Không phải địa phương nằm trong vùng trọng điểm thiên tai nhưng hầu như năm nào, tỉnh Yên Bái cũng phải gánh chịu những thiệt hại về người và của. Mùa mưa lũ năm 2015 đang đến gần và được dự báo rất khắc nghiệt, các cấp chính quyền và người dân cần sẵn sàng nêu cao tinh thần chủ động phòng ngừa, tích cực ứng phó để giảm thiểu tới mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.
Người dân cần kiên cố lại nhà cửa đề phòng mưa đá, lốc xoáy.
Năm 2014, tình hình mưa lũ trên các sông,
suối trong tỉnh diễn ra ít khắc nghiệt hơn so với những năm trước. Trong năm,
có 20 đợt không khí lạnh, 9 trận mưa vừa, mưa to kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt
hại lớn về người và tài sản. Tuy có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cùng
toàn thể nhân dân nhưng thiên tai đã làm 2 người chết, 2 người bị thương; 3.164
ngôi nhà bị sập và tốc mái, trong đó, có 23 bị sập hoàn toàn, 172 nhà bị tốc
mái, hư hỏng trên 50%, 400 nhà tốc mái nhẹ, 143 nhà hư hỏng do sạt lở đất; 4 cơ
sở công cộng bị tốc mái; thiệt hại 882,75ha lúa, 357,89ha ngô, trên 800 con gia
súc, gia cầm. Mưa bão cũng đã làm hư hỏng 34 công trình thủy lợi, một số tuyến
quốc lộ, tỉnh lộ bị sụt ta luy dương và hư hỏng hạ lưu 1 ngầm tràn…, gây thiệt
hại trên 23 tỷ đồng, trong đó: thiệt hại về giao thông 7 tỷ đồng, thiệt hại về
thủy lợi 5 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản của nhân dân 3 tỷ đồng, thiệt hại về
nông nghiệp 7 tỷ đồng, thiệt hại về máy móc, tài sản 1,6 tỷ đồng.
Năm 2015, thời tiết được dự báo có nhiều
diễn biến phức tạp, sẽ có từ 6 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực
tiếp đến nước ta. Tỉnh Yên Bái có thể bị ảnh hưởng từ 3 đến 5 cơn bão. Một số
huyện có khả năng có mưa lũ lớn xảy ra. Do vậy, sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng đối
phó với thiên tai là một đòi hỏi cấp bách đối với các cấp, các ngành và mỗi người
dân.
Với mục tiêu “giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra”, ngay từ bây giờ, các sở,
ban, ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai; rà soát, xác
định các vùng nguy hiểm khi xảy ra mưa bão trên địa bàn, chủ động thực hiện các
phương án di dời dân cư, chuẩn bị phương án sơ tán dân khi cần thiết, trong năm
2015, sẽ di dời 363 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm. Các địa phương cũng cần rà soát,
kiểm tra, đánh giá chất lượng đê điều, hồ, đập, chủ động sửa chữa, khắc phục
các sự cố trước mùa mưa bão.
Các địa phương cần rà soát, xác định
các vùng nguy hiểm, sạt lở đất để có phương án di dời dân.
Đối với các hồ chứa lớn như: Thác Bà, Từ
Hiếu, Đầm Hậu (huyện Trấn Yên) và hệ thống hồ chứa huyện Văn Yên, Yên Bình… cần
bảo vệ nghiêm ngặt, tu bổ bảo dưỡng máy móc, huấn luyện lực lượng vận hành ở tư
thế sẵn sàng tham gia chống lũ; đồng thời, cần có phương án xử lý sự cố để bảo
đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của nhân dân ở vùng thượng, hạ du.
Các đơn vị cần có kế hoạch quản lý, củng cố và hộ đê đối với 10 tuyến đê bao và
các tuyến kè sông suối.
