Trung tâm nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và các chuyên gia Viện nghiên cứu di sản Tokyo (Tobunken, Nhật Bản) có chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về khảo sát, điều tra, nghiên cứu mô hình kiến trúc thời Lý - Trần ở Việt Nam trong việc nghiên cứu đánh giá giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long theo quyết định của Chính phủ.
Các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu hiện vật thời Trần tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
Tại Yên Bái, trong tháng Ba vừa qua, đoàn
đã có chuyến thăm quan, khảo cứu một số di tích và các di vật tại Bảo tàng
tỉnh. Tham gia đoàn có có 3 cán bộ của Trung tâm nghiên cứu kinh thành và 5
chuyên gia Nhật Bản. Đoàn đã đến khảo cứu Khu di tích khảo cổ học Hắc Y (xã Tân
Lĩnh, huyện Lục Yên). Tại đây, đoàn đã thăm di tích Bến Lăn, đồi Hắc Y là quần
thể kiến trúc phật giáo thời Trần đã được khai quật nhiều lần và thu được nhiều
di vật phong phú và đặc sắc.
Về Bảo tàng tỉnh, đoàn đã khảo cứu các di
vật thuộc thời Trần đã được thu thập và nghiên cứu từ nhiều di tích như Hắc Y,
chùa Hang Úc, Bến Lăn… Sau khi khảo cứu, đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi với
lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh. Đoàn cho biết, dù thời
gian không nhiều, song chuyến công tác đã đạt được kết quả cao, các di tích và
di vật về nghệ thuật – kiến trúc thời Trần ở Yên Bái là phong phú và quý giá.
Đặc biệt, di tích Hắc Y đúng là một quần
thể kiến trúc Phật giáo thời Trần rất có giá trị, qua đó cho biết nhiều thông
tin về quy mô, mô hình kiến trúc, nghệ thuật trang trí và bài trí nội thất các
ngôi chùa Trần, nhiều vấn đề về đặc điểm kiến trúc – nghệ thuật thời Trần đang
từng bước được làm rõ ở khu di tích này. Với những đặc điểm như vậy, Khu di tích
Hắc Y tại Yên Bái được coi là nguồn tư liệu bổ trợ quý giá cho công tác nghiên
cứu Hoàng thành Thăng Long - một di tích quan trọng bậc nhất của đất nước ta
đang trong giai đoạn nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với giá trị
to lớn mà kết quả các đợt khai quật đem lại, địa phương nên tiếp tục kiến nghị
các cấp địa phương, Trung ương tạo điều kiện khảo sát, khai quật mở rộng về
quần thể di tích Hắc Y nói riêng và di tích thời Trần ở Yên Bái nói chung. Các
di vật tuy rất quý giá song cũng nên nghiên cứu phục hồi để tạo cơ sở góp phần
cho công tác tham quan, nghiên cứu và nhất là cho trưng bày bảo tàng.
2382 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Trung tâm nghiên cứu kinh thành (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và các chuyên gia Viện nghiên cứu di sản Tokyo (Tobunken, Nhật Bản) có chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về khảo sát, điều tra, nghiên cứu mô hình kiến trúc thời Lý - Trần ở Việt Nam trong việc nghiên cứu đánh giá giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long theo quyết định của Chính phủ.
Tại Yên Bái, trong tháng Ba vừa qua, đoàn
đã có chuyến thăm quan, khảo cứu một số di tích và các di vật tại Bảo tàng
tỉnh. Tham gia đoàn có có 3 cán bộ của Trung tâm nghiên cứu kinh thành và 5
chuyên gia Nhật Bản. Đoàn đã đến khảo cứu Khu di tích khảo cổ học Hắc Y (xã Tân
Lĩnh, huyện Lục Yên). Tại đây, đoàn đã thăm di tích Bến Lăn, đồi Hắc Y là quần
thể kiến trúc phật giáo thời Trần đã được khai quật nhiều lần và thu được nhiều
di vật phong phú và đặc sắc.
Về Bảo tàng tỉnh, đoàn đã khảo cứu các di
vật thuộc thời Trần đã được thu thập và nghiên cứu từ nhiều di tích như Hắc Y,
chùa Hang Úc, Bến Lăn… Sau khi khảo cứu, đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi với
lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng tỉnh. Đoàn cho biết, dù thời
gian không nhiều, song chuyến công tác đã đạt được kết quả cao, các di tích và
di vật về nghệ thuật – kiến trúc thời Trần ở Yên Bái là phong phú và quý giá.
Đặc biệt, di tích Hắc Y đúng là một quần
thể kiến trúc Phật giáo thời Trần rất có giá trị, qua đó cho biết nhiều thông
tin về quy mô, mô hình kiến trúc, nghệ thuật trang trí và bài trí nội thất các
ngôi chùa Trần, nhiều vấn đề về đặc điểm kiến trúc – nghệ thuật thời Trần đang
từng bước được làm rõ ở khu di tích này. Với những đặc điểm như vậy, Khu di tích
Hắc Y tại Yên Bái được coi là nguồn tư liệu bổ trợ quý giá cho công tác nghiên
cứu Hoàng thành Thăng Long - một di tích quan trọng bậc nhất của đất nước ta
đang trong giai đoạn nghiên cứu, bảo tồn và phục dựng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với giá trị
to lớn mà kết quả các đợt khai quật đem lại, địa phương nên tiếp tục kiến nghị
các cấp địa phương, Trung ương tạo điều kiện khảo sát, khai quật mở rộng về
quần thể di tích Hắc Y nói riêng và di tích thời Trần ở Yên Bái nói chung. Các
di vật tuy rất quý giá song cũng nên nghiên cứu phục hồi để tạo cơ sở góp phần
cho công tác tham quan, nghiên cứu và nhất là cho trưng bày bảo tàng.