CTTĐT - Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động trong chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến tất cả các địa phương, nhằm cải thiện bữa ăn của người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
Bữa ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Thực hành (TP Yên Bái)
Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng có mặt ở tất cả 180 xã, phường, thị trấn, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Theo thống kê của ngành Y tế, trong năm 2014 tỷ lệ trẻ 6 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A duy trì ở tỷ lệ cao đạt 99,7%, bà mẹ sau sinh uống Vitamin A dự phòng đạt 94,6%. Việc phòng chống các rối loạn do thiếu iốt được triển khai rộng rãi trong toàn dân. Tỷ lệ sử dụng muối iốt tại các hộ trong tỉnh đạt 100%. Đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 19,6%, giảm 0,7% so với năm 2013. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi là 30%, giảm 0,5% so với năm 2013.
Có được kết quả đó phần lớn là do sự triển khai hiệu quả các chương trình về phòng chống suy dinh dưỡng, sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành trong việc triển khai chiến lược. Ngành Y tế là cơ quan Thường trực đã thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra hoạt động thực hành dinh dưỡng tại các xã, phường, thị trấn cũng như triển khai nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo cho các cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Trong đó chú trọng tập huấn, đào tạo các biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú.
Mặc dù hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi vượt so với mục tiêu của tỉnh năm 2014 nhưng vẫn còn ở mức cao so với trung bình cả nước và khu vực, nhất là suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi. Trong thời gian tới, bằng nhiều giải pháp, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt giảm suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi từ 19,6% năm 2014 xuống 19,0% năm 2015; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi từ 30,0% năm 2015 xuống dưới 29,3% năm 2015; Trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A đủ 2 lần/năm đạt trên 95%...
Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành; công tác quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn...
Bên cạnh đó, công tác truyền thông, tuyên truyền và thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con nhỏ sẽ được chú trọng thực hiện. Qua đó các bà mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về thực hành dinh dưỡng. Không chỉ các bà mẹ ở vùng trung tâm, vùng có điều kiện kinh tế tương đối phát triển mà ở nhiều thôn, bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các bà mẹ trong kỳ thai nghén, bà mẹ nuôi con nhỏ đều được cộng tác viên dinh dưỡng tư vấn về các phương pháp nuôi con khỏe mạnh…Từ đó sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2641 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục triển khai nhiều hoạt động trong chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến tất cả các địa phương, nhằm cải thiện bữa ăn của người dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
Trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Với đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng có mặt ở tất cả 180 xã, phường, thị trấn, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Theo thống kê của ngành Y tế, trong năm 2014 tỷ lệ trẻ 6 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A duy trì ở tỷ lệ cao đạt 99,7%, bà mẹ sau sinh uống Vitamin A dự phòng đạt 94,6%. Việc phòng chống các rối loạn do thiếu iốt được triển khai rộng rãi trong toàn dân. Tỷ lệ sử dụng muối iốt tại các hộ trong tỉnh đạt 100%. Đến nay, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 19,6%, giảm 0,7% so với năm 2013. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi là 30%, giảm 0,5% so với năm 2013.
Có được kết quả đó phần lớn là do sự triển khai hiệu quả các chương trình về phòng chống suy dinh dưỡng, sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành trong việc triển khai chiến lược. Ngành Y tế là cơ quan Thường trực đã thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra hoạt động thực hành dinh dưỡng tại các xã, phường, thị trấn cũng như triển khai nhiều hoạt động tập huấn, đào tạo cho các cán bộ chuyên trách về dinh dưỡng từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Trong đó chú trọng tập huấn, đào tạo các biện pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú.
Mặc dù hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi vượt so với mục tiêu của tỉnh năm 2014 nhưng vẫn còn ở mức cao so với trung bình cả nước và khu vực, nhất là suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi. Trong thời gian tới, bằng nhiều giải pháp, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng hợp lý, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt giảm suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam. Tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi từ 19,6% năm 2014 xuống 19,0% năm 2015; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi từ 30,0% năm 2015 xuống dưới 29,3% năm 2015; Trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A đủ 2 lần/năm đạt trên 95%...
Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành; công tác quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn...
Bên cạnh đó, công tác truyền thông, tuyên truyền và thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con nhỏ sẽ được chú trọng thực hiện. Qua đó các bà mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức về thực hành dinh dưỡng. Không chỉ các bà mẹ ở vùng trung tâm, vùng có điều kiện kinh tế tương đối phát triển mà ở nhiều thôn, bản vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các bà mẹ trong kỳ thai nghén, bà mẹ nuôi con nhỏ đều được cộng tác viên dinh dưỡng tư vấn về các phương pháp nuôi con khỏe mạnh…Từ đó sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.