53 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy tinh thần đoàn kết quật cường, đánh đuổi giặc ngoại xâm với lối chiến tranh du kích làm nên chiến thắng Kế Khấu Ly huyền thoại, góp sức mình cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giải phóng quê hương.
Các đồng chí lãnh đạo huyện Trạm Tấu sâu sát cơ sở, động viên nhân dân gieo cấy lúa xuân đúng thời vụ. (Ảnh: Phương Thuỳ)
Trạm Tấu có tổng diện tích 742 km2 với 11 dân tộc anh em cùng chung sống. Với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Trạm Tấu như một bức tranh sơn thủy hữu tình với ngút ngàn thông xanh, những đám mây bay rập rờn đỉnh núi, thác nước tung bọt trắng xóa và những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ - kiệt tác của đất trời và bàn tay, khối óc con người vùng cao. Những sản vật như: sơn tra, măng ớt, chè Shan Phình Hồ, khoai sọ, gạo nương... đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào vùng cao xây dựng thương hiệu nông sản sạch, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
53 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy tinh thần đoàn kết quật cường, đánh đuổi giặc ngoại xâm với lối chiến tranh du kích làm nên chiến thắng Kế Khấu Ly huyền thoại, góp sức mình cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giải phóng quê hương.
Nhìn lại những ngày đầu thành lập huyện với bao khó khăn, thử thách, toàn Đảng bộ có 13 chi bộ và 2 tổ Đảng (kể cả chi bộ cơ quan) với 127 đồng chí. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Trạm Tấu vẫn luôn quan tâm chăm lo đến công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng theo từng năm, đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên khối nông thôn, đảng viên nữ và đảng viên là người dân tộc. Đến nay, Đảng bộ đã có 30 chi, đảng bộ cơ sở, 115 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, tổng số đảng viên 1.986 đồng chí.
Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kịp thời xử lý những đảng viên vi phạm khuyết điểm, qua đó kịp thời giáo dục tư tưởng cho đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh từ cơ sở. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, hoạt động của HĐND - UBND các cấp có chuyển biến tích cực, quản lý, điều hành thực hiện các chủ trương của Đảng bộ, nghị quyết của HĐND. Các thủ tục hành chính đang từng bước được cải cách.
Vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định. Sức mạnh của từng hạt nhân chính trị ở cơ sở được phát huy, khiến vùng cao Trạm Tấu có nhiều thay da đổi thịt. Từ một miền rừng núi heo hút, đồng bào sống dựa vào rừng, chủ yếu gieo trồng cây lương thực trên diện tích nương dốc, tập quán canh tác lạc hậu, đói nghèo đeo đẳng.
Với những nỗ lực không ngừng, các cán bộ ngành nông nghiệp huyện đã nghiên cứu thực tiễn, lựa chọn được những giống cây trồng có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, cùng với phương châm "3 cùng” với dân, cả hệ thống chính trị cùng xuống ruộng, lên nương vận động nhân dân khai hoang ruộng nước, bỏ cây trồng năng suất thấp sang trồng ngô đồi, vận động nhân dân làm 2 vụ/năm đã xóa đi hình ảnh những thửa ruộng hoang trơ gốc rạ, thay vào đó là những nương ngô, triền đồi màu mỡ xanh tươi.
Đến nay, tổng diện tích cây lương thực có hạt toàn huyện trên 4.000 ha. Tổng sản lương lương thực có hạt hàng năm đạt trên 17.000 tấn. Đặc biệt, chủ trương về chuyển đổi các diện tích đất nương kém hiệu quả sang trồng ngô được người dân đồng lòng hưởng ứng, từ những nương ngô của cán bộ, đảng viên, của phụ nữ, thanh niên. Đến nay, ở tất cả các xã, việc chuyển đổi lúa nương năng suất thấp sang trồng ngô đồi trở thành phong trào thi đua sôi nổi, cũng nhờ thành công của công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật mà tạo nên thành công của việc phát triển trồng ngô đồi.
Giờ đây, dọc con đường lên huyện hay tận non cao Tà Xi Láng, đâu đâu cũng có những triền đồi ngô xanh bất tận. Đặc biệt, địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất ngô tập trung như vùng ngô ở các xã Tà Xi Láng, Trạm Tấu, Pá Hu, Xà Hồ… Cây ngô đã khẳng định hiệu quả kinh tế là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Riêng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, ngay từ những ngày đầu thành lập huyện, phát triển kinh tế rừng gắn với lợi ích phòng hộ đã được huyện đặc biệt quan tâm. Năm 1972, huyện đã hoàn thành căn bản việc điều tra khoanh núi, nuôi rừng. Thông qua đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể đã kiên trì giáo dục đồng bào dân tộc hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của rừng và thấy rõ trách nhiệm của mình với rừng, từ đó thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng (BVR).