Để phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, các địa
phương cần giải phóng ngay các công trình kiến trúc và các vật cản như tre, gỗ…
ở tất cả các khe, suối. Đặc biệt chú ý các suối ở thành phố Yên Bái, Ngòi Thia,
Ngòi Nhì ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Đối với công tác bảo vệ hậu phương,
cần có kế hoạch phòng, chống và di dân ở những vùng thường xuyên bị ngập lụt
như: thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và vùng lòng hồ Thác Bà; vận động nhân
dân mua sắm thuyền, bè, mảng… phục vụ di chuyển nhanh, an toàn khi có mưa bão
xảy ra. Mỗi gia đình ít nhất phải chuẩn bị 5 ngày lương thực, thực phẩm cho
tiêu dùng tại chỗ; cần có kế hoạch bảo vệ sức khỏe con người, gia súc, gia cầm,
cây giống… để kịp thời sản xuất sau lũ. Sở Giao thông vận tải đã có kế hoạch bảo
đảm giao thông thông suốt cho các tuyến đường trọng điểm, chuẩn bị sẵn sàng vật
tư, phương tiện, lực lượng ứng cứu và thay thế khi có sự cố giao thông xảy ra.
Sở Công thương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố dự phòng các mặt
hàng thiết yếu, thực hiện cung ứng hàng cho vùng xảy ra thiên tai, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa.
Sở Thông tin và Truyền thông lên kế hoạch
bảo đảm thông tin thông suốt trong mọi tình huống từ tỉnh đến các địa phương,
nhất là tại những vùng thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đài Khí
tượng Thủy văn nâng cần cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo sớm các
khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, cung
cấp kịp thời các số liệu vê dòng chảy, mưa lũ cho Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh và các ban, ngành, địa phương để kịp
thời đối phó với mọi diễn biến của thiên tai. Chuẩn bị các phương án đối phó
với thiên tai trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại
chỗ, hậu cần tại chỗ, lực lượng tại chỗ và phương tiện tại chỗ) để chủ động đối
phó với mọi tình huống; củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão
- TKCN từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức ứng trực 24/24 giờ để có những thông tin,
quyết sách kịp thời giảm thiểu thiệt hại về người và của…
2222 lượt xem
(Theo Báo Yên Bái)
Không phải địa phương nằm trong vùng trọng điểm thiên tai nhưng hầu như năm nào, tỉnh Yên Bái cũng phải gánh chịu những thiệt hại về người và của. Mùa mưa lũ năm 2015 đang đến gần và được dự báo rất khắc nghiệt, các cấp chính quyền và người dân cần sẵn sàng nêu cao tinh thần chủ động phòng ngừa, tích cực ứng phó để giảm thiểu tới mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.
.ExternalClass6BBE91A8E2964FC4801DD565CA042874 .shape {
}
Năm 2014, tình hình mưa lũ trên các sông,
suối trong tỉnh diễn ra ít khắc nghiệt hơn so với những năm trước. Trong năm,
có 20 đợt không khí lạnh, 9 trận mưa vừa, mưa to kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt
hại lớn về người và tài sản. Tuy có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cùng
toàn thể nhân dân nhưng thiên tai đã làm 2 người chết, 2 người bị thương; 3.164
ngôi nhà bị sập và tốc mái, trong đó, có 23 bị sập hoàn toàn, 172 nhà bị tốc
mái, hư hỏng trên 50%, 400 nhà tốc mái nhẹ, 143 nhà hư hỏng do sạt lở đất; 4 cơ
sở công cộng bị tốc mái; thiệt hại 882,75ha lúa, 357,89ha ngô, trên 800 con gia
súc, gia cầm. Mưa bão cũng đã làm hư hỏng 34 công trình thủy lợi, một số tuyến
quốc lộ, tỉnh lộ bị sụt ta luy dương và hư hỏng hạ lưu 1 ngầm tràn…, gây thiệt
hại trên 23 tỷ đồng, trong đó: thiệt hại về giao thông 7 tỷ đồng, thiệt hại về
thủy lợi 5 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản của nhân dân 3 tỷ đồng, thiệt hại về
nông nghiệp 7 tỷ đồng, thiệt hại về máy móc, tài sản 1,6 tỷ đồng.
