CTTĐT - Thành phố Yên Bái đang được đầu tư xây trở thành đô thị loại II vào năm 2020, với tiêu chí là đô thị sinh thái mang đặc trưng vùng Tây Bắc tổ quốc. Thành phố Yên Bái đang tích cực thực hiện quản lý quy hoạch, gìn giữ cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên gắn với công tác bảo vệ, khai thác hiệu quả diện tích rừng, cây xanh hiện có. Mục tiêu nhằm đưa thành phố Yên Bái sẽ trở thành đô thị “Xanh - Văn minh - Hiện đại", đô thị phát triển năng động, có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, có môi trường sống, làm việc tốt và có cơ hội đầu tư thuận lợi. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng thành phố Yên Bái xứng tầm là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh, là trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại và dịch vụ của tỉnh và khu vực Tây Bắc.
Vườn cây của gia đình ông Đào Minh Thảo ở tổ 45, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái
Gia đình ông Đào Minh Thảo ở tổ 45, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã có trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực trồng, kinh doanh hoa cây cảnh. Vài năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu của thị trường gia đình ông Thảo đã chú trọng phát triển kinh doanh cây cảnh công trình phục vụ thị hiếu trang trí các tuyến phố, cơ quan, hay nhà ở dân sinh. Khuân viên vườn ươm trồng của gia đình ông hiện có quy mô 3.000 m2, đồng thời liên kết các nhà vườn khác để phát triển nhiều loại cây công trình có kích cỡ lớn, với hàng chục loại cây phong phú. Sản phẩm cây công trình của gia đình ông Đào Minh Thảo cung cấp trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là cung cấp cho các công trình chỉnh trang các tuyến phố, cây công trình cho các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình trên địa bàn thành phố Yên Bái. Ông Đào Minh Thảo, tổ 45, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi vốn có niềm đam mê trồng hoa, cây cảnh. Đồng thời nắm bắt nhu cầu thị trường Yên Bái đang rất quan tâm tới việc phát triển các cây cảnh công trình, cây đô thị nên tích cực đầu tư mở rộng quy mô ươm trồng, kinh doanh cây cảnh, cây công trình. Sản phẩm cây cảnh, cây công trình của gia đình tôi đã góp phần làm đẹp cho đô thị Yên Bái và các vùng lân cận, tôi cũng cảm thấy rất vui”.
Phường Yên Ninh cũng là một trong những phường trung tâm của thành phố Yên Bái. Phường có tổng diện tích là 6,44 km2 đã được quy hoạch thành các phân khu chức năng cụ thể. Phường đang tích cực triển khai xây dựng thực hiện nếp sống văn hóa văn minh đô thị. Một trong những nội dung quan trọng là đảm bảo quản lý, thực hiện theo quy hoạch, xây dựng môi trường sống văn minh, lấy người dân là trọng tâm. Phường triển khai xây dựng các mô hình tổ nhân dân tự quản về trật tự đô thị, tự quản về vệ sinh môi trường. Từ đó lấy mỗi người dân là hạt nhân tích cực để xây dựng, tự quản về môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị ngay tại cơ sở. Bà Đỗ Thị Bình ở khu dân cư Trương Quyền, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: “Tổ phụ nữ tự quản của chúng tôi ngoài việc thường xuyên vận động hội viên, nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường còn tích cực trồng, chăm sóc cây cảnh, cây xanh của gia đình cũng như các khu công cộng nhằm xây dựng thành phố Yên Bái sáng - xanh - sạch - đẹp.”
Gia đình bà Lương Thị Thọ ở thôn 2 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái hiện có diện tích đất ở xen kẽ đất rừng rộng trên 3 ha. Gia đình bà Thọ tiến hành trồng cây keo lai ở các chân đồi cao, xen canh cây lương thực ngắn ngày trong thời gian cây keo chưa khép tán. Ở những vùng trũng thấp tiến hành trồng cây rau mầu, nuôi thả cá, gia cầm. Thời gian qua, gia đình bà Thọ luôn thực hiện phủ xanh đất rừng, thực hiện khai thác hợp lý, hài hòa giữa lợi ích kính tế và bảo vệ môi trường sống đối với diện tích rừng hiện có. Nhờ vậy, môi trường sống được đảm bảo, đời sống kinh tế của gia đình ngày càng được nâng lên. Bà Lương Thị Thọ, thôn 2 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái cung cấp thêm: “Trong các cuộc họp, các sinh hoạt cộng đồng của xã, của thôn, chúng tôi thường xuyên được tuyên truyền về việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Đồng thời cũng được xã hướng dẫn, hỗ trợ các kiến thức về trồng rừng, phát huy hiệu quả kinh tế, sinh thái từ trồng rừng mang lại.”