Từ đó đến nay, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn mang tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, đến nay, huyện đã thực hiện tốt cơ chế khuyến khích những hộ tham gia trồng và BVR. Toàn huyện cơ bản bảo vệ tốt gần 33.000 ha rừng tự nhiên, công tác trồng rừng, đặc biệt là rừng kinh tế được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Công tác quản lý BVR và phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt. Công tác phòng chống cháy rừng, BVR được đặc biệt quan tâm, cán bộ kiểm lâm về tận cơ sở hướng dẫn nhân dân đốt nương đúng cách; đồng thời, triển khai đến từng hộ dân ký cam kết phòng chống cháy rừng, BVR với những nội dung cụ thể, đi đôi với đó là nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Qua đó, tình trạng cháy rừng trên địa bàn huyện giảm hẳn, người dân nêu cao ý thức trách nhiệm mỗi khi đốt nương làm rẫy.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được huyện đặc biệt quan tâm chú trọng, ngay từ những năm 1972 huyện đã xây dựng 4 hợp tác xã chăn nuôi bò tập thể với số lượng gần 200 con. Ngoài ra, các hợp tác xã còn tổ chức các nhóm chăn nuôi gia súc gia cầm, trải qua quá trình phát triển cũng đã khẳng định tầm quan trọng của chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp nhân dân chủ động trong sức kéo phục vụ sản xuất mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Vì vậy, suốt thời gian qua, huyện luôn chủ động công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng trừ dịch bệnh, giúp chăn nuôi luôn phát triển ổn định.
Đặc biệt, chủ trương làm chuồng nuôi nhốt gia súc, trồng cỏ và cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông được Đảng bộ chính quyền các xã đặc biệt quan tâm, từ sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên đến nay người dân đã tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm khô, làm chuồng trại. Các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế. Tổng đàn gia súc chính hiện đạt 29.182 con.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng nhiều chính sách ưu đãi cho vùng cao, các chương trình như 134, 135, 30a, các chính sách đặc thù của tỉnh về giao thông, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã lập nên nhiều kỳ tích. Những cung đường của ý Đảng, lòng dân vượt núi, băng rừng vươn xa đến những bản làng nơi sơn cùng thủy tận.
Trong đó, nhiều cung đường được nhắc đến như những huyền thoại như: Tà Xi Láng, Làng Nhì, Trạm Tấu - Bắc Yên, hệ thống đường liên thôn, bản liên hoàn phá thế độc đạo, thay đổi diện mạo vùng cao. Đường tới đâu ở đó có những cơ sở hạ tầng khang trang phục vụ nhu cầu dân sinh như: trạm y tế, trường học, điện lưới quốc gia thắp sáng bản làng. Đặc biệt, nông sản người dân làm ra không còn là "tự cung, tự cấp" mà trở thành hàng hóa, tư thương lên tận bản thu mua. Hệ thống đường giao thông mở rộng, kiên cố hóa là đòn bẩy để huyện Trạm Tấu xóa đói giảm nghèo.
Giáo dục và đào tạo cũng luôn được huyện coi là quốc sách hàng đầu. Từ chỗ chỉ có 38 lớp với 434 học sinh (năm học 1964 - 1965), chỉ có 594 học sinh học vỡ lòng, 102 học sinh cấp một và 102 cán bộ học bổ túc văn hóa, các lớp học đầu tiên là tranh tre, nứa lá, đến nay, toàn huyện đã có 26 trường, 350 lớp và 10.364 học sinh các cấp, trường lớp kiên cố hóa. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, chất lượng giáo dục đã từng bước nâng lên.
Nếp sống văn hóa mới được triển khai đồng bộ. 100% các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước. Từ sự gương mẫu đi đầu của cán bộ đảng viên đã thực hiện thành công công tác tuyên truyền, vận động. Đồng bào đã xóa bỏ những tập tục lạc hậu, người chết cho vào quan tài và chôn trước 48 tiếng, tệ thách cưới giảm, nhiều hộ làm chuồng nuôi nhốt gia súc ra xa nhà ở và làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, đồng bào đã ăn chung một tết cùng các dân tộc khác.
53 năm xây dựng và trưởng thành, ghi lại chặng đường đầy gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang của quân và dân Trạm Tấu. Kết quả đó là động lực để Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục vững tin xây dựng huyện vùng cao vững mạnh toàn diện.
