở mức từ 50 đến
100 con. Trong chuồng lúc nào cũng duy trì từ 300 đến 500 con gà, vịt,
ngan. Vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài địa phương cũng như để
cải thiện bữa ăn trong gia đình. Để tiếp tục phát triển rộng quy mô chăn nuôi,
năm 2014, gia đình tham gia dự án nuôi lợn thịt quy mô 50 con và mô hình nuôi
gà 300 con. Đối với 2 mô hình này gia đình được nhận hỗ trợ 25 triệu đồng. Đến
nay gia đình đã xuất 1 lứa lợn thương phẩm với trên 2 tấn lợn hơi thu về trên
110 triệu đồng. Gia đình cũng thu từ chăn nuôi gà hàng chục triệu đồng.
Cũng hướng tới phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng, nhưng không phải về nhu cầu thực phẩm mà về lĩnh vực tinh thần, đã
15 năm nay gia đình ông Nguyễn Đức Huệ thôn 1 xã Giới Phiên được biết đến là
một địa chỉ cung cấp cây đào cảnh cho người dân thành phố mỗi độ tết đến xuân
về. Với diện tích 7.000 m2, gia đình ông Huệ đã dùng tới 5.000 m2
cho việc trồng đào, cây quất và cây quýt cảnh. Khởi đầu chỉ có 100 gốc đào Nhật
Tân. Đến năm 2012, thành phố đã hỗ trợ mô hình trồng đào cảnh của gia đình là
30% cây giống với số tiền 15 triệu đồng. Đất không phụ công người, dưới
bàn tay chăm sóc của gia đình diện tích vườn đào cứ tiếp tục được mở rộng theo
từng năm. Đến nay gia đình đã phát triển lên 1 nghìn gốc đào gồm đào bích, đào
phai. Cùng với đó là hàng trăm cây quất, cây quýt cảnh cung cấp cho thị trường.
Để rồi mỗi độ xuân về những cành đào, những cây quất cảnh của gia đình lại khoe
hương sắc và đến với người dân thành phố. Những nụ bích đào, đào phai với những
dáng bon sai như Tam Đa, quân tử, ngũ phúc… đã được nhiều người chơi đào khắp trong
và ngoài thành phố biết đến. Với mong muốn phát triển vườn đào không chỉ của
gia đình nhà mình mà muốn phát triển nghề trồng đào cảnh có thương hiệu ở Giới
Phiên, ông Huệ đã giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật cho anh em họ hàng, bà con làng
xóm xung quanh cùng trồng đào cảnh với diện tích 1,7 ha. Bằng việc trồng đào
cảnh trung bình mỗi năm gia đình cho thu nhập bình quân từ 150 đến 200 triệu
đồng.
Mô hình trồng đào, cây có quả làm cảnh tại xã Gới Phiên
Gia đình anh Hải ở Nam Cường và gia đình
ông Huệ ở Giới Phiên chỉ là 2 trong số rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành
phố đang có hướng đi mới cho sản xuất của gia đình. Mặc dù diện tích đất để sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố không nhiều nhưng nhờ sự năng động,
sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người nông dân trong thời kỳ mới đã giúp cho diện
mạo nông nghiệp nông dân và nông thôn của thành phố đã đổi thay từng ngày.Và
giờ đây ở những xã vùng ven thành phố đã xuất hiện ngày càng nhiều ngôi làng
trù phú, những ngôi nhà cao tầng hiện đại tất cả có được đều bởi bàn chăm chỉ
một nắng hai sương của những người nông dân ngày đêm miệt mài lao động trên
mảnh đất quê hương và hương của đất, tình của đất đã đền ơn cho họ. Những triền
đất màu mỡ vùng ngoại ô thành phố giờ đã là những cánh đồng mía ngọt ngào,
những vườn chanh, vườn bưởi sai trĩu quả, những ruộng hoa đủ màu sắc, những
cánh đồng rau xanh biếc cho đến những trang chăn nuôi lợn, gà quy mô vài trăm
con đến vài nghìn con đã thể hiện sự thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp
của người dân. Để đến năm 2014, trên địa bàn thành phố đã có 2.647 hộ gia đình
nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó có 7 hộ đạt
cấp trung ương, 61 hộ đạt cấp tỉnh, 387 hộ đạt cấp thành phố và 2.253 hộ đạt
cấp cơ sở. Bằng sự nỗ lực của người nông dân trong sản xuất, chăn nuôi cùng với
sự tạo điều kiện của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã góp phần đưa tổng
giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của thành phố năm 2014 đạt 120 tỷ
đồng, tăng 6% so với năm 2013.