Trong định hướng quy hoạch phát triển thành phố Yên Bái đến năm 2030, xã Tân Thịnh được phát triển trở thành một trong những trọng điểm đô thị hóa. Trên địa bàn xã hiện đang triển khai nhiều công trình xây dựng cơ bản quan trọng của Trung ương, tỉnh và địa phương. Mặc dù diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các công trình này là rất lớn, xong Đảng ủy, chính quyền xã Tân Thịnh đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên đảm bảo phủ xanh 100% diện tích rừng, với trên 1.000 ha, tăng 200 ha so với những năm trước đây. Diện tích rừng trồng tăng là do nhân dân tận dụng mọi diện tích đất có thể để trồng cây xanh, cải tạo thay thế các diện tích đất rừng trước đây trồng cây cọ hiệu quả kinh tế thấp. Ông Nguyễn Văn Tĩnh - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái nhấn mạnh: “Xã Tân Thịnh cũng như các địa phương khác của thành phố Yên Bái đang trong quá trình đô thị hóa rất mạnh. Chúng tôi tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên phủ xanh đất trống đồi trọc, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, sinh thái mà rừng cây mang lại. Đồng thời tích cực thực hiện quản lý quy hoạch đảm bảo không gian xanh, sinh thái bền vững góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”
Hàng năm, các cấp, các ngành của thành phố Yên Bái đều tổ chức Tết trồng cây đời đời ơn Bác, phát động ra quân trồng cây, trồng rừng. Trong năm vừa qua, thành phố Yên Bái đã tiến hành trồng mới được trên 140 nghìn cây phân tán, trồng rừng phủ xanh được 167,3 ha. Nhờ vậy, diện tích cây xanh bình quân theo thực tế 4,7 m2/người. Thành phố phấn đấu diện tích đất trồng cây xanh bình quân đạt 9,5 m2/người trong giai đoạn 2015 - 2020. Thành phố Yên Bái đang được định hướng phát triển là đô thị xanh, lấy sông Hồng là trục động lực. Các phường nội thành tiếp tục là hạt nhân được chỉnh trang đô thị, duy trì nâng cao hiệu quả các ao, hồ, diện tích rừng tự nhiên, tăng cường số lượng cây xanh ở các tuyến phố. Đối với các xã, phường mới phát triển xây dựng các khu đô thị thân thiện với môi trường, các mô hình nhà vườn, nhà sinh thái, các điểm du lịch sinh thái. Thành phố Yên Bái sẽ được xây dựng là đầu tầu, một trong các đô thị động lực cấp tiểu vùng nơi có môi trường sống tốt, gắn bó với thiên nhiên, mang nét đặc trưng của đô thị sinh thái miền núi phía Bắc./.
2593 lượt xem
Nguyễn Thanh Nghị - Đài TT.TH thành phố
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thành phố Yên Bái đang được đầu tư xây trở thành đô thị loại II vào năm 2020, với tiêu chí là đô thị sinh thái mang đặc trưng vùng Tây Bắc tổ quốc. Thành phố Yên Bái đang tích cực thực hiện quản lý quy hoạch, gìn giữ cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên gắn với công tác bảo vệ, khai thác hiệu quả diện tích rừng, cây xanh hiện có. Mục tiêu nhằm đưa thành phố Yên Bái sẽ trở thành đô thị “Xanh - Văn minh - Hiện đại", đô thị phát triển năng động, có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, có môi trường sống, làm việc tốt và có cơ hội đầu tư thuận lợi. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng thành phố Yên Bái xứng tầm là trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh, là trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại và dịch vụ của tỉnh và khu vực Tây Bắc.
Gia đình ông Đào Minh Thảo ở tổ 45, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã có trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực trồng, kinh doanh hoa cây cảnh. Vài năm trở lại đây, nắm bắt nhu cầu của thị trường gia đình ông Thảo đã chú trọng phát triển kinh doanh cây cảnh công trình phục vụ thị hiếu trang trí các tuyến phố, cơ quan, hay nhà ở dân sinh. Khuân viên vườn ươm trồng của gia đình ông hiện có quy mô 3.000 m2, đồng thời liên kết các nhà vườn khác để phát triển nhiều loại cây công trình có kích cỡ lớn, với hàng chục loại cây phong phú. Sản phẩm cây công trình của gia đình ông Đào Minh Thảo cung cấp trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là cung cấp cho các công trình chỉnh trang các tuyến phố, cây công trình cho các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình trên địa bàn thành phố Yên Bái. Ông Đào Minh Thảo, tổ 45, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái vui vẻ cho biết: “Gia đình tôi vốn có niềm đam mê trồng hoa, cây cảnh. Đồng thời nắm bắt nhu cầu thị trường Yên Bái đang rất quan tâm tới việc phát triển các cây cảnh công trình, cây đô thị nên tích cực đầu tư mở rộng quy mô ươm trồng, kinh doanh cây cảnh, cây công trình. Sản phẩm cây cảnh, cây công trình của gia đình tôi đã góp phần làm đẹp cho đô thị Yên Bái và các vùng lân cận, tôi cũng cảm thấy rất vui”.
