Ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Yên Bái là điểm dừng chân của các dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em với dân số trên 780.000 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%.
Dân tộc Thái Mường Lò
Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở huyện Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay ở huyện Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn; người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng huyện Văn Yên...
Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao và vùng thấp và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng. Người Mông ở vùng cao có ngôi nhà truyền thống là nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà sàn với nền văn minh lúa nước; người Dao cư trú rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có 3 loại hình nhà ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất...
Tiếng nói của 30 dân tộc sinh sống ở Yên Bái thuộc các ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán Tạng.
* Ngữ hệ Nam Á:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Dân tộc Kinh, Mường.
+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Sán Chay, Bố Y.
+ Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao: Dân tộc Mông, Dao.
+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me: Dân tộc Khơ Mú, Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Giẻ Triêng, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, MNông, HRê.
* Ngữ hệ Nam Đảo:
+ Nhóm ngôn ngữ Mlayô – Phôlinêxia: Dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm.
* Ngữ hệ Hán – Tạng
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: Dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Dân tộc Phù Lá, Hà Nhì, Lô Lô.
Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Yên Bái, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống chọi giặc giã. Từ khi có Đảng, truyền thống vẻ vang đó càng được hun đúc và trở thành sức mạnh to lớn cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và giải phóng miền Nam thông nhất đất nước để vững bước đi lên trong thời kỳ đổi mới.
14748 lượt xem
Ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Yên Bái là điểm dừng chân của các dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc Bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay, vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em với dân số trên 780.000 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 54%, dân tộc Tày chiếm 17%, dân tộc Dao chiếm 9,1%, dân tộc Mông chiếm 8,1%, dân tộc Thái chiếm 6,1%.
Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở huyện Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay ở huyện Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn; người Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng huyện Văn Yên...
Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao và vùng thấp và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng. Người Mông ở vùng cao có ngôi nhà truyền thống là nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà sàn với nền văn minh lúa nước; người Dao cư trú rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có 3 loại hình nhà ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất...
Tiếng nói của 30 dân tộc sinh sống ở Yên Bái thuộc các ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán Tạng.
* Ngữ hệ Nam Á:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: Dân tộc Kinh, Mường.
+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Dân tộc Tày, Thái, Nùng, Giáy, Sán Chay, Bố Y.
+ Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao: Dân tộc Mông, Dao.
+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me: Dân tộc Khơ Mú, Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Giẻ Triêng, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, MNông, HRê.
* Ngữ hệ Nam Đảo:
+ Nhóm ngôn ngữ Mlayô – Phôlinêxia: Dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm.
* Ngữ hệ Hán – Tạng
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: Dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Dân tộc Phù Lá, Hà Nhì, Lô Lô.
Cùng chung sống lâu đời trên vùng đất Yên Bái, đồng bào các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống chọi giặc giã. Từ khi có Đảng, truyền thống vẻ vang đó càng được hun đúc và trở thành sức mạnh to lớn cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và giải phóng miền Nam thông nhất đất nước để vững bước đi lên trong thời kỳ đổi mới.