Năm 2015, huyện Lục Yên phấn đấu trồng mới 2.330ha rừng, chủ yếu là các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân. Đến hết tháng 3, toàn huyện trồng được gần 1.400ha, bằng 60% kế hoạch năm và đạt trên 92% kế hoạch trồng của vụ xuân. Trong đó, keo trên 600ha, bồ đề gần 280ha, cây quế đạt gần 260ha.
Người dân xã Tân Lĩnh (Lục Yên) phát dọn thực bì, chuẩn bị trồng cây.
Một điểm mới trong công tác trồng rừng năm nay của huyện là các hộ dân thuộc các xã nằm dọc quốc lộ 70 đã chuyển phần lớn diện tích sang trồng quế do nhận thức được hiệu quả kinh tế từ cây quế đem lại. Năm 2014, toàn huyện có 72ha cây quế thì đến nay đã tăng lên gần 260ha, tăng trên 350%.
Gia đình bà Hoàng Thị Quỵ, thôn 8, xã Tân Lĩnh có 21ha rừng, là một trong những hộ có diện tích rừng nhiều nhất xã. Cũng như mọi năm, ngay sau khi khai thác các diện tích rừng đã đến tuổi, gia đình bà đều tiến hành đặt mua cây giống và triển khai trồng rừng luôn. Sau khi khai thác, năm nay, gia đình bà Quỵ trồng 4ha rừng.
Bà Quỵ cho biết: “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, cây bồ đề thường bị sâu ăn lá nên năm nay, gia đình trồng chủ yếu là keo và quế. Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, thuận lợi, chúng tôi đang khẩn trương thu hoạch nốt các diện tích sắn đồng thời tiến hành làm cỏ và lấy cây giống về trồng. Đến thời điểm hiện tại, đã trồng được khoảng 1/3 diện tích và cả gia đình đang tập trung làm cỏ trên những diện tích còn lại để có thể trồng vào thời điểm thuận lợi”.
Năm 2015, xã Tân Lĩnh có kế hoạch trồng 130ha rừng. Ngay sau khi có kế hoạch, xã đã giao chỉ tiêu đến các thôn, bản có diện tích rừng đồng thời chỉ đạo nhân dân khẩn trương làm cỏ, thu dọn những diện tích đã khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho trồng rừng; hướng dẫn nhân dân đăng ký mua cây giống tại các vườn ươm của các xã lân cận theo chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Đến nay, bà con đã tiến hành trồng được 80ha rừng, trong đó có 40ha keo, 30ha cây bồ đề và 10ha các loại cây khác. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng cả năm, xã tiếp tục vận động nhân dân tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm cỏ, đăng ký mua cây giống về trồng.
Ông Trần Trọng Dân - Phó chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho biết: “Do đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng rừng đồng thời bà con đã hiểu rõ hiệu quả kinh tế từ phát triển trồng rừng nên những năm gần đây, ý thức của nhân dân trong việc trồng rừng đã được nâng cao. Người dân đã chú trọng đầu tư phân bón, phát dọn thực bì, làm cỏ thường xuyên, trồng đúng quy cách nên hiệu quả rất tốt”.
Để bảo đảm kế hoạch, ngay từ đầu mùa vụ, huyện Lục Yên đã triển khai trồng rừng đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra, nắm bắt các diện tích rừng trồng sản xuất của nhân dân và giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng địa phương.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Phòng đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con nhân dân về ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của việc trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng, làm tốt công tác định hướng về mùa vụ trồng cấy, loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, người dân luôn chủ động trong việc khai thác kịp khung thời vụ”. Từ đầu năm, Lục Yên cũng đã chú trọng công tác chuẩn bị giống, chỉ đạo các cơ sở sản xuất giống trong huyện chủ động gieo ươm được trên 130 vạn cây giống các loại, bảo đảm cây giống đạt yêu cầu kỹ thuật để đưa lên rừng.
Bên cạnh sự phát triển mạnh của nghề rừng thì việc phát triển tràn lan các cơ sở chế biễn gỗ trừng trồng trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là các cơ sở ván bóc tại Lục Yên đang làm tăng nguy cơ phá vỡ vùng nguyên liệu. Việc các cơ sở phát triển không theo quy hoạch dẫn đến sự cạnh tranh nguyên liệu khốc liệt. Nhiều hộ dân vì cần tiền đã chặt gỗ non, chưa đến tuổi khai thác để bán, hiệu quả kinh tế rất thấp.
Ông Lương Ngọc Sơn - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trúc Lâu cho biết: “Trong hai năm trở lại đây, khu vực 7 xã đường quốc lộ 70 do Trạm quản lý có 29 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng được cấp phép hoạt động, chủ yếu là ở khu vực huyện Trấn Yên chuyển lên và một phần hộ dân trước đây kinh doanh hàng quán ven quốc lộ 70 chuyển sang mở xưởng. Việc phát triển ồ ạt các cơ sở chế biến gỗ làm cho vùng nguyên liệu bị mất cân bằng, cung không đủ cầu, nhiều người dân vì nhiều lý do mà phải chặt gỗ non bán, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp”. Để ngăn chặn tình trạng người dân bán gỗ non, nâng cao hiệu quả nghề rừng, các cấp chính quyền huyện Lục Yên cần sớm vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân đồng thời siết chặt công tác quản lý, cấp phép khai thác.