1585 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
53 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy tinh thần đoàn kết quật cường, đánh đuổi giặc ngoại xâm với lối chiến tranh du kích làm nên chiến thắng Kế Khấu Ly huyền thoại, góp sức mình cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giải phóng quê hương. Trạm Tấu có tổng diện tích 742 km2 với 11 dân tộc anh em cùng chung sống. Với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Trạm Tấu như một bức tranh sơn thủy hữu tình với ngút ngàn thông xanh, những đám mây bay rập rờn đỉnh núi, thác nước tung bọt trắng xóa và những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ - kiệt tác của đất trời và bàn tay, khối óc con người vùng cao. Những sản vật như: sơn tra, măng ớt, chè Shan Phình Hồ, khoai sọ, gạo nương... đã và đang khẳng định hiệu quả kinh tế, giúp đồng bào vùng cao xây dựng thương hiệu nông sản sạch, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
53 năm, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu đã phát huy tinh thần đoàn kết quật cường, đánh đuổi giặc ngoại xâm với lối chiến tranh du kích làm nên chiến thắng Kế Khấu Ly huyền thoại, góp sức mình cùng cả tỉnh, cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giải phóng quê hương.
Nhìn lại những ngày đầu thành lập huyện với bao khó khăn, thử thách, toàn Đảng bộ có 13 chi bộ và 2 tổ Đảng (kể cả chi bộ cơ quan) với 127 đồng chí. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện Trạm Tấu vẫn luôn quan tâm chăm lo đến công tác bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới theo hướng nâng cao số lượng và chất lượng theo từng năm, đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên khối nông thôn, đảng viên nữ và đảng viên là người dân tộc. Đến nay, Đảng bộ đã có 30 chi, đảng bộ cơ sở, 115 chi bộ trực thuộc Đảng ủy, tổng số đảng viên 1.986 đồng chí.
Bên cạnh đó, Đảng bộ luôn đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kịp thời xử lý những đảng viên vi phạm khuyết điểm, qua đó kịp thời giáo dục tư tưởng cho đảng viên, góp phần xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh từ cơ sở. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, hoạt động của HĐND - UBND các cấp có chuyển biến tích cực, quản lý, điều hành thực hiện các chủ trương của Đảng bộ, nghị quyết của HĐND. Các thủ tục hành chính đang từng bước được cải cách.
Vai trò lãnh đạo của Đảng được khẳng định. Sức mạnh của từng hạt nhân chính trị ở cơ sở được phát huy, khiến vùng cao Trạm Tấu có nhiều thay da đổi thịt. Từ một miền rừng núi heo hút, đồng bào sống dựa vào rừng, chủ yếu gieo trồng cây lương thực trên diện tích nương dốc, tập quán canh tác lạc hậu, đói nghèo đeo đẳng.
Với những nỗ lực không ngừng, các cán bộ ngành nông nghiệp huyện đã nghiên cứu thực tiễn, lựa chọn được những giống cây trồng có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, cùng với phương châm "3 cùng” với dân, cả hệ thống chính trị cùng xuống ruộng, lên nương vận động nhân dân khai hoang ruộng nước, bỏ cây trồng năng suất thấp sang trồng ngô đồi, vận động nhân dân làm 2 vụ/năm đã xóa đi hình ảnh những thửa ruộng hoang trơ gốc rạ, thay vào đó là những nương ngô, triền đồi màu mỡ xanh tươi.
Đến nay, tổng diện tích cây lương thực có hạt toàn huyện trên 4.000 ha. Tổng sản lương lương thực có hạt hàng năm đạt trên 17.000 tấn. Đặc biệt, chủ trương về chuyển đổi các diện tích đất nương kém hiệu quả sang trồng ngô được người dân đồng lòng hưởng ứng, từ những nương ngô của cán bộ, đảng viên, của phụ nữ, thanh niên. Đến nay, ở tất cả các xã, việc chuyển đổi lúa nương năng suất thấp sang trồng ngô đồi trở thành phong trào thi đua sôi nổi, cũng nhờ thành công của công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật mà tạo nên thành công của việc phát triển trồng ngô đồi.
Giờ đây, dọc con đường lên huyện hay tận non cao Tà Xi Láng, đâu đâu cũng có những triền đồi ngô xanh bất tận. Đặc biệt, địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất ngô tập trung như vùng ngô ở các xã Tà Xi Láng, Trạm Tấu, Pá Hu, Xà Hồ… Cây ngô đã khẳng định hiệu quả kinh tế là loại cây xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Riêng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, ngay từ những ngày đầu thành lập huyện, phát triển kinh tế rừng gắn với lợi ích phòng hộ đã được huyện đặc biệt quan tâm. Năm 1972, huyện đã hoàn thành căn bản việc điều tra khoanh núi, nuôi rừng. Thông qua đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể đã kiên trì giáo dục đồng bào dân tộc hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của rừng và thấy rõ trách nhiệm của mình với rừng, từ đó thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng (BVR).
