Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Yên Bái đã tích cực tham gia các phong trào: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay súng, “Tay búa tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Nghìn việc tốt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…
Ông Sa Văn Phát ở thôn Ba Khe 2, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn là một trong năm dân quân tự vệ xã đã bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966 tại huyện Văn Chấn kể chuyện với thế hệ trẻ. (Ảnh: Quang Thiều)
Với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Yên Bái đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa củng cố hậu phương chiến lược; phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay Mỹ, trong đó, có chiếc máy bay thứ 800 trên miền Bắc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi chiến tranh ra miền Bắc, với vị trí đặc biệt của tuyến đường huyết mạch vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài từ nước ngoài viện trợ vào Việt Nam; các thiết bị, máy móc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà qua Ga Yên Bái, vì vậy, Yên Bái trở thành một trong những mục tiêu hủy diệt của không quân Mỹ. Chúng đánh đi đánh lại nhiều lần, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và vật chất. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, các lực lượng vũ trang (LLVT) đã tổ chức 336 đài quan sát báo động phòng không, hình thành cụm phòng không trọng điểm bảo vệ sân bay, thị xã Yên Bái và công trình thủy điện Thác Bà. Các tổ bắn máy bay bằng súng bộ binh được tổ chức và huấn luyện ở hầu hết các xã, cơ quan, công trường, xí nghiệp..., hình thành lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, rộng khắp, sẵn sàng tiêu diệt máy bay Mỹ…
Các địa phương trong tỉnh đã huy động gần 6 triệu ngày công, đào 1.386 hầm cất giấu máy móc, 445km giao thông hào, trên 634.400 hầm tập thể, 727.056 hầm trú ẩn cá nhân và chi viện cho công trường thi công Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Sân bay Yên Bái, đáp ứng kịp thời cho việc phòng, tránh, sơ tán, bám trụ của nhân dân và LLVT. Vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa củng cố hậu phương chiến lược, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực, anh dũng chiến đấu, bắn rơi 115 máy bay Mỹ, trong đó, có chiếc máy bay thứ 800 trên miền Bắc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi; phá hủy 724 quả bom nổ chậm, thu nhặt hàng chục vạn bom bi; di chuyển 4 vạn dân, dành 2 vạn héc-ta đất vùng hồ cho xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà; di dời gần 1.000 hộ dân, giải phóng mặt bằng với diện tích trên 1.000ha cho xây dựng Sân bay Yên Bái…
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Sân bay Yên Bái, mục tiêu quân sự quan trọng nhằm khống chế hoạt động của không quân Mỹ ở vùng Tây Bắc. Tại đây, năm 1972, phi công Phạm Tuân (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) đã cất cánh chiếc MIC-21, bắn rơi pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ, khẳng định sức mạnh quân sự Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Yên Bái đã đóng góp 289 nghìn tấn lương thực, 146 nghìn tấn thực phẩm, động viên tiễn đưa 24.632 con em lên đường nhập ngũ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuộc chiến nào cũng có những hy sinh, mất mát, 2.364 con em dân tộc Yên Bái đã hy sinh tại các chiến trường và 1.717 đồng chí là thương binh.
Với những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 2003, Đảng bộ, nhân dân và LLVT tỉnh Yên Bái đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
2883 lượt xem
Theo Cao Chính/Báo Yên Bái
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Yên Bái đã tích cực tham gia các phong trào: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay súng, “Tay búa tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Nghìn việc tốt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…Với tinh thần “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân và dân Yên Bái đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa củng cố hậu phương chiến lược; phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 115 máy bay Mỹ, trong đó, có chiếc máy bay thứ 800 trên miền Bắc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi chiến tranh ra miền Bắc, với vị trí đặc biệt của tuyến đường huyết mạch vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài từ nước ngoài viện trợ vào Việt Nam; các thiết bị, máy móc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà qua Ga Yên Bái, vì vậy, Yên Bái trở thành một trong những mục tiêu hủy diệt của không quân Mỹ. Chúng đánh đi đánh lại nhiều lần, gây cho ta nhiều thiệt hại về người và vật chất. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ, các lực lượng vũ trang (LLVT) đã tổ chức 336 đài quan sát báo động phòng không, hình thành cụm phòng không trọng điểm bảo vệ sân bay, thị xã Yên Bái và công trình thủy điện Thác Bà. Các tổ bắn máy bay bằng súng bộ binh được tổ chức và huấn luyện ở hầu hết các xã, cơ quan, công trường, xí nghiệp..., hình thành lưới lửa phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, rộng khắp, sẵn sàng tiêu diệt máy bay Mỹ…
Các địa phương trong tỉnh đã huy động gần 6 triệu ngày công, đào 1.386 hầm cất giấu máy móc, 445km giao thông hào, trên 634.400 hầm tập thể, 727.056 hầm trú ẩn cá nhân và chi viện cho công trường thi công Nhà máy Thủy điện Thác Bà, Sân bay Yên Bái, đáp ứng kịp thời cho việc phòng, tránh, sơ tán, bám trụ của nhân dân và LLVT. Vừa khắc phục hậu quả chiến tranh vừa củng cố hậu phương chiến lược, quân và dân Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực, anh dũng chiến đấu, bắn rơi 115 máy bay Mỹ, trong đó, có chiếc máy bay thứ 800 trên miền Bắc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi; phá hủy 724 quả bom nổ chậm, thu nhặt hàng chục vạn bom bi; di chuyển 4 vạn dân, dành 2 vạn héc-ta đất vùng hồ cho xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà; di dời gần 1.000 hộ dân, giải phóng mặt bằng với diện tích trên 1.000ha cho xây dựng Sân bay Yên Bái…
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Sân bay Yên Bái, mục tiêu quân sự quan trọng nhằm khống chế hoạt động của không quân Mỹ ở vùng Tây Bắc. Tại đây, năm 1972, phi công Phạm Tuân (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) đã cất cánh chiếc MIC-21, bắn rơi pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ, khẳng định sức mạnh quân sự Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Yên Bái đã đóng góp 289 nghìn tấn lương thực, 146 nghìn tấn thực phẩm, động viên tiễn đưa 24.632 con em lên đường nhập ngũ, chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuộc chiến nào cũng có những hy sinh, mất mát, 2.364 con em dân tộc Yên Bái đã hy sinh tại các chiến trường và 1.717 đồng chí là thương binh.
Với những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 2003, Đảng bộ, nhân dân và LLVT tỉnh Yên Bái đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.