2210 lượt xem
Theo Anh Dũng/Báo Yên Bái
Năm 2015, huyện Lục Yên phấn đấu trồng mới 2.330ha rừng, chủ yếu là các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân. Đến hết tháng 3, toàn huyện trồng được gần 1.400ha, bằng 60% kế hoạch năm và đạt trên 92% kế hoạch trồng của vụ xuân. Trong đó, keo trên 600ha, bồ đề gần 280ha, cây quế đạt gần 260ha.
Một điểm mới trong công tác trồng rừng năm nay của huyện là các hộ dân thuộc các xã nằm dọc quốc lộ 70 đã chuyển phần lớn diện tích sang trồng quế do nhận thức được hiệu quả kinh tế từ cây quế đem lại. Năm 2014, toàn huyện có 72ha cây quế thì đến nay đã tăng lên gần 260ha, tăng trên 350%.
Gia đình bà Hoàng Thị Quỵ, thôn 8, xã Tân Lĩnh có 21ha rừng, là một trong những hộ có diện tích rừng nhiều nhất xã. Cũng như mọi năm, ngay sau khi khai thác các diện tích rừng đã đến tuổi, gia đình bà đều tiến hành đặt mua cây giống và triển khai trồng rừng luôn. Sau khi khai thác, năm nay, gia đình bà Quỵ trồng 4ha rừng.
Bà Quỵ cho biết: “Rút kinh nghiệm từ những năm trước, cây bồ đề thường bị sâu ăn lá nên năm nay, gia đình trồng chủ yếu là keo và quế. Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, thuận lợi, chúng tôi đang khẩn trương thu hoạch nốt các diện tích sắn đồng thời tiến hành làm cỏ và lấy cây giống về trồng. Đến thời điểm hiện tại, đã trồng được khoảng 1/3 diện tích và cả gia đình đang tập trung làm cỏ trên những diện tích còn lại để có thể trồng vào thời điểm thuận lợi”.
Năm 2015, xã Tân Lĩnh có kế hoạch trồng 130ha rừng. Ngay sau khi có kế hoạch, xã đã giao chỉ tiêu đến các thôn, bản có diện tích rừng đồng thời chỉ đạo nhân dân khẩn trương làm cỏ, thu dọn những diện tích đã khai thác để tạo điều kiện thuận lợi cho trồng rừng; hướng dẫn nhân dân đăng ký mua cây giống tại các vườn ươm của các xã lân cận theo chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Đến nay, bà con đã tiến hành trồng được 80ha rừng, trong đó có 40ha keo, 30ha cây bồ đề và 10ha các loại cây khác. Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng cả năm, xã tiếp tục vận động nhân dân tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm cỏ, đăng ký mua cây giống về trồng.
Ông Trần Trọng Dân - Phó chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho biết: “Do đã có nhiều năm kinh nghiệm trồng rừng đồng thời bà con đã hiểu rõ hiệu quả kinh tế từ phát triển trồng rừng nên những năm gần đây, ý thức của nhân dân trong việc trồng rừng đã được nâng cao. Người dân đã chú trọng đầu tư phân bón, phát dọn thực bì, làm cỏ thường xuyên, trồng đúng quy cách nên hiệu quả rất tốt”.
Để bảo đảm kế hoạch, ngay từ đầu mùa vụ, huyện Lục Yên đã triển khai trồng rừng đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra, nắm bắt các diện tích rừng trồng sản xuất của nhân dân và giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng địa phương.
Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Phòng đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con nhân dân về ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của việc trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng, làm tốt công tác định hướng về mùa vụ trồng cấy, loại cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, người dân luôn chủ động trong việc khai thác kịp khung thời vụ”. Từ đầu năm, Lục Yên cũng đã chú trọng công tác chuẩn bị giống, chỉ đạo các cơ sở sản xuất giống trong huyện chủ động gieo ươm được trên 130 vạn cây giống các loại, bảo đảm cây giống đạt yêu cầu kỹ thuật để đưa lên rừng.
Bên cạnh sự phát triển mạnh của nghề rừng thì việc phát triển tràn lan các cơ sở chế biễn gỗ trừng trồng trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là các cơ sở ván bóc tại Lục Yên đang làm tăng nguy cơ phá vỡ vùng nguyên liệu. Việc các cơ sở phát triển không theo quy hoạch dẫn đến sự cạnh tranh nguyên liệu khốc liệt. Nhiều hộ dân vì cần tiền đã chặt gỗ non, chưa đến tuổi khai thác để bán, hiệu quả kinh tế rất thấp.
Ông Lương Ngọc Sơn - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trúc Lâu cho biết: “Trong hai năm trở lại đây, khu vực 7 xã đường quốc lộ 70 do Trạm quản lý có 29 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng được cấp phép hoạt động, chủ yếu là ở khu vực huyện Trấn Yên chuyển lên và một phần hộ dân trước đây kinh doanh hàng quán ven quốc lộ 70 chuyển sang mở xưởng. Việc phát triển ồ ạt các cơ sở chế biến gỗ làm cho vùng nguyên liệu bị mất cân bằng, cung không đủ cầu, nhiều người dân vì nhiều lý do mà phải chặt gỗ non bán, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp”. Để ngăn chặn tình trạng người dân bán gỗ non, nâng cao hiệu quả nghề rừng, các cấp chính quyền huyện Lục Yên cần sớm vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân đồng thời siết chặt công tác quản lý, cấp phép khai thác.