Từ đó đến nay, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn mang tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, đến nay, huyện đã thực hiện tốt cơ chế khuyến khích những hộ tham gia trồng và BVR. Toàn huyện cơ bản bảo vệ tốt gần 33.000 ha rừng tự nhiên, công tác trồng rừng, đặc biệt là rừng kinh tế được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Công tác quản lý BVR và phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt. Công tác phòng chống cháy rừng, BVR được đặc biệt quan tâm, cán bộ kiểm lâm về tận cơ sở hướng dẫn nhân dân đốt nương đúng cách; đồng thời, triển khai đến từng hộ dân ký cam kết phòng chống cháy rừng, BVR với những nội dung cụ thể, đi đôi với đó là nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Qua đó, tình trạng cháy rừng trên địa bàn huyện giảm hẳn, người dân nêu cao ý thức trách nhiệm mỗi khi đốt nương làm rẫy.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được huyện đặc biệt quan tâm chú trọng, ngay từ những năm 1972 huyện đã xây dựng 4 hợp tác xã chăn nuôi bò tập thể với số lượng gần 200 con. Ngoài ra, các hợp tác xã còn tổ chức các nhóm chăn nuôi gia súc gia cầm, trải qua quá trình phát triển cũng đã khẳng định tầm quan trọng của chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp nhân dân chủ động trong sức kéo phục vụ sản xuất mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Vì vậy, suốt thời gian qua, huyện luôn chủ động công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phòng trừ dịch bệnh, giúp chăn nuôi luôn phát triển ổn định.
Đặc biệt, chủ trương làm chuồng nuôi nhốt gia súc, trồng cỏ và cây rơm dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông được Đảng bộ chính quyền các xã đặc biệt quan tâm, từ sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên đến nay người dân đã tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm khô, làm chuồng trại. Các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được khống chế. Tổng đàn gia súc chính hiện đạt 29.182 con.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng nhiều chính sách ưu đãi cho vùng cao, các chương trình như 134, 135, 30a, các chính sách đặc thù của tỉnh về giao thông, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã lập nên nhiều kỳ tích. Những cung đường của ý Đảng, lòng dân vượt núi, băng rừng vươn xa đến những bản làng nơi sơn cùng thủy tận.
Trong đó, nhiều cung đường được nhắc đến như những huyền thoại như: Tà Xi Láng, Làng Nhì, Trạm Tấu - Bắc Yên, hệ thống đường liên thôn, bản liên hoàn phá thế độc đạo, thay đổi diện mạo vùng cao. Đường tới đâu ở đó có những cơ sở hạ tầng khang trang phục vụ nhu cầu dân sinh như: trạm y tế, trường học, điện lưới quốc gia thắp sáng bản làng. Đặc biệt, nông sản người dân làm ra không còn là "tự cung, tự cấp" mà trở thành hàng hóa, tư thương lên tận bản thu mua. Hệ thống đường giao thông mở rộng, kiên cố hóa là đòn bẩy để huyện Trạm Tấu xóa đói giảm nghèo.
Giáo dục và đào tạo cũng luôn được huyện coi là quốc sách hàng đầu. Từ chỗ chỉ có 38 lớp với 434 học sinh (năm học 1964 - 1965), chỉ có 594 học sinh học vỡ lòng, 102 học sinh cấp một và 102 cán bộ học bổ túc văn hóa, các lớp học đầu tiên là tranh tre, nứa lá, đến nay, toàn huyện đã có 26 trường, 350 lớp và 10.364 học sinh các cấp, trường lớp kiên cố hóa. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, chất lượng giáo dục đã từng bước nâng lên.
Nếp sống văn hóa mới được triển khai đồng bộ. 100% các thôn bản xây dựng hương ước, quy ước. Từ sự gương mẫu đi đầu của cán bộ đảng viên đã thực hiện thành công công tác tuyên truyền, vận động. Đồng bào đã xóa bỏ những tập tục lạc hậu, người chết cho vào quan tài và chôn trước 48 tiếng, tệ thách cưới giảm, nhiều hộ làm chuồng nuôi nhốt gia súc ra xa nhà ở và làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, đồng bào đã ăn chung một tết cùng các dân tộc khác.
53 năm xây dựng và trưởng thành, ghi lại chặng đường đầy gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang của quân và dân Trạm Tấu. Kết quả đó là động lực để Đảng bộ huyện Trạm Tấu tiếp tục vững tin xây dựng huyện vùng cao vững mạnh toàn diện.