CTTĐT - Huyện Mù Cang Chải hiện có tổng diện tích rừng trên 69.464 ha, trong đó rừng tự nhiên trên 52.178 ha và rừng trồng trên 17.285 ha. Với diện tích rừng cần bảo vệ như vậy cùng với giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, nhất là vào mùa khô hanh. Chính vì vậy công tác quản lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ mà huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm lãnh chỉ đạo, nhất là trong thời gian này đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Tây Nam (gió Lào) càng làm cho nguy cơ cháy rừng xảy ra bất cứ lúc nào, ở mức cực kỳ nguy hiểm.
Cán bộ Kiểm lâm địa bàn và nhân dân xã Nậm Có đi tuần tra bảo vệ rừng.
Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất so với các xã khác trong huyện gần 7.600 ha rừng tự nhiên và 2.300 ha rừng trồng. Đây cũng là địa phương được đánh giá là điểm nóng về khai thác, tận dụng, vận chuyển, tàng trữ trái phép lâm sản, nhất là gỗ Pơ mu. Rút kinh nghiệm trong những năm trước đây, thời gian này, lãnh đạo xã đã tăng cường xuống tận các thôn bản để tuyên truyền và cảnh báo về nguy cơ cháy rừng. Nếu người dân không làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là người dân đốt nương làm rẫy vào thời điểm này. Do đó công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ cũng như PCCCR luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Ông Hàng Xí Dì, Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có cho biết “Trước đây người dân chưa nhận thức được việc chăm sóc bảo vệ, PCCCR, cũng như công tác đốt nương làm rẫy, nhưng nhiều năm trở lại đây được cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng với cấp ủy chính quyền địa phương đã thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân cách đốt nương rẫy theo đúng quy trình và có sự giám sát của cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Vì thế nhận thức của người dân ngày được nâng cao hạn chế được các vụ cháy rừng do nhân dân gây ra.”
Ngoài xã Nậm Có ra thì các xã khác trong huyện đã và đang tích cực chủ động triển khai các biện pháp để PCCCR mùa khô hanh năm 2014 - 2015. Trong mùa khô hanh năm 2013 - 2014 toàn huyện Mù Cang Chải đã xảy 4 vụ cháy rừng làm thiệt hại 108 ha rừng trồng tại các xã Kim Nọi, Dế Xu Phình và Lao Chải. Đặc biệt vụ cháy rừng tại xã Kim Nọi đã làm thiệt hại gần 70 ha rừng trồng, thủ phạm gây ra vụ cháy đã bị truy tố trước pháp luật và nhân dân đang trồng lại diện tích rừng bị cháy.
Để rút kinh nghiệm sâu sắc những thiệt hại từ sự bất cẩn của người dân trong mùa khô hanh năm 2013 - 2014, ngay từ đầu vụ mùa khô hanh năm 2014 - 2015, Hạt Kiểm lâm huyện Mù cang Chải đã làm tốt công tác tham mưu với Ban Chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng huyện, chủ động xây dựng các biện pháp, phương án tổ chức nhiều đợt đi tuần tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới công tác bảo vệ và PCCCR cho các chủ rừng trong xã. Tổ chức các hội nghị triển khai về công tác bảo vệ, PCCCR mùa khô hanh, tuyên truyền các điều của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định của Chính phủ về phòng chống cháy rừng cũng như các phương án PCCCR của huyện. Đồng thời chuẩn bị các phương tiện như loa cầm tay, dao phát, can đựng nước, áo chống cháy và các công cụ thủ công để PCCCR. Việc tuyên truyền về bảo vệ và PCCCR được thực hiện thường xuyên, liên tục đến thôn bản, đặc biệt là đối với các xã giáp danh có nguy cơ cháy rừng cao như: xã Nậm Có, Lao Chải, Hồ Bốn, Nậm Khắt và Kim Nọi... Tổ chức tốt lực lượng trực thường xuyên trong thời gian cao điểm để sẵn sàng chữa cháy rừng kịp thời, đảm bảo phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phuơng tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Cùng với đó Hạt Kiểm lâm huyện đã củng cố