Năm 2015, thời tiết được dự báo có nhiều
diễn biến phức tạp, sẽ có từ 6 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực
tiếp đến nước ta. Tỉnh Yên Bái có thể bị ảnh hưởng từ 3 đến 5 cơn bão. Một số
huyện có khả năng có mưa lũ lớn xảy ra. Do vậy, sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng đối
phó với thiên tai là một đòi hỏi cấp bách đối với các cấp, các ngành và mỗi người
dân.
Với mục tiêu “giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại về người, tài sản do thiên tai mưa lũ gây ra”, ngay từ bây giờ, các sở,
ban, ngành, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó với thiên tai; rà soát, xác
định các vùng nguy hiểm khi xảy ra mưa bão trên địa bàn, chủ động thực hiện các
phương án di dời dân cư, chuẩn bị phương án sơ tán dân khi cần thiết, trong năm
2015, sẽ di dời 363 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm. Các địa phương cũng cần rà soát,
kiểm tra, đánh giá chất lượng đê điều, hồ, đập, chủ động sửa chữa, khắc phục
các sự cố trước mùa mưa bão.
Các địa phương cần rà soát, xác định
các vùng nguy hiểm, sạt lở đất để có phương án di dời dân.
Đối với các hồ chứa lớn như: Thác Bà, Từ
Hiếu, Đầm Hậu (huyện Trấn Yên) và hệ thống hồ chứa huyện Văn Yên, Yên Bình… cần
bảo vệ nghiêm ngặt, tu bổ bảo dưỡng máy móc, huấn luyện lực lượng vận hành ở tư
thế sẵn sàng tham gia chống lũ; đồng thời, cần có phương án xử lý sự cố để bảo
đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản của nhân dân ở vùng thượng, hạ du.
Các đơn vị cần có kế hoạch quản lý, củng cố và hộ đê đối với 10 tuyến đê bao và
các tuyến kè sông suối.
Để phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, các địa
phương cần giải phóng ngay các công trình kiến trúc và các vật cản như tre, gỗ…
ở tất cả các khe, suối. Đặc biệt chú ý các suối ở thành phố Yên Bái, Ngòi Thia,
Ngòi Nhì ở huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. Đối với công tác bảo vệ hậu phương,
cần có kế hoạch phòng, chống và di dân ở những vùng thường xuyên bị ngập lụt
như: thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và vùng lòng hồ Thác Bà; vận động nhân
dân mua sắm thuyền, bè, mảng… phục vụ di chuyển nhanh, an toàn khi có mưa bão
xảy ra. Mỗi gia đình ít nhất phải chuẩn bị 5 ngày lương thực, thực phẩm cho
tiêu dùng tại chỗ; cần có kế hoạch bảo vệ sức khỏe con người, gia súc, gia cầm,
cây giống… để kịp thời sản xuất sau lũ. Sở Giao thông vận tải đã có kế hoạch bảo
đảm giao thông thông suốt cho các tuyến đường trọng điểm, chuẩn bị sẵn sàng vật
tư, phương tiện, lực lượng ứng cứu và thay thế khi có sự cố giao thông xảy ra.
Sở Công thương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố dự phòng các mặt
hàng thiết yếu, thực hiện cung ứng hàng cho vùng xảy ra thiên tai, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa.
Sở Thông tin và Truyền thông lên kế hoạch
bảo đảm thông tin thông suốt trong mọi tình huống từ tỉnh đến các địa phương,
nhất là tại những vùng thường xuyên bị ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Đài Khí
tượng Thủy văn nâng cần cao chất lượng dự báo, đặc biệt là việc dự báo sớm các
khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thời tiết, cung
cấp kịp thời các số liệu vê dòng chảy, mưa lũ cho Ban Chỉ huy phòng, chống
thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh và các ban, ngành, địa phương để kịp
thời đối phó với mọi diễn biến của thiên tai. Chuẩn bị các phương án đối phó
với thiên tai trên địa bàn theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại
chỗ, hậu cần tại chỗ, lực lượng tại chỗ và phương tiện tại chỗ) để chủ động đối
phó với mọi tình huống; củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão
- TKCN từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức ứng trực 24/24 giờ để có những thông tin,
quyết sách kịp thời giảm thiểu thiệt hại về người và của…