Hiện nay, người nông dân thành phố đang bắt
tay vào sản xuất vụ chính trong năm. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng
cách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người nông dân thành phố
đã đầu tư cho từng thửa ruộng, mảnh vườn để rồi đất lại trả ơn người và giúp họ
có được cuộc sống ấm no.
2566 lượt xem
(Theo Trang TTĐT TP Yên Bái)
Với sự cần cù, siêng năng, sáng tạo và biết cách đổi mới, trong năm qua người nông dân thành phố đã xoay mùa chuyển vụ, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của thành phố đang dần đi theo hướng hàng hóa.
Chúng tôi đã ghé thăm một số hộ sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn của thành phố. Hộ gia đình đầu tiên mà chúng tôi đến
thăm là gia đình anh Nguyễn Đức Hải khu dân cư Đồng Phú phường Nam Cường. Tiếp
chúng tôi anh Hải vui vẻ cho biết: Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Vốn đam mê
và tâm huyết với nghề chăn nuôi năm 2008 anh đã bàn với vợ vào đây mua đất để làm
trang trại chăn nuôi. Bắt đầu chăn nuôi chỉ với 2 đến 3 lợn nái, quy mô nhỏ lẻ.
Thấy đây là một hướng đi phù hợp với điều kiện của gia đình nên anh bắt đầu mở
rộng quy mô chăn nuôi. Đến năm 2009, gia đình đã đăng ký tham gia mô hình chăn
nuôi 10 con lợn nái và nhận được hỗ trợ của Nhà nước là 30 triệu đồng. Có
được vốn trong tay anh Hải đầu tư chăn nuôi lợn nái. Sau 3 năm phát triển
chăn nuôi, gia đình anh có lãi trên 300 triệu đồng. Số tiền này được anh dành
để mua thêm đất làm trang trại, làm nhà và đầu tư chăn nuôi. Nhận thấy lợi ích
kinh tế từ chăn nuôi là rất cao, anh quyết tâm xây dựng mô hình trang trại chăn
nuôi theo hướng bán công nghiệp. Với số vốn đầu tư chuồng trại cho nuôi gà và nuôi
lợn gần 250 triệu đồng. Số lượng đầu đàn thường xuyên duy trì ở mức từ 50 đến
100 con. Trong chuồng lúc nào cũng duy trì từ 300 đến 500 con gà, vịt,
ngan. Vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài địa phương cũng như để
cải thiện bữa ăn trong gia đình. Để tiếp tục phát triển rộng quy mô chăn nuôi,
năm 2014, gia đình tham gia dự án nuôi lợn thịt quy mô 50 con và mô hình nuôi
gà 300 con. Đối với 2 mô hình này gia đình được nhận hỗ trợ 25 triệu đồng. Đến
nay gia đình đã xuất 1 lứa lợn thương phẩm với trên 2 tấn lợn hơi thu về trên
110 triệu đồng. Gia đình cũng thu từ chăn nuôi gà hàng chục triệu đồng.