và kiện toàn ban chỉ huy PCCCR, bảo vệ rừng các xã, thị trấn gồm 15 ban với 335 thành viên, xây dựng 122 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR với 488 người tham gia. Tiến hành họp, ký cam kết bảo vệ, PCCCR cho 8.950 lượt hộ gia đình trên toàn huyện. Làm mới 30,5 km đường băng trắng cản lửa tại các khu vực ở 7 xã có nguy cơ cháy cao, làm mới tu sửa trên 110 biển báo cấm lửa, bảng quy ước, hương ước, bảng nội quy bảo vệ rừng, tu sửa 35 bảng pa nô, áp phích và hỗ trợ trên 600 các loại dung cụ để tham gia chữa cháy rừng. Cho biết thêm về công tác chỉ đạo cũng như các biện pháp trong công tác PCCCR mùa khô hanh năm 2014 - 2015. Ông Vàng A Lử - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết. Hiện nay công tác PCCC và bảo vệ rừng cũng đang gặp phải một số khó khăn như: địa hình rừng của huyện Mù Cang Chải tương đối phức tạp, đa số là đồi núi và xa khu dân cư, điều kiện thông tin liên lạc và đi lại rất khó khăn. Do đó khi xảy ra cháy rừng thường khó phát hiện nên việc huy động lực lượng đến nơi chữa cháy mất nhiều thời gian. Khó khăn nhất trong khi triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng đó là dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rất thô sơ, kinh phí triển khai tuyên truyền rất ít, chủ yếu là phối hợp tuyên truyền lồng ghép nên hiệu quả tuyên truyền không được cao. Tuy vậy, với việc chủ động phòng ngừa cháy rừng, huyện Mù Cang Chải đang quyết tâm hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn toàn huyện trong mùa khô năm2014 - 2015.
Đối với Ban chỉ huy (BCH) PCCCR các xã, thị trấn, ngay từ đầu mùa khô hanh năm 2014 - 2015, đã được kiện toàn và do các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Thành lập các tổ quản lý, bảo vệ rừng tại các thôn, bản, phân công cán bộ thường trực 24/24 giờ, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR. Đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc sử lý thực bì để trồng rừng làm nương rẫy và các hoạt động sản xuất trong rừng của nhân dân. BCH PCCCR các xã, thị trấn phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng các tổ đội xung kích thường xuyên đi kiểm tra, canh gác tại các điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao. Các tổ đội xung kích thường xuyên giữ liên lạc với nhau để nếu có tình huống xảy ra thì kịp thời báo cáo về BCH PCCCR của xã và huy động lực lượng kịp thời ứng cứu. Ông Mùa A Súa - Phó Chủ tịch UBND - xã Kim Nọi huyện Mù Cang Chải cho biết: “Bước vào vụ khô hanh năm 2014 - 2015, xã Kim Nọi đã kiện toàn lại Ban chỉ huy PCCCR của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân phụ trách tại các thôn bản. Bố trí người canh gác tại các điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao và chòi canh gác lửa rừng, khi có tình huống xảy ra thì kịp thời báo cáo về xã để huy động nhân dân tham gia chữa cháy rừng. Ngoài ra xã còn thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về các biện pháp kỹ thuật đốt nương, làm rẫy, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR…”
Trong thời gian này trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô hanh, đồng thời đây cũng là thời điểm nhân dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tham gia sản xuất theo tập quán đốt nương làm rẫy. Đây là thời điểm của nguy cơ cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân ở các thôn bản nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ, PCCCR trong mùa khô hanh, đốt nương rẫy phải theo đúng quy trình và sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ kiểm lâm địa bàn. Nhất là trong thời gian sau tết cần tuyên truyền cho bà con nhân dân không nên đốt nương làm rẫy vào thời điểm này, bởi nguy cơ để xảy ra cháy rừng là rất cao, nếu để xảy ra thì hậu quả thật khó lường.
Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCCCR, bảo vệ rừng cùng với nhiều giải pháp cụ thể thiết thực. Tin rằng mùa khô hanh năm 2014 - 2015, huyện Mù Cang Chải sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các vụ cháy rừng xảy ra, nhằm góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn vùng cao huyện Mù Cang Chải./
2486 lượt xem
(Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải)
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Mù Cang Chải hiện có tổng diện tích rừng trên 69.464 ha, trong đó rừng tự nhiên trên 52.178 ha và rừng trồng trên 17.285 ha. Với diện tích rừng cần bảo vệ như vậy cùng với giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, độ dốc cao, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, nhất là vào mùa khô hanh. Chính vì vậy công tác quản lý và bảo vệ rừng là nhiệm vụ mà huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm lãnh chỉ đạo, nhất là trong thời gian này đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô, thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Tây Nam (gió Lào) càng làm cho nguy cơ cháy rừng xảy ra bất cứ lúc nào, ở mức cực kỳ nguy hiểm.
Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất so với các xã khác trong huyện gần 7.600 ha rừng tự nhiên và 2.300 ha rừng trồng. Đây cũng là địa phương được đánh giá là điểm nóng về khai thác, tận dụng, vận chuyển, tàng trữ trái phép lâm sản, nhất là gỗ Pơ mu. Rút kinh nghiệm trong những năm trước đây, thời gian này, lãnh đạo xã đã tăng cường xuống tận các thôn bản để tuyên truyền và cảnh báo về nguy cơ cháy rừng. Nếu người dân không làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là người dân đốt nương làm rẫy vào thời điểm này. Do đó công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ cũng như PCCCR luôn được chính quyền địa phương quan tâm. Ông Hàng Xí Dì, Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có cho biết “Trước đây người dân chưa nhận thức được việc chăm sóc bảo vệ, PCCCR, cũng như công tác đốt nương làm rẫy, nhưng nhiều năm trở lại đây được cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng với cấp ủy chính quyền địa phương đã thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân cách đốt nương rẫy theo đúng quy trình và có sự giám sát của cán bộ xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn. Vì thế nhận thức của người dân ngày được nâng cao hạn chế được các vụ cháy rừng do nhân dân gây ra.”
Ngoài xã Nậm Có ra thì các xã khác trong huyện đã và đang tích cực chủ động triển khai các biện pháp để PCCCR mùa khô hanh năm 2014 - 2015. Trong mùa khô hanh năm 2013 - 2014 toàn huyện Mù Cang Chải đã xảy 4 vụ cháy rừng làm thiệt hại 108 ha rừng trồng tại các xã Kim Nọi, Dế Xu Phình và Lao Chải. Đặc biệt vụ cháy rừng tại xã Kim Nọi đã làm thiệt hại gần 70 ha rừng trồng, thủ phạm gây ra vụ cháy đã bị truy tố trước pháp luật và nhân dân đang trồng lại diện tích rừng bị cháy.
Để rút kinh nghiệm sâu sắc những thiệt hại từ sự bất cẩn của người dân trong mùa khô hanh năm 2013 - 2014, ngay từ đầu vụ mùa khô hanh năm 2014 - 2015, Hạt Kiểm lâm huyện Mù cang Chải đã làm tốt công tác tham mưu với Ban Chỉ đạo Bảo vệ và Phát triển rừng huyện, chủ động xây dựng các biện pháp, phương án tổ chức nhiều đợt đi tuần tra, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới công tác bảo vệ và PCCCR cho các chủ rừng trong xã. Tổ chức các hội nghị triển khai về công tác bảo vệ, PCCCR mùa khô hanh, tuyên truyền các điều của Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định của Chính phủ về phòng chống cháy rừng cũng như các phương án PCCCR của huyện. Đồng thời chuẩn bị các phương tiện như loa cầm tay, dao phát, can đựng nước, áo chống cháy và các công cụ thủ công để PCCCR. Việc tuyên truyền về bảo vệ và PCCCR được thực hiện thường xuyên, liên tục đến thôn bản, đặc biệt là đối với các xã giáp danh có nguy cơ cháy rừng cao như: xã Nậm Có, Lao Chải, Hồ Bốn, Nậm Khắt và Kim Nọi... Tổ chức tốt lực lượng trực thường xuyên trong thời gian cao điểm để sẵn sàng chữa cháy rừng kịp thời, đảm bảo phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phuơng tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Cùng