Phường Yên Ninh cũng là một trong những phường trung tâm của thành phố Yên Bái. Phường có tổng diện tích là 6,44 km2 đã được quy hoạch thành các phân khu chức năng cụ thể. Phường đang tích cực triển khai xây dựng thực hiện nếp sống văn hóa văn minh đô thị. Một trong những nội dung quan trọng là đảm bảo quản lý, thực hiện theo quy hoạch, xây dựng môi trường sống văn minh, lấy người dân là trọng tâm. Phường triển khai xây dựng các mô hình tổ nhân dân tự quản về trật tự đô thị, tự quản về vệ sinh môi trường. Từ đó lấy mỗi người dân là hạt nhân tích cực để xây dựng, tự quản về môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị ngay tại cơ sở. Bà Đỗ Thị Bình ở khu dân cư Trương Quyền, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái cho biết: “Tổ phụ nữ tự quản của chúng tôi ngoài việc thường xuyên vận động hội viên, nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường còn tích cực trồng, chăm sóc cây cảnh, cây xanh của gia đình cũng như các khu công cộng nhằm xây dựng thành phố Yên Bái sáng - xanh - sạch - đẹp.”
Gia đình bà Lương Thị Thọ ở thôn 2 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái hiện có diện tích đất ở xen kẽ đất rừng rộng trên 3 ha. Gia đình bà Thọ tiến hành trồng cây keo lai ở các chân đồi cao, xen canh cây lương thực ngắn ngày trong thời gian cây keo chưa khép tán. Ở những vùng trũng thấp tiến hành trồng cây rau mầu, nuôi thả cá, gia cầm. Thời gian qua, gia đình bà Thọ luôn thực hiện phủ xanh đất rừng, thực hiện khai thác hợp lý, hài hòa giữa lợi ích kính tế và bảo vệ môi trường sống đối với diện tích rừng hiện có. Nhờ vậy, môi trường sống được đảm bảo, đời sống kinh tế của gia đình ngày càng được nâng lên. Bà Lương Thị Thọ, thôn 2 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái cung cấp thêm: “Trong các cuộc họp, các sinh hoạt cộng đồng của xã, của thôn, chúng tôi thường xuyên được tuyên truyền về việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Đồng thời cũng được xã hướng dẫn, hỗ trợ các kiến thức về trồng rừng, phát huy hiệu quả kinh tế, sinh thái từ trồng rừng mang lại.”
Trong định hướng quy hoạch phát triển thành phố Yên Bái đến năm 2030, xã Tân Thịnh được phát triển trở thành một trong những trọng điểm đô thị hóa. Trên địa bàn xã hiện đang triển khai nhiều công trình xây dựng cơ bản quan trọng của Trung ương, tỉnh và địa phương. Mặc dù diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các công trình này là rất lớn, xong Đảng ủy, chính quyền xã Tân Thịnh đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên đảm bảo phủ xanh 100% diện tích rừng, với trên 1.000 ha, tăng 200 ha so với những năm trước đây. Diện tích rừng trồng tăng là do nhân dân tận dụng mọi diện tích đất có thể để trồng cây xanh, cải tạo thay thế các diện tích đất rừng trước đây trồng cây cọ hiệu quả kinh tế thấp. Ông Nguyễn Văn Tĩnh - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái nhấn mạnh: “Xã Tân Thịnh cũng như các địa phương khác của thành phố Yên Bái đang trong quá trình đô thị hóa rất mạnh. Chúng tôi tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên phủ xanh đất trống đồi trọc, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, sinh thái mà rừng cây mang lại. Đồng thời tích cực thực hiện quản lý quy hoạch đảm bảo không gian xanh, sinh thái bền vững góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.”
Hàng năm, các cấp, các ngành của thành phố Yên Bái đều tổ chức Tết trồng cây đời đời ơn Bác, phát động ra quân trồng cây, trồng rừng. Trong năm vừa qua, thành phố Yên Bái đã tiến hành trồng mới được trên 140 nghìn cây phân tán, trồng rừng phủ xanh được 167,3 ha. Nhờ vậy, diện tích cây xanh bình quân theo thực tế 4,7 m2/người. Thành phố phấn đấu diện tích đất trồng cây xanh bình quân đạt 9,5 m2/người trong giai đoạn 2015 - 2020. Thành phố Yên Bái đang được định hướng phát triển là đô thị xanh, lấy sông Hồng là trục động lực. Các phường nội thành tiếp tục là hạt nhân được chỉnh trang đô thị, duy trì nâng cao hiệu quả các ao, hồ, diện tích rừng tự nhiên, tăng cường số lượng cây xanh ở các tuyến phố. Đối với các xã, phường mới phát triển xây dựng các khu đô thị thân thiện với môi trường, các mô hình nhà vườn, nhà sinh thái, các điểm du lịch sinh thái. Thành phố Yên Bái sẽ được xây dựng là đầu tầu, một trong các đô thị động lực cấp tiểu vùng nơi có môi trường sống tốt, gắn bó với thiên nhiên, mang nét đặc trưng của đô thị sinh thái miền núi phía Bắc./.