Cũng hướng tới phục vụ nhu cầu của người
tiêu dùng, nhưng không phải về nhu cầu thực phẩm mà về lĩnh vực tinh thần, đã
15 năm nay gia đình ông Nguyễn Đức Huệ thôn 1 xã Giới Phiên được biết đến là
một địa chỉ cung cấp cây đào cảnh cho người dân thành phố mỗi độ tết đến xuân
về. Với diện tích 7.000 m2, gia đình ông Huệ đã dùng tới 5.000 m2
cho việc trồng đào, cây quất và cây quýt cảnh. Khởi đầu chỉ có 100 gốc đào Nhật
Tân. Đến năm 2012, thành phố đã hỗ trợ mô hình trồng đào cảnh của gia đình là
30% cây giống với số tiền 15 triệu đồng. Đất không phụ công người, dưới
bàn tay chăm sóc của gia đình diện tích vườn đào cứ tiếp tục được mở rộng theo
từng năm. Đến nay gia đình đã phát triển lên 1 nghìn gốc đào gồm đào bích, đào
phai. Cùng với đó là hàng trăm cây quất, cây quýt cảnh cung cấp cho thị trường.
Để rồi mỗi độ xuân về những cành đào, những cây quất cảnh của gia đình lại khoe
hương sắc và đến với người dân thành phố. Những nụ bích đào, đào phai với những
dáng bon sai như Tam Đa, quân tử, ngũ phúc… đã được nhiều người chơi đào khắp trong
và ngoài thành phố biết đến. Với mong muốn phát triển vườn đào không chỉ của
gia đình nhà mình mà muốn phát triển nghề trồng đào cảnh có thương hiệu ở Giới
Phiên, ông Huệ đã giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật cho anh em họ hàng, bà con làng
xóm xung quanh cùng trồng đào cảnh với diện tích 1,7 ha. Bằng việc trồng đào
cảnh trung bình mỗi năm gia đình cho thu nhập bình quân từ 150 đến 200 triệu
đồng.
Mô hình trồng đào, cây có quả làm cảnh tại xã Gới Phiên
Gia đình anh Hải ở Nam Cường và gia đình
ông Huệ ở Giới Phiên chỉ là 2 trong số rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành
phố đang có hướng đi mới cho sản xuất của gia đình. Mặc dù diện tích đất để sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố không nhiều nhưng nhờ sự năng động,
sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người nông dân trong thời kỳ mới đã giúp cho diện
mạo nông nghiệp nông dân và nông thôn của thành phố đã đổi thay từng ngày.Và
giờ đây ở những xã vùng ven thành phố đã xuất hiện ngày càng nhiều ngôi làng
trù phú, những ngôi nhà cao tầng hiện đại tất cả có được đều bởi bàn chăm chỉ
một nắng hai sương của những người nông dân ngày đêm miệt mài lao động trên
mảnh đất quê hương và hương của đất, tình của đất đã đền ơn cho họ. Những triền
đất màu mỡ vùng ngoại ô thành phố giờ đã là những cánh đồng mía ngọt ngào,
những vườn chanh, vườn bưởi sai trĩu quả, những ruộng hoa đủ màu sắc, những
cánh đồng rau xanh biếc cho đến những trang chăn nuôi lợn, gà quy mô vài trăm
con đến vài nghìn con đã thể hiện sự thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp
của người dân. Để đến năm 2014, trên địa bàn thành phố đã có 2.647 hộ gia đình
nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó có 7 hộ đạt
cấp trung ương, 61 hộ đạt cấp tỉnh, 387 hộ đạt cấp thành phố và 2.253 hộ đạt
cấp cơ sở. Bằng sự nỗ lực của người nông dân trong sản xuất, chăn nuôi cùng với
sự tạo điều kiện của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã góp phần đưa tổng
giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của thành phố năm 2014 đạt 120 tỷ
đồng, tăng 6% so với năm 2013.
Hiện nay, người nông dân thành phố đang bắt
tay vào sản xuất vụ chính trong năm. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng
cách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người nông dân thành phố
đã đầu tư cho từng thửa ruộng, mảnh vườn để rồi đất lại trả ơn người và giúp họ
có được cuộc sống ấm no.