với đó Hạt Kiểm lâm huyện đã củng cố và kiện toàn ban chỉ huy PCCCR, bảo vệ rừng các xã, thị trấn gồm 15 ban với 335 thành viên, xây dựng 122 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR với 488 người tham gia. Tiến hành họp, ký cam kết bảo vệ, PCCCR cho 8.950 lượt hộ gia đình trên toàn huyện. Làm mới 30,5 km đường băng trắng cản lửa tại các khu vực ở 7 xã có nguy cơ cháy cao, làm mới tu sửa trên 110 biển báo cấm lửa, bảng quy ước, hương ước, bảng nội quy bảo vệ rừng, tu sửa 35 bảng pa nô, áp phích và hỗ trợ trên 600 các loại dung cụ để tham gia chữa cháy rừng. Cho biết thêm về công tác chỉ đạo cũng như các biện pháp trong công tác PCCCR mùa khô hanh năm 2014 - 2015. Ông Vàng A Lử - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết. Hiện nay công tác PCCC và bảo vệ rừng cũng đang gặp phải một số khó khăn như: địa hình rừng của huyện Mù Cang Chải tương đối phức tạp, đa số là đồi núi và xa khu dân cư, điều kiện thông tin liên lạc và đi lại rất khó khăn. Do đó khi xảy ra cháy rừng thường khó phát hiện nên việc huy động lực lượng đến nơi chữa cháy mất nhiều thời gian. Khó khăn nhất trong khi triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng đó là dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rất thô sơ, kinh phí triển khai tuyên truyền rất ít, chủ yếu là phối hợp tuyên truyền lồng ghép nên hiệu quả tuyên truyền không được cao. Tuy vậy, với việc chủ động phòng ngừa cháy rừng, huyện Mù Cang Chải đang quyết tâm hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn toàn huyện trong mùa khô năm2014 - 2015.
Đối với Ban chỉ huy (BCH) PCCCR các xã, thị trấn, ngay từ đầu mùa khô hanh năm 2014 - 2015, đã được kiện toàn và do các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Thành lập các tổ quản lý, bảo vệ rừng tại các thôn, bản, phân công cán bộ thường trực 24/24 giờ, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR. Đồng thời làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc sử lý thực bì để trồng rừng làm nương rẫy và các hoạt động sản xuất trong rừng của nhân dân. BCH PCCCR các xã, thị trấn phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn cùng các tổ đội xung kích thường xuyên đi kiểm tra, canh gác tại các điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao. Các tổ đội xung kích thường xuyên giữ liên lạc với nhau để nếu có tình huống xảy ra thì kịp thời báo cáo về BCH PCCCR của xã và huy động lực lượng kịp thời ứng cứu. Ông Mùa A Súa - Phó Chủ tịch UBND - xã Kim Nọi huyện Mù Cang Chải cho biết: “Bước vào vụ khô hanh năm 2014 - 2015, xã Kim Nọi đã kiện toàn lại Ban chỉ huy PCCCR của xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân phụ trách tại các thôn bản. Bố trí người canh gác tại các điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao và chòi canh gác lửa rừng, khi có tình huống xảy ra thì kịp thời báo cáo về xã để huy động nhân dân tham gia chữa cháy rừng. Ngoài ra xã còn thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về các biện pháp kỹ thuật đốt nương, làm rẫy, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR…”
Trong thời gian này trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô hanh, đồng thời đây cũng là thời điểm nhân dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tham gia sản xuất theo tập quán đốt nương làm rẫy. Đây là thời điểm của nguy cơ cháy rừng đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân ở các thôn bản nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ, PCCCR trong mùa khô hanh, đốt nương rẫy phải theo đúng quy trình và sự hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ kiểm lâm địa bàn. Nhất là trong thời gian sau tết cần tuyên truyền cho bà con nhân dân không nên đốt nương làm rẫy vào thời điểm này, bởi nguy cơ để xảy ra cháy rừng là rất cao, nếu để xảy ra thì hậu quả thật khó lường.
Với sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo PCCCR, bảo vệ rừng cùng với nhiều giải pháp cụ thể thiết thực. Tin rằng mùa khô hanh năm 2014 - 2015, huyện Mù Cang Chải sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các vụ cháy rừng xảy ra, nhằm góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn vùng cao huyện Mù